GIÁO ÁN BÀI THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Làm văn. THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN   I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Làm văn.

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :                            

– Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.     

– Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.    

LỚP 11A6 :

– Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.     

– Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.    

b. Kĩ năng                                   

– Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống.

– Viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

c. Tư duy, thái độ                                                           

– Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

– Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

 

2. Kiểm tra bài cũ:

– Phân tích nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao” (Sê-khốp).

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

          Ngày nay, nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện. Việc bình luận về những vấn đề đó đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Giải thích, chứng minh và bình luận là  thao tác của bài văn nghị luận. Một bài văn nghị luận cần kết hợp nhiều thao tác khác nhau. Lập luận bình luận cũng là một trong những thao tác đó. Để hiểu hơn về vấn đề này ta tìm hiểu bài: Thao tác lập luận bình luận.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV  và HS       Nội dung cần đạt

HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi.

GV chuẩn xác và chốt kiến thức.

So sánh: Bình luận, giải thích, chứng minh.

– Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến(đề xuất) của mình về một vấn đề nào đó.

– Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó.

– Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.

– Bình luận có vai trò và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống con người ?

 

        I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

 1. Khái niệm

Bình luận là bàn bạc đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm.

2. Mục đích của bình luận

– Là đánh giá ( xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến)

 

3. Yêu cầu của bình luận

– Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.

– Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.

– Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.

 

II. Cách bình luận

1. Phân tích ngữ liệu (Sgk/73)

* Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông.

* Giải quyết vấn đề:

– Dùng lí lẽ: 

+ “Thần chết đã … đường phố”

+ “Những kẻ … giao thông”

+ “Những kẻ đầu …. khoái cảm”.

– Chỉ ra nguyên nhân:

+ Hạn chế khách quan.

+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém.

ð Tác giả đã đi vào giải thích vấn đề.

– Dẫn chứng:

+ “Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy”

+ Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình.

ð Dùng lí lẽ và dẫn chứng để cho người đọc thấy được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó dẫn đến thái độ phê phán, không đồng tình với những sát thủ trên đường phố →  Đánh giá vấn đề.

* Tác giả đã đưa ra lời bàn:

– Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách.

– Hành động cần có:

   + Tự điều chỉnh mình.

   + Tự cứu mình và cứu người.

   + Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.

ð Bàn bạc, mở rộng vấn đề.

2. Cách bình luận: 3 bước

Một bài bình luận thường có các bước sau:

– Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.

+ Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.

+ Trình bày rõ ràng, trung thực

– Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận

+ Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.

+Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá.

+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.

– Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.

+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.

+ Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi …

+ Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra.

III. Luyện tập

 

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1 (SGK tr.73)

– Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:

+ Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau

+ Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà tất cả người tham  gia bình luận đều đã biết và đều  có ý kiến riêng về vấn đề đó.

Bài tập 2 (SGK tr.73):

Đoạn văn trên có sử dụng thao tác bình luận vì:

– Có vấn đề bình luận: nguyên nhân hậu quả của tai nạn giao thông.

– Có mở rộng vấn đề bình luận: vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông mà là “món quà văn minh” đem ra “đãi khách” trong thời giao lưu, hội nhập toàn cầu.

 

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

Anh chị viết 1 bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”.

Gợi ý:

a.       Xác định cách viết:

– Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường.

– Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”.

b.       Dàn ý:

* MB: nêu vấn đề cần bình luận

* TB:

– Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:

    + Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi.

    + Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

    + Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái

    + Không nói tục, chửi thề…

-> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

–  Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

     + Nói tục, chửi thề

     + Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.

      + Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn

      +Nói nhưng không tôn trọng người nghe…

-> Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

–  Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

     + Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau -> văn minh, thanh lịch

* KB: kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm.

– Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.

c. Xây dựng tiến trình lập luận:

– Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Viết đoạn văn bình luận: Trình bày luận điểm 1:

– Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời “Cảm ơn” là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống có biết bao nhiêu điểm cần lời “Cảm ơn”. Tập làm quen với “Cảm ơn” và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá.

– Trong giao tiếp , khi nói lời “Cảm ơn” là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hằng ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố

– Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.

– Nắm được nguyên tắc và cách thức bình luận.

 2. Dặn dò

– Học bài cũ.

– Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).

 

 

Làm văn

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

 

A. Mục tiêu bài học

   1. Kiến thức

      – Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.

      – Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.

    2. Kĩ năng

     – Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống

    3. Thái độ

       – Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

B. Phương tiện

– GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

– HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành,  GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình dạy học

  1. Ổn định tổ chức

Lớp   Sĩ số  HS vắng

11A4          

11A5         

11A6         

  2. Kiểm tra bài cũ: không

   3. Bài mớiHoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

 Giải thích, chứng minh và bình luận là một thao tác của phân tích. Một bài văn nghị luận cần kết hợp nhiều thao tác khác nhau. Lập luận cũng là một trong những thao tác đó. Để hiểu hơn về vấn đề này ta tìm hiểu bài: Thao tác lập luận bình luận.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi.

GV chuẩn xác và chốt kiến thức.

So sánh: Bình luận, giải thích, chứng minh.

– Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến(đề xuất) của mình về một vấn đề nào đó.

– Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó.

– Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.

– Bình luận có vai trò và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống con người ?

à Bình luận có vai trò và tầm quan trọng trong cuộc sống con người. Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.

Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu cách bình luận.

Phân tích ngữ liệu (Sgk/73)

*GV chia nhóm thảo luận:

Nhóm 1: Đoạn trích nêu vấn đề gì? Nhận xét cách nêu?

Nhóm 2: Tác giả đã dùng lí lẽ nào để giả quyết vấn đề? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

Nhóm 3: Tác giả đã làm cho người đọc tin vào điều mình nói bằng cách nào?Qua đó thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nêu.

Nhóm 4: Kết thúc vấn đề, tác giả đã đưa ra lời bàn nào? Giải pháp nào để giải quyết được vấn đề đã nêu  ra?

 

GV nhận xét, chốt lại vấn đề.

 

HS đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi

Có mấy bước trong cách bình luận. Đó là những bước nào?

GV chốt kiến thức.

 

HS đọc ghi nhớ SGK

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK.

Chữa bài tập và cho điểm.

Bài tập 1:

Giải thích dùng lí lẽ (chủ yếu) và dẫn chứng (hỗ trợ)

– Chứng minh dùng dẫn chứng(chủ yếu) dùng lí lẽ(hỗ trợ)

Bài tập2: gv yêu cầu hs đọc đề sgk và hướng dẫn hs trả lời.

 

          I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

 1. Khái niệm

Bình luận là bàn bạc đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm.

2. Mục đích của bình luận

– Là đánh giá ( xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến)

 

3. Yêu cầu của bình luận

– Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.

– Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.

– Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.

 

II. Cách bình luận

1. Phân tích ngữ liệu (Sgk/73)

* Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông.

* Giải quyết vấn đề:

– Dùng lí lẽ: 

+ “Thần chết đã … đường phố”

+ “Những kẻ … giao thông”

+ “Những kẻ đầu …. khoái cảm”.

– Chỉ ra nguyên nhân:

+ Hạn chế khách quan.

+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém.

ð Tác giả đã đi vào giải thích vấn đề.

– Dẫn chứng:

+ “Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy”

+ Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình.

ð Dùng lí lẽ và dẫn chứng để cho người đọc thấy được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó dẫn đến thái độ phê phán, không đồng tình với những sát thủ trên đường phố →  Đánh giá vấn đề.

* Tác giả đã đưa ra lời bàn:

– Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách.

– Hành động cần có:

   + Tự điều chỉnh mình.

   + Tự cứu mình và cứu người.

   + Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.

ð Bàn bạc, mở rộng vấn đề.

2. Cách bình luận: 3 bước

Một bài bình luận thường có các bước sau:

– Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.

+ Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.

+ Trình bày rõ ràng, trung thực

– Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận

+ Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.

+Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá.

+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.

– Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.

+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.

+ Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi …

+ Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra.

III. Ghi nhớ

– SGK

IV. Luyện tập

 Bài tập 1.

– Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:

+ Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau

+ Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà tất cả người tham  gia bình luận đều đã biết và đều  có ý kiến riêng về vấn đề đó.

Bài tập2:

Đoạn văn trên có sử dụng thao tác bình luận vì:

– Có vấn đề bình luận: nguyên nhân hậu quả của tai nạn giao thông.

– Có mở rộng vấn đề bình luận: vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông mà là “món quà văn minh” đem ra “đãi khách” trong thời gian lưu, hội nhập toàn cầu.

 

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4.Củng cố

– Yêu cầu Hs đọc lại phần ghi nhớ sgk.

– Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.

– Nắm được nguyên tắc và cách thức bình luận

 5. Dặn dò

– Làm các bài tập còn lại.

– Soạn bài theo phân phối chương trình : Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).

 

Làm văn.

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ   

a. Kiến thức

LỚP 11A2, 11A3, 11A4 :                            

– Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.     

– Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.    

LỚP 11A6 :

– Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.     

– Nắm được những nguyên tắc và cách thức cơ bản của thao tác lập luận bình luận.    

b. Kĩ năng                                   

– Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào bài viết văn và ứng xử trong cuộc sống.

– Viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

c. Tư duy, thái độ                                                           

– Có thái độ học tập đúng đắn để hiểu và áp dụng trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

– Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội.

2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh

– Năng lực tự học. Năng lực thẩm mĩ. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, giao tiếp.

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực tổng hợp, so sánh.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…

2. Học sinh:  Sách giáo khoa; Vở soạn; Vở ghi.

III.  CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

Lớp   Ngày dạy     Sĩ số  HS vắng

11A2                   

11A3                   

11A4                   

11A6                   

 

2. Kiểm tra bài cũ:

– Phân tích nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao” (Sê-khốp).

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

          Ngày nay, nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện. Việc bình luận về những vấn đề đó đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Giải thích, chứng minh và bình luận là  thao tác của bài văn nghị luận. Một bài văn nghị luận cần kết hợp nhiều thao tác khác nhau. Lập luận bình luận cũng là một trong những thao tác đó. Để hiểu hơn về vấn đề này ta tìm hiểu bài: Thao tác lập luận bình luận.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

 

Hoạt động của GV  và HS       Nội dung cần đạt

HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi.

GV chuẩn xác và chốt kiến thức.

So sánh: Bình luận, giải thích, chứng minh.

– Bình luận: Đề xuất và thuyết phục người đọc tin, tán đồng với ý kiến(đề xuất) của mình về một vấn đề nào đó.

– Giải thích: Dùng lí lẽ và dẫn chứng giúp người đọc hiểu về một vấn đề nào đó.

– Chứng minh: Dùng dẫn chứng và lí lẽ khiến người đọc tin một vấn đề nào đó.

– Bình luận có vai trò và tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống con người ?

à Bình luận có vai trò và tầm quan trọng trong cuộc sống con người. Muốn các cuộc tranh luận có hiệu quả và bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.

Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu cách bình luận.

Phân tích ngữ liệu (Sgk/73)

*GV chia nhóm thảo luận:

Nhóm 1: Đoạn trích nêu vấn đề gì? Nhận xét cách nêu?

Nhóm 2: Tác giả đã dùng lí lẽ nào để giả quyết vấn đề? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên?

Nhóm 3: Tác giả đã làm cho người đọc tin vào điều mình nói bằng cách nào?Qua đó thể hiện thái độ gì đối với vấn đề được nêu.

 

Nhóm 4: Kết thúc vấn đề, tác giả đã đưa ra lời bàn nào? Giải pháp nào để giải quyết được vấn đề đã nêu  ra?

 

GV nhận xét, chốt lại vấn đề.

 

HS đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi

Có mấy bước trong cách bình luận. Đó là những bước nào?

 

HS đọc ghi nhớ SGK

 

          I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

 1. Khái niệm

Bình luận là bàn bạc đánh giá về sự đúng sai, thật giả, lợi hại của các hiện tượng đời sống như ý kiến, chủ kiến, việc làm.

2. Mục đích của bình luận

– Là đánh giá ( xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến)

 

3. Yêu cầu của bình luận

– Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.

– Lập luận để khẳng được nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.

– Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.

 

II. Cách bình luận

1. Phân tích ngữ liệu (Sgk/73)

* Vấn đề bình luận: nguyên nhân và hậu quả của tai nạn gian thông.

* Giải quyết vấn đề:

– Dùng lí lẽ: 

+ “Thần chết đã … đường phố”

+ “Những kẻ … giao thông”

+ “Những kẻ đầu …. khoái cảm”.

– Chỉ ra nguyên nhân:

+ Hạn chế khách quan.

+ Hạn chế chủ quan: ý thức tham gia giao thông còn non kém.

ð Tác giả đã đi vào giải thích vấn đề.

– Dẫn chứng:

+ “Theo thống kê của UNICEF…. Xe máy”

+ Họ là lực lượng lao động lớn của đất nước. Lực lượng ấy phải gánh lấy trách nhiệm công dân và gia đình.

ð Dùng lí lẽ và dẫn chứng để cho người đọc thấy được nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông. Từ đó dẫn đến thái độ phê phán, không đồng tình với những sát thủ trên đường phố →  Đánh giá vấn đề.

* Tác giả đã đưa ra lời bàn:

– Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách.

– Hành động cần có:

   + Tự điều chỉnh mình.

   + Tự cứu mình và cứu người.

   + Cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.

ð Bàn bạc, mở rộng vấn đề.

2. Cách bình luận: 3 bước

Một bài bình luận thường có các bước sau:

– Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận.

+ Nêu rõ được thái độ và sự đánh giá của người bình luận trước vấn đề đưa ra.

+ Trình bày rõ ràng, trung thực

– Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận

+ Đứng hẳn về một phía mình cho là đúng để bác bỏ cái sai.

+Kết hợp phần đúng của mỗi phía và loại bỏ phần sai để tìm ra tiếng nói chung trong sự đánh giá.

+ Đưa ra cách đánh giá của riêng mình.

– Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận.

+ Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết trước vấn đề đang được xem xét.

+ Bàn về những điều rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh, lứa tuổi …

+ Bàn về những vấn đề sâu xa hơn mà vấn đề được bình luận gợi ra.

III. Luyện tập

 

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1 (SGK tr.73)

– Bình luận không phải là giải thích, chứng minh hay kết hợp giải thích với chứng minh. Vì:

+ Mục đích 3 kiểu bài này khác nhau

+ Bản chất của bình luận là tranh luận về vần đề mà tất cả người tham  gia bình luận đều đã biết và đều  có ý kiến riêng về vấn đề đó.

Bài tập 2 (SGK tr.73):

Đoạn văn trên có sử dụng thao tác bình luận vì:

– Có vấn đề bình luận: nguyên nhân hậu quả của tai nạn giao thông.

– Có mở rộng vấn đề bình luận: vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông mà là “món quà văn minh” đem ra “đãi khách” trong thời giao lưu, hội nhập toàn cầu.

 

D. Hoạt động vận dụng, mở rộng

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO 11A6

Anh chị viết 1 bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”.

Gợi ý:

a.       Xác định cách viết:

– Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường.

– Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”.

b.       Dàn ý:

* MB: nêu vấn đề cần bình luận

* TB:

– Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:

    + Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi.

    + Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

    + Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái

    + Không nói tục, chửi thề…

-> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

–  Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

     + Nói tục, chửi thề

     + Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.

      + Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn

      +Nói nhưng không tôn trọng người nghe…

-> Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

–  Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

     + Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau -> văn minh, thanh lịch

* KB: kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm.

– Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.

c. Xây dựng tiến trình lập luận:

– Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

– Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Viết đoạn văn bình luận: Trình bày luận điểm 1:

– Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời “Cảm ơn” là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống có biết bao nhiêu điểm cần lời “Cảm ơn”. Tập làm quen với “Cảm ơn” và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá.

– Trong giao tiếp , khi nói lời “Cảm ơn” là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hằng ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.

 

E. Hoạt động củng cố, dặn dò

1. Củng cố

– Hiểu được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng của thao tác lập luận bình luận.

– Nắm được nguyên tắc và cách thức bình luận.

 2. Dặn dò

– Học bài cũ.

– Soạn bài: Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Huy-gô).

 

Leave a Comment