GIÁO ÁN BÀI THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Làm văn. THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ   I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Làm văn.

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :           

– Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luân bác bỏ.     

– Cách bác bỏ.     

LỚP 11A6 :

– Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luân bác bỏ.     

– Cách bác bỏ.     

– Sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

b. Kĩ năng                       

– Nhận diện, chỉ ra tính hợp lí, đặc sắc của cách bác bỏ trong văn bản.     

– Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến không có lí.

c. Tư duy, thái độ                        

– Yêu thích môn học, ý thức khi tham  gia tranh luận bác bỏ.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

 

2. Kiểm tra bài cũ:

– Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn thơ: “Mau đi thôi…cắn vào ngươi”. Phân tích một/một số câu thơ mà em yêu thích trong đoạn đó.

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

Lập luận bác bỏ rất cần thiết trong đời sống hiện nay, khi mà trong xã hội không khỏi những nhận định sai lầm, lệch lạc thậm chí phản cả các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội…Vì vậy chúng ta phải kịp thời bác bỏ nhận định đó để bảo vệ các chân lí. Muốn bác bỏ ý kiến người khác cần phải có tri thức, biết cách bác bỏ. Để làm được điều này, ta tìm hiểu bài : thao tác lập luận bác bỏ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

Hoạt động của GV và HS        Nội dung cần đạt

Tìm hiểu mục I.sgk

GV yêu cầu hs tra từ điển TV nghĩa của từ bác bỏ, phản bác.

 

Từ sự tra cứu đó,gv hình thành khái niệm cho hs bằng cách xét ví dụ trong sách

 

Vì sao ta lại dùng thao tác lập luận bác bỏ?

Thái độ của chúng ta khi bác bỏ ý kiến của một ai đó phải ntn?

 

Tìm hiểu mục II.sgk

Gv cho hs đọc tất cả những ví dụ trong SGK và tìm hiểu nội dung cơ bản của chúng và trả lời những câu hỏi nêu bên dưới sau khi đã thảo luận thống nhất.

Hs phải chỉ được luận điểm nào bị bác bỏ và bác bỏ bằng cách nào?

Hs thảo luận và trả lời.

GV hướng dẫn hs đọc và làm theo yêu cầu của bài.

* Nl 1:

Luận điểm bác bỏ: Nguyễn Du là con bệnh thần kinh.

– bác bỏ bằng cách phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du và trí tưởng tượng của các thi sĩ khác.

* Nl2:

– Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái: Tiếng nước mình nghèo nàn.

– Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến không có cơ sở mà bằng so sánh hai nền văn học Việt Trung để nêu câu hỏi tu từ:

“Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người”.

* Nl3:

– Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”

– Bác bỏ: bằng cách phân tích tác hại đầu đọc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.

– Hãy nêu cách thức làm một bài văn nghị luận bác bỏ?

          I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

  1/Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ

-Bác bỏ: bác đi, gạt đi, không chấp nhận ý kiến.

-Phản bác:Gạt bỏ bằng lí lẽ ý kiến,quan điểm của người khác

Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe,người đọc

  2/Mục đích

Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật.

  3/Yêu cầu

Chỉ ra cái sai hiển nhiên đó

Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái.

Cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận.

II. Cách bác bỏ

  1/Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ

– Mở bài:Nêu rõ ý kiến sai lệch

– Thân bài:Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ

– Kết bài:Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết

  2/Cách thức bác bỏ

– Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận,hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm

– Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình

  3/Giọng điệu của văn NL bác bỏ

– Rắn rỏi,dứt khoát

– Mang tính chiến đấu,có tính thuyết phục cao

 

III. Luyện tập

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1 (trang 27 sgk ngữ văn 11 tập 2):

– Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”

– Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ

* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:

– Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn

+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”

+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được… chịu đổi cứng ra mềm”

+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn… thật là xứng đáng”

– Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp

– Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến.

Câu 2 (trang 27 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Bác bỏ: “Không kết bạn với những người học yếu”

MB: Nêu rằng có nhiều quan niệm và tiêu chuẩn để chọn bạn, tuy nhiên nếu có quan niệm sai về tình bạn: “Không nên kết bạn với các bạn yếu”

TB:

– Trình bày những khía cạnh của tình bạn chân chính

– Bác bỏ quan niệm sai lầm không thể kết bạn với những người học yếu

– Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả, không nâng đỡ bạn)

– Không tạo nên sự hòa đồng, thân thiện trong môi trường lớp học, vô tình đẩy những bạn yếu vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc…

– Nêu quan niệm đúng đắn của mình: mở rộng tấm lòng, chia sẻ, đồng cảm với bạn, để bạn tiến bộ

KB: Nêu ý nghĩa về tình bạn, khẳng định việc chơi với các bạn học yếu không phải là điều xấu.

 

Bài tập 1(tr.31)

  1/Đoạn 1: Có quan niệm cho rằng cuộc sống riêng của mỗi người là đầy đủ tiện nghi, được bao bọc cẩn thận trong êm ấm và tuyệt đối không cần phải hiểu biết gì nhiều về xung quanh.                

Ý kiến bác bỏ: Cho đó là sai lầm bởi  vì nó làm nghèo nàn đi tâm hồn con người,con người sẽ không có khả năng tự bảo vệ mình khi đối diện với muôn vàn khó khăn của cuộc sống và như thế con người sẽ không thấy được giá trị của hạnh phúc

  2/Đoạn 2: Ý bác bỏ thứ nhất thể hiện qua dạng câu hỏi tu từ biểu hiện cho thái độ khiêm tốn của QT.               

Ý bác bỏ thứ hai cho thấy rằng QT chỉ rõ được thái độ chưa hợp tác của các sĩ phu Bắc Hà chứ một đất nước không thể không có người tài, không có người trung thành tín nghĩa.

Bài tập 2 (tr.32)

  1/Bác bỏ quan niệm thứ nhất: Nếu học thuộc nhiều sách,học thuộc nhiều thơ thì chỉ làm cho kiến thức chúng ta thêm phong phú chứ không thể rèn luyện tư duy,khả năng sáng tạo của người viết vì thế khi viết văn dễ sa vào rập khuôn, máy móc, thói khoe chữ cầu kì

  2/Đề xuất vài kinh nghiệm:

– Đọc nhiều sách,nhớ những dẫn chứng hay.

– Rèn khả năng hành văn.

– Tìm tòi, phát hiện cái mới.

 

 

 

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

Câu 3 (Trang 31 sgk ngữ văn 11 tập 2):

MB: Bác bỏ quan niệm sống “Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, uống rượu, hút thuốc, vào vũ trường, thế mới là sống sành điệu

TB: Nêu tình trạng của quan niệm sống thanh niên, học sinh phải biết nhuộm tóc, hút thuốc, vào vũ trường mới là sành điệu …

– Chỉ ra nguyên nhân của lối sống này

– Vấn đề cần bác bỏ: bản chất của quan niệm sống ấy thực ra là lười biếng, muốn thụ hưởng, sống vô trách nhiệm

– Cách bác bỏ: nêu ra lý lẽ, trích dẫn thực tế

– Nêu ra quan niệm sống đúng đắn, khoa học: cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập là không ngừng học tập để có tri thức hiện đại, không ngừng rèn luyện để có sức khỏe tốt, có vốn hiểu biết và thích ứng nhanh với cuộc sống.

KB: Phê phán lối sống, quan niệm sống sai trái. Bài học rút ra từ quan niệm trên. Mở rộng, liên hệ thực tế.

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố

– Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ, mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ, cách bác bỏ.

2. Dặn dò

– Tự xây dựng một số tình huống và vận dụng kiến thức, kĩ năng để bác bỏ.

– Soạn bài mới: Tràng giang (Huy Cận).

Làm văn.

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :           

– Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luân bác bỏ.     

– Cách bác bỏ.     

LỚP 11A6 :

– Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luân bác bỏ.     

– Cách bác bỏ.     

– Sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

b. Kĩ năng                       

– Nhận diện, chỉ ra tính hợp lí, đặc sắc của cách bác bỏ trong văn bản.     

– Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến không có lí.

c. Tư duy, thái độ                        

– Yêu thích môn học, ý thức khi tham  gia tranh luận bác bỏ.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

 

2. Kiểm tra bài cũ:

– Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn thơ: “Mau đi thôi…cắn vào ngươi”. Phân tích một/một số câu thơ mà em yêu thích trong đoạn đó.

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

Lập luận bác bỏ rất cần thiết trong đời sống hiện nay, khi mà trong xã hội không khỏi những nhận định sai lầm, lệch lạc thậm chí phản cả các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội…Vì vậy chúng ta phải kịp thời bác bỏ nhận định đó để bảo vệ các chân lí. Muốn bác bỏ ý kiến người khác cần phải có tri thức, biết cách bác bỏ. Để làm được điều này, ta tìm hiểu bài : thao tác lập luận bác bỏ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

Hoạt động của GV và HS        Nội dung cần đạt

Tìm hiểu mục I.sgk

GV yêu cầu hs tra từ điển TV nghĩa của từ bác bỏ, phản bác.

 

Từ sự tra cứu đó,gv hình thành khái niệm cho hs bằng cách xét ví dụ trong sách

 

Vì sao ta lại dùng thao tác lập luận bác bỏ?

Thái độ của chúng ta khi bác bỏ ý kiến của một ai đó phải ntn?

 

Tìm hiểu mục II.sgk

Gv cho hs đọc tất cả những ví dụ trong SGK và tìm hiểu nội dung cơ bản của chúng và trả lời những câu hỏi nêu bên dưới sau khi đã thảo luận thống nhất.

Hs phải chỉ được luận điểm nào bị bác bỏ và bác bỏ bằng cách nào?

Hs thảo luận và trả lời.

GV hướng dẫn hs đọc và làm theo yêu cầu của bài.

* Nl 1:

Luận điểm bác bỏ: Nguyễn Du là con bệnh thần kinh.

– bác bỏ bằng cách phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du và trí tưởng tượng của các thi sĩ khác.

* Nl2:

– Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái: Tiếng nước mình nghèo nàn.

– Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến không có cơ sở mà bằng so sánh hai nền văn học Việt Trung để nêu câu hỏi tu từ:

“Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người”.

* Nl3:

– Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”

– Bác bỏ: bằng cách phân tích tác hại đầu đọc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.

– Hãy nêu cách thức làm một bài văn nghị luận bác bỏ?

          I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

  1/Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ

-Bác bỏ: bác đi, gạt đi, không chấp nhận ý kiến.

-Phản bác:Gạt bỏ bằng lí lẽ ý kiến,quan điểm của người khác

Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe,người đọc

  2/Mục đích

Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật.

  3/Yêu cầu

Chỉ ra cái sai hiển nhiên đó

Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái.

Cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận.

II. Cách bác bỏ

  1/Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ

– Mở bài:Nêu rõ ý kiến sai lệch

– Thân bài:Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ

– Kết bài:Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết

  2/Cách thức bác bỏ

– Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận,hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm

– Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình

  3/Giọng điệu của văn NL bác bỏ

– Rắn rỏi,dứt khoát

– Mang tính chiến đấu,có tính thuyết phục cao

 

III. Luyện tập

C. Hoạt động luyện tập

Bài 1 (trang 27 sgk ngữ văn 11 tập 2):

– Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”

– Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ

* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:

– Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn

+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”

+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được… chịu đổi cứng ra mềm”

+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn… thật là xứng đáng”

– Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp

– Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến.

Câu 2 (trang 27 sgk ngữ văn 11 tập 2):

Bác bỏ: “Không kết bạn với những người học yếu”

MB: Nêu rằng có nhiều quan niệm và tiêu chuẩn để chọn bạn, tuy nhiên nếu có quan niệm sai về tình bạn: “Không nên kết bạn với các bạn yếu”

TB:

– Trình bày những khía cạnh của tình bạn chân chính

– Bác bỏ quan niệm sai lầm không thể kết bạn với những người học yếu

– Dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ (quan niệm như vậy là ích kỉ, đố kị, phân biệt; hậu quả, không nâng đỡ bạn)

– Không tạo nên sự hòa đồng, thân thiện trong môi trường lớp học, vô tình đẩy những bạn yếu vào sự tự ti, mặc cảm, bế tắc…

– Nêu quan niệm đúng đắn của mình: mở rộng tấm lòng, chia sẻ, đồng cảm với bạn, để bạn tiến bộ

KB: Nêu ý nghĩa về tình bạn, khẳng định việc chơi với các bạn học yếu không phải là điều xấu.

 

Bài tập 1(tr.31)

  1/Đoạn 1: Có quan niệm cho rằng cuộc sống riêng của mỗi người là đầy đủ tiện nghi, được bao bọc cẩn thận trong êm ấm và tuyệt đối không cần phải hiểu biết gì nhiều về xung quanh.                 

Ý kiến bác bỏ: Cho đó là sai lầm bởi  vì nó làm nghèo nàn đi tâm hồn con người,con người sẽ không có khả năng tự bảo vệ mình khi đối diện với muôn vàn khó khăn của cuộc sống và như thế con người sẽ không thấy được giá trị của hạnh phúc

  2/Đoạn 2: Ý bác bỏ thứ nhất thể hiện qua dạng câu hỏi tu từ biểu hiện cho thái độ khiêm tốn của QT.               

Ý bác bỏ thứ hai cho thấy rằng QT chỉ rõ được thái độ chưa hợp tác của các sĩ phu Bắc Hà chứ một đất nước không thể không có người tài, không có người trung thành tín nghĩa.

Bài tập 2 (tr.32)

  1/Bác bỏ quan niệm thứ nhất: Nếu học thuộc nhiều sách,học thuộc nhiều thơ thì chỉ làm cho kiến thức chúng ta thêm phong phú chứ không thể rèn luyện tư duy,khả năng sáng tạo của người viết vì thế khi viết văn dễ sa vào rập khuôn, máy móc, thói khoe chữ cầu kì

  2/Đề xuất vài kinh nghiệm:

– Đọc nhiều sách,nhớ những dẫn chứng hay.

– Rèn khả năng hành văn.

– Tìm tòi, phát hiện cái mới.

 

 

 

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

Câu 3 (Trang 31 sgk ngữ văn 11 tập 2):

MB: Bác bỏ quan niệm sống “Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, uống rượu, hút thuốc, vào vũ trường, thế mới là sống sành điệu

TB: Nêu tình trạng của quan niệm sống thanh niên, học sinh phải biết nhuộm tóc, hút thuốc, vào vũ trường mới là sành điệu …

– Chỉ ra nguyên nhân của lối sống này

– Vấn đề cần bác bỏ: bản chất của quan niệm sống ấy thực ra là lười biếng, muốn thụ hưởng, sống vô trách nhiệm

– Cách bác bỏ: nêu ra lý lẽ, trích dẫn thực tế

– Nêu ra quan niệm sống đúng đắn, khoa học: cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập là không ngừng học tập để có tri thức hiện đại, không ngừng rèn luyện để có sức khỏe tốt, có vốn hiểu biết và thích ứng nhanh với cuộc sống.

KB: Phê phán lối sống, quan niệm sống sai trái. Bài học rút ra từ quan niệm trên. Mở rộng, liên hệ thực tế.

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố

– Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ, mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ, cách bác bỏ.

2. Dặn dò

– Tự xây dựng một số tình huống và vận dụng kiến thức, kĩ năng để bác bỏ.

– Soạn bài mới: Tràng giang (Huy Cận).

Làm văn.

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

 

A. Mục tiêu bài học

   1. Kiến thức

      – Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luân bác bỏ.

      – Cách bác bỏ.

      – Sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.

    2. Kĩ năng

      – Nhận diện, chỉ ra tính hợp lí, đặc sắc của cách bác bỏ trong văn bản.

      – Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ một ý kiến.

    3. Thái độ

        Yêu thích môn học, ý thức khi tham  gia tranh luận bác bỏ.

B. Phương tiện

– GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

– HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình  dạy học

  1. Ổn định tổ chức

Lớp   Sĩ số  HS vắng

11A4         

11A5         

11A6         

 

  2. Kiểm tra bài cũ

    Đọc thuộc bài thơ “Vội vàng” và phân tích  tình yêu cuộc sống tha thiết của tác giả?

  3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Lập luận bác bỏ rất cần thiết trong đời sống hiện nay, khi mà trong xã hội không khỏi những nhận định sai lầm, lệch lạc thậm chí phản cả các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội…Vì vậy chúng ta phải kịp thời bác bỏ nhận định đó để bảo vệ các chân lí. Muốn bác bỏ ý kiến người khác cần phải có tri thức, biết cách bác bỏ. Để làm được điều này, ta tìm hiểu bài : thao tác lập luận bác bỏ.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

 Tìm hiểu mục I.sgk

GV yêu cầu hs tra từ điển TV nghĩa của từ bác bỏ,phản bác

 

 

Từ sự tra cứu đó,gv hình thành khái niệm cho hs bằng cách xét ví dụ trong sách

 

 

Vì sao ta lại dùng thao tác lập luận bác bỏ?

Thái độ của chúng ta khi bác bỏ ý kiến của một ai đó phải ntn?

 

 

 

 

 

Tìm hiểu mục II.sgk

Gv cho hs đọc tất cả những ví dụ trong SGK và tìm hiểu nội dung cơ bản của chúng và trả lời những câu hỏi nêu bên dưới sau khi đã thảo luận thống nhất.

 

Hs phải chỉ được luận điểm nào bị bác bỏ và bác bỏ bằng cách nào?

Hs thảo luận và trả lời.

GV hướng dẫn hs đọc và làm theo yêu cầu của bài.

* Nl 1:

Luận điểm bác bỏ:

Nguyễn Du là con bệnh thần kinh.

– bác bỏ bằng cách phối hợp nhiều loại câu, nhất là câu hỏi tu từ và cách so sánh trí tưởng tượng của Nguyễn Du và trí tưởng các thi sĩ khác.

* Nl2:

– Nguyễn An Ninh bác bỏ ý kiến sai trái: Tiếng nước mình nghèo nàn.

– Bác bỏ bằng cách khẳng định ý kiến không có cơ sở mà bằng so sánh hai nền văn học Việt Trung để nêu câu hỏi tu từ:

“Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người”.

* Nl3:

– Ông Nguyễn Khắc Viện bác bỏ quan niệm sai trái: “Tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi”

– Bác bỏ: bằng cách phân tích tác hại đầu đọc môi trường của những người hút thuốc lá gây ra cho những người xung quanh.

– Hãy nêu cách thức làm một bài văn nghị luận bác bỏ?

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Gv hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk.

Gv gọi 1 Hs đọc yêu cầu sgk Hs khác suy nghĩ làm bài, Gv sửa lại.   I. Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ

  1/Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ

-Bác bỏ:bác đi,gạt đi,không chấp nhận ý kiến.

-Phản bác:Gạt bỏ bằng lí lẽ ý kiến,quan điểm của người khác

Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,…từ đó nêu lên ý kiến của mình để thuyết phục người nghe,người đọc

  2/Mục đích

Nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của đời sống và chân lí của nghệ thuật.

  3/Yêu cầu

Chỉ ra cái sai hiển nhiên đó

Dùng lí lẽ và dẫn chứng khách quan, trung thực để bác bỏ ý kiến, nhận định sai trái.

Cần có thái độ khách quan, đúng mực, có văn hóa tranh luận.

II.Cách bác bỏ

  1/Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ

-Mở bài:Nêu rõ ý kiến sai lệch

-Thân bài:Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ

-Kết bài:Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết

  2/Cách thức bác bỏ

-Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận,hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê phán sai lầm

-Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình

  3/Giọng điệu của văn NL bác bỏ

-Rắn rỏi,dứt khoát

-Mang tính chiến đấu,có tính thuyết phục cao

 

 

III. Luyện tập

-Bài tập 1:

*Nguyễn đình Thi đã bác bỏ một quan điểm sai lầm cho rằng thơ là những lời hay, ý đẹp

*Dùng dẫn chứng để bác bỏ với giọng văn nhẹ nhàng

*Khi bác bỏ cần lựa chọn mức độ bác bỏ và giọng văn phù hợp

-Bài tập 2:Hs về nhà chọn lựa một đoạn văn viết theo lối này và trả lời câu hỏi

*Bài viết bác bỏ vấn đề gì?

*Những luận cứ nào dùng để bác bỏ,mục đích của việc bác bỏ?

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

– Hệ thống hóa kiến thức (khái niệm, cách bác bỏ).

– Tự xây dựng một số tình huống và vận dụng kiến thức, kĩ năng để bác bỏ.

5. Dặn dò

– Soạn bài mới: Tràng giang (Huy Cận) theo hệ thống câu hỏi sgk.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Comment