Giáo án bài Thấu kính hội tụ soạn theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 45 Thấu kính hội tụ I. MỤC TIÊU:                 1. Kiến thức: – Nhận dạng được thấu kính hội tụ.                 – Mô tả được sự …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

45 Thấu kính hội tụ

I. MỤC TIÊU:

                1. Kiến thức:

– Nhận dạng được thấu kính hội tụ.

                – Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới đi qua quang tâm, tia // với trục chính) qua thấu kính hội tụ.

                – Vận dụng kiến thức đã học để giải bài toán đơn giản về thấu kính hội tụ và giải thích hiện tượng trường gặp trong thực tế.

                2. Kỹ năng:

– Biết làm TN dựa trên các yêu cầu của kiến thức trong SGK. Tìm ra đặc điểm của thấu kính hội tụ.

                3. Thái độ:

                – Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.

                – Có sự tương tác, hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

                4. Năng lực:

                – Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

                – Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

                – Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

                – Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

               

                II. CHUẨN BỊ:

                1. Chuẩn bị của giáo viên:

                – Kế hoạch bài học.

                – Học liệu: Đồ dùng dạy học:

                2. Chuẩn bị của học sinh:

                – Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: đọc trước nội dung bài học trong SGK.

                – Thấu kính hội tụ có tiêu cự khoảng từ 10 đến 12 cm.

                – 1 gia quang học.

                – 1 màn hứng để quan sát đường truyền của tia sáng

                – 1 nguồn sáng phát ra gồm 3 tia sáng //.

 

                III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

                1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động   Phương pháp thực hiện                Kĩ thuật dạy học

A. Hoạt động khởi động                – Dạy học nghiên cứu tình huống.

– Dạy học hợp tác.            – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

….

B. Hoạt động hình thành kiến thức           – Dạy học theo nhóm.

– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Thuyết trình, vấn đáp. – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

– Kỹ thuật “bản đồ tư duy”

C. Hoạt động luyện tập  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

– Dạy học theo nhóm.    – Kĩ thuật đặt câu hỏi

– Kĩ thuật học tập hợp tác

 

D. Hoạt động vận dụng  – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

….

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng     – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.           – Kĩ thuật đặt câu hỏi

……

               

                2. Tổ chức các hoạt động

Tiến trình hoạt động

Hoạt  động của giáo viên và học sinh        Nội dung

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (5 phút)

1. Mục tiêu:

Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

Tổ chức tình huống học tập.

2. Phương pháp thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

+ HS trình bày được: mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ khi ánh sáng truyền từ môi trường không khí sang môi trường trong suốt rắn, lỏng.

+ Chữa bài tập 40.1 SBT

4. Phương án kiểm tra, đánh giá.

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Nêu mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ khi ánh sáng truyền từ môi trường không khí sang môi trường trong suốt rắn, lỏng.

+ Chữa bài tập 40.1 SBT.

+ Đọc nội dung phần mở đầu bài học trong SGK.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: làm việc cá nhân để trả lời yêu cầu của GV.

– Giáo viên: theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi cần.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: HS trình bày trước lớp.

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá:

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Dựa vào phần mở bài trong SGK.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thấu kính hội tụ.   

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặc điểm của thấu kính hội tụ.  (15 phút)

1. Mục tiêu: Nhận dạng được thấu kính hội tụ.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: Quan sát, làm thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu.

– Hoạt động chung cả lớp:

3. Sản phẩm hoạt động

– Phiếu học tập cá nhân:

– Phiếu học tập của nhóm: rút ra Kết luận.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu: Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu mục 1 SGK tìm hiểu:

+ Mục đích thí nghiệm?

+ Dụng cụ thí nghiệm?

+ Các bước tiến hành thí nghiệm?

+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm tiến hành thí nghiệm.

– Học sinh tiếp nhận:

*Thực hiện nhiệm vụ:

– Học sinh:

+ Tìm hiểu theo yêu cầu của GV.

Hoạt động nhóm:

+ Nhận dụng cụ.

+ Bố trí thí nghiệm như hình vẽ.

+ Tiến hành thí nghiêm theo sự hướng dẫn của giáo viên.

+ Quan sát, nhận xét về kết quả thi nghiệm thu được.

+ Trả lời câu hỏi chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì?

+ Vẽ hình.

– Giáo viên: Theo dõi các nhóm tiến hành thí nghiêm. Lưu ý HS cách lắp đặt TN sao cho tạo được các tia sáng song song.

+ Thông báo về đặc điểm của thấu kính hội tụ khi cho chùm tia sáng // đi qua, tên gọi tia tới và tia khúc xạ.

+ Hỗ trợ giúp HS vẽ lại kết quả TN.

– GV: Hướng dẫn HS cách biểu diễn thấu kính hội tụ bằng các quy ước và chỉ cách quy ước đâu là rìa, đâu là phần giữa của thấu kính. Cách nhận dạng thấu kính hội tụ.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả:

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng.  I. Đặc điểm của thấu kính hội tụ.

C1: chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính là chùm hội tụ.

 

2:

SI là tia tới

IK là tia ló

2. Hình dạng của thấu kính hội tụ

C3: Phần rìa của thấu kính hội tụ mỏng hơn phần giữa.

 Thấu kính làm bằng vật liệu trong suốt.

 

– Phần rìa mỏng hơn phần giữa

– Qui ước vẽ và kí hiệu:

 

 

Hoạt động 2: Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ. (12 phút)

1. Mục tiêu: – Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới đi qua quang tâm, tia // với trục chính) qua thấu kính hội tụ.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, nhóm: Quan sát thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

– Phiếu học tập cá nhân: trả lời C3.

– Phiếu học tập của nhóm: rút ra Kết luận.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ:

– Giáo viên yêu cầu:

+ Yêu cầu HS đọc và trả lời C4.

+ Tiến hành TN kiểm tra.

+ Kết luận gì về trục chính của thấu kính.

+ Tiến hành TN cho HS quan sát nhận biết được quang tâm của thấu kính.

+ Kết luận bằng hình vẽ biểu diễn trục chính, quang tâm của thấu kính.

+ Yêu cầu HS quan sát hình 42.2 và hoàn thành câu C5, C6.

– Học sinh tiếp nhận: HS quan sát TN và ghi kết quả vào vở.

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh:

+ HS đọc và trả lời các yêu cầu của GV.

+ Tiến hành TN kiểm tra.

+ HS quan sát nhận biết được trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính.

– Giáo viên: Tiến hành TN cho HS quan sát.

+ Kết luận về trục chính của thấu kính.

+ Vẽ, biểu diễn trục chính, quang tâm của thấu kính.

+ Kết luận về tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ.

1. Trục chính

C4: Trong 3 tia sáng tới thấu kính, tia ở giữa truyền thẳng, không bị đổi hướng, có thể dùng thước thẳng kiểm tra đường truyền của tia sáng đó.

– Tia sáng tới vuông góc với mặt thấu kính hội tụ có tia truyền thẳng không đổi hướng trùng với đường thẳng gọi là trục chính  .

2. Quang tâm

Trục chính cắt thấu kính hội tụ tại điểm O, điểm O là quang tâm

– Tia sáng đi qua quang tâm đi thẳng không đổi hướng

3. Tiêu điểm

C5: Điểm hội tụ F của chùm tia tới // với trục chính của thấu kính nằm trên trục chính.

C6: Khi đó chùm tia ló vẫn hội tụ tại 1 điểm trên trục chính ( điểm F)

* Mỗi thấu kính hội tụ có 2 tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính

4. Tiêu cự

là khoảng cách từ tiêu điểm tới quang tâm OF = OF’ = f

– Tia tới đi qua F -> Tia ló // với 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút)

1. Mục tiêu:

Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.

2. Phương thức thực hiện:

– Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu, C7,C8/SGK.

– Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động:

– Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C7, C8 và các yêu cầu của GV.

– Phiếu học tập của nhóm:

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

– Học sinh tự đánh giá.

– Học sinh đánh giá lẫn nhau.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Nêu các cách nhận biết thấu kính hội tụ?

+ Cho biết đặc điểm đường truyền của 1 số tia sáng qua thấu kính hội tụ?

+ Trả lời nội dung C7,C8.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C7, C8/SGK và ND bài học để trả lời.

– Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: Nội dung báo cáo kết quả C7,C8.               

III. Vận dụng

 

C8: Thấu kính hội tụ là thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Nếu chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của thấu kính hội tụ thì chùm tia ló sẽ hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

 

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)

1. Mục tiêu:

HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.

2. Phương pháp thực hiện:

Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở.

Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động

HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

– Học sinh đánh giá.

– Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ

– Giáo viên yêu cầu nêu:

+ Đọc phần “có thể em chưa biết” và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.

+ Làm các BT trong SBT: từ bài 42.1 -> 42.5/SBT.

– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.

*Học sinh thực hiện nhiệm vụ

– Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.

– Giáo viên:

– Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.

*Đánh giá kết quả

– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..            

 

Leave a Comment