Giáo án bài thế giới loài chim tiếng việt trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 23: THẾ GIỚI LOÀI CHIM Chia sẻ về chủ điểm (15 phút) – GV giới thiệu chủ điểm: Tiếp tục chủ đề Em yêu thiên …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 23: THẾ GIỚI LOÀI CHIM

Chia sẻ về chủ điểm

(15 phút)

– GV giới thiệu chủ điểm: Tiếp tục chủ đề Em yêu thiên nhiên, hôm nay các em sẽ làm quen với các chủ điểm Thế giới loài chim. Chủ điểm này sẽ giúp các em mở rộng hiểu biết về các loài chim trong thế giới tự nhiên. Các em sẽ biết được tên nhiều loài chim, lợi ích của chúng, những niềm vui chúng mang đến cho con người để thêm yêu các loài chim và cách bảo vệ chúng chúng.

– GV mời 2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập 1 và 2 trong SGK:

+ Câu 1: Hãy gọi tên những loài chim chưa có tên trong ảnh.

+ Câu 2: Xếp tên các loài chim nói trên vào nhóm thích hợp:

a. Gọi tên theo hình dáng, màu sắc.

b. Gọi tên theo tiếng kêu.

c. Gọi tên theo cách kiếm ăn.

– GV chiếu hình lên bảng, chỉ từng hình cho cả lớp đồng thanh đọc tên 5 loài chim được viết tên dưới hình, vẫn còn 5 loài chim chưa được đặt tên. HS phải gọi đúng tên 5 loài chim đó. Sau đó sắp xếp tên loài chim vào 3 nhóm thích hợp.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, làm bài vào Vở bài tập.

– GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả:

+ Câu 1: 10 loài chim trong 1 hình minh họa:

(1) Chim cánh cụt                                                (6) Chim quạ

(2) Chim gáy                                                        (7) Chim sâu

(3) Chim rẻ quạt                                                   (8) Chim cú mèo

(4) Chim gõ kiến                                                    (9) Chim vàng anh    

(5) Chim bói cá                                                       (10) Chi bìm bịp

+ Câu 2:

a. Gọi tên theo hình dáng, màu sắc: chim cánh cụt, chim cú mèo, chim vàng anh, chim rẻ quạt, chim gáy.

b. Gọi tên theo tiếng kêu: chim bìm bịp, quạ, chim gáy.

c. Gọi tên theo cách kiếm ăn: chim bói cá, chim gõ kiến, chim sâu.

– GV nói lời dẫn vào bài đọc mở đầu chủ điểm Thế giới loài chim.

Bài đọc 1: chim én

(55 phút)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trôi chảy toàn bài, phát âm đúng các từ ngữ. Biết đọc bài thơ với giọng đọc vui tươi. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và các dòng thơ.

–           Hiểu được nghĩa của từ chim én được chú giải cuối bài. Hiểu ý nghĩa của hình ảnh chim én đối với mùa xuân. Từ đó, thêm yêu quý, có ý thức bảo vệ các loài chim.

–           Nhận biết được bộ phận câu trả lời câu hỏi Ở đâu?

–           Phân biệt được từ ngữ chỉ sự vật, từ ngữ chỉ hoạt động.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng:

●         Nhận diện được một bài thơ.

●         Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.

3. Phẩm chất

–           Yêu quý, bảo vệ loài chim én.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu lên bảng các CH, BT.

–           Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

1. Đối với học sinh

–           SHS.

–           VBT Tiếng Việt 2, tập hai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Các em đã biết được tên một số loài chim. Thiên nhiên có khoảng 10 000 loài chim. Bài thơ hôm nay sẽ giúp các em biết thêm một loài chim rất đáng yêu, loài chim báo hiệu mùa xuân đến. Các em hãy xem đó là chim gì nhé.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài thơ Chim én SHS trang 39 với giọng đọc âu yếm, vui tươi, tình cảm, hào hứng.

b. Cách tiến hành :

– GV đọc mẫu bài thơ: Giọng âu yếm, vui tươi, tình cảm, hào hứng

– GV mời 1 HS đứng dậy đọc to lời giải nghĩa những từ ngữ khó trong bài: chim én.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ.

+ GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: lượn bay, dẫn lối, xum xuê, rắc bụi, mưa rơi, nơi nơi.

+ GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 3 khổ thơ.

+ GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng khổ thơ trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

+ GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.

+ GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 40.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Em hiểu chim én “rủ mùa xuân cùng về” nghĩa là gì? Chọn ý đúng:

a. Chim én báo hiệu mùa xuân về.

b. Chim én dẫn đường cho mùa xuân về.

c. Chim én về để mở hội xuân.

+ HS2 (Câu 2): Tìm những câu thơ tả vẻ đẹp của cây cối khi xuân về.

+ HS3 (Câu 3): Em muốn chim én nói gì khi mùa xuân về?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu thơ nào ở khổ thơ thứ 3 gợi lên hình ảnh chim én tất bật manh tin vui đến muốn nơi?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 40.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 2HS đọc nối tiếp nhau yêu cầu 2 bài tập:

+ HS1 (Câu 1): Bộ phận nào trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

a. Cỏ mọc xanh ở chân đê.

b. Rau xum xuê trên nương bãi.

c. Hoa khoe sắc khắp nơi.

+ HS2 (Câu 2): Xếp các từ ngữ sau vào nhóm thích hợp.

– GV yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập.

– GV phát phiếu khổ to cho 2 HS. 2 HS làm bài trên phiếu, gắn bài lên bảng lớp.

– GV mời đại diện một số HS trình bày kết quả.

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc lời chú giải

+ Chim én: loài chim nhỏ, cánh dài và nhọn, chân ngắn, bay nhanh, thường gặp nhiều vào mùa xuân.

– HS nối tiếp đọc bài.

– HS luyện đọc.

– HS luyện đọc.

– HS thi đọc thơ.

– HS đọc bài.

– HS đọc bài; các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận nhóm đôi.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Đáp án a.

+ Câu 2: Những câu thơ tả vẻ đẹp của cây cối khi xuân về: Cỏ mọc xanh xum xuê/Rau xum xuê nương bãi/Cây cam vàng thêm trái/Hoa khắc sắc nơi nơi/Mầm non vươn đứng dậy.

+ HS trả lời: Câu thơ  ở khổ thơ thứ 3 gợi lên hình ảnh chim én tất bật manh tin vui đến muốn nơi: Én bay chao cánh vẫy/Mừng vui rồi lại đi.

+ Câu 3: Em muốn chim én nói khi mùa xuân về: Bạn đã lớn thêm một tuổi rồi, bạn sẽ có thêm rất nhiều niềm vui/Tôi chúc bạn học thật giỏi, làm nhiều điều tốt nhé.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS làm bài.

– HS làm bài vào phiếu.

– HS trả lời:

+ Câu 1: Bộ phận trong mỗi câu sau trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

a. Cỏ mọc xanh ở chân đê.

Có mọc xanh ở đâu?

b. Rau xum xuê trên nương bãi.

Rau xum xuê ở đâu?

c. Hoa khoe sắc khắp nơi.

Hoa khoe sắc ở đâu?

+Câu 2: Xếp các từ vào nhóm thích hợp:

a. Từ ngữ chỉ sự vật: chim én, hoa, cánh, mầm non.

b. Từ ngữ chỉ hoạt động: mở hội, lượn bay, dẫn lối, rủ, chao, vẫy.

Leave a Comment