Giáo án bài thể hiện cảm xúc bản thân môn đạo đức sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 10: thể hiện cảm xúc bản thân I. Mục tiêu Sau bài học, HS có khả năng: '1. Kiến thức, kĩ năng – Phân biệt …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 10: thể hiện cảm xúc bản thân

I. Mục tiêu

Sau bài học, HS có khả năng:

'1. Kiến thức, kĩ năng

– Phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực. Nêu được ảnh hưởng của cảm xúc tích cực đối với bản thân và mọi người xung quanh.

– Hình thành , vận dụng được  cảm xúc tích cực  vào trong cuộc sông thực tiễn.

2. Phẩm chất, năng lực

a. Năng lực:

– Thông qua việc hình thành những cảm xúc tích cực HS có cơ hội được phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp trong cuộc sống, học tập tốt hơn.

b. Phẩm chất:ngoan ngoãn ,chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-SGK; SGV; vở BTĐĐ.  Laptop; màn hình máy chiếu; …….

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG       ND các hoạt động dạy học  Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

5’

20’

A.Hoạt động khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế vui tươi, phấn khởi

B. Hoạt dộng thực hành luyện tập

Mục tiêu:HS thể hiện và nhận diện được các loại cảm xúc khác nhau , nêu được cách thức để nhận biết được các loại cảm xúc đó.

Mục tiêu : HS đưa ra được cách ứng xử phù hợp, thể hiện cảm xúc tích cực, phù hợp với các tình huống được đưa ra

Mục tiêu:HS nêu được cảm xúc của bản thân trong buổi học

C.Hoạt độngvận dụng

 Mục tiêu:Vận dụng được kiến thức kĩ năng về cảm xúc tích cực vào thực tế cuộc sông

D.Củngcố- dặndò

            * Ôntập và khởi động:

– GV tổchứccho HS  xung phong lên bảng thể hiện biểu cảm nét mặt lời nói tỏ vẻ hạnh phúc ,vui vẻ…

 ?/ Nêu tác dụng của cảm xúc tích cực đối với bản thân?

– GV kết hợp giới thiệu bài

* HĐ1 : Bạn nào thể hiện cảm xúc tích cực , bạn nào thể hiện cảm xúc tiêu cực :

Cách tiến hành :

– GV tổ chức trò chơi toàn lớp học :

+ GV mời lần lượt từng HS lên bục giảng bốc thăm tờ giấy chỉ cảm xúc đã được GV chuẩn bị sẵn. HS sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể, nét mặt để diễn đạt lại cảm xúc để cả lớp đoán.

– GV mời HS đoán cảm xúc dựa trên sự thể hiện của bạn và giải thích vì sao lại có dự đoán như vậy.

– GV nhận xét sự tham gia hoạt động học tập của HS trong hoạt động này.

 HĐ2:Đóng vai

Cách tiến hành : GV YC HS quan sát tranh và nêu YC , nội dung tình huống.

– GV giao nhiệm vụ cho HS:

*/Nhiệm vụ 1 : Thảo luận nhóm 4 và đóng vai xử lí một tình huống được đưa ra.

*/Nhiệm vụ 2 : Đánh giá , nhận xét hoạt động của bạn theo tiêu chí :

+ Phương án xử lí : hợp lí

+ Đóng vai : sinh động hấp dẫn

+ Thái độ làm việc nhóm : Tập trung , nghiêm túc.

– GV quan sát , hỗ trợ đặt câu hỏi hướng dẫn khi cần thiết.

 – GV mời HS nhận xét , góp ý bổ sung.

– GV chia sẻ ý kiến , suy nghĩ của mình với mỗi phương án mà các nhóm đưa ra, gợi ý thêm các phương án khác hợp lý . VD :

+ Tình huống 1 : Bạn nhỏ nhận được thư của bố đang công tác nơi xa. Bạn nhỏ nên viết thư hồi đáp.

+ Tình huống 2 : Bạn nhỏ nhận được một món quà như mong muốn từ ông già Nô-en. Bạn nhỏ có thể nhảy lên nói to rằng : “Đây là món quà em đang mơ ước . Thật là tuyệt vời!”.

-GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này

* HĐ3:Liên hệ

Cách tiến hành :

– GV YC HS trao đổi theo nhóm đôi nói về cảm xúc của mình trong giờ học.

– YC HS chia sẻ lại trước lớp về cảm xúc của mình.

– GV khuyến khích HS duy trì những cảm xúc tích cực trong giờ học để học tập hiệu quả hơn.

Cách tiến hành :

– GV YCHS viết về kỉ niệm vui và cách thức em thể hiện cảm xúc đó.

– YCHS trình bày bài viết của mình.

– GV khai thác nội dung, bài viết của học sinh.

– GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này

-GV nêu câu hỏi : Em học được điều gì khi học bài này ?

– GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

– GV YC HS đọc lời khuyên cuối bài học.

– GV nhận xét đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực, nhắc nhở động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực.  

– HS  xung phong lên bảng thể hiện biểu cảm nét mặt lời nói tỏ vẻ hạnh phúc ,

– HS trả lời

-HS lên bục giảng bốc thăm tờ giấy chỉ cảm xúc   và dùng ngôn ngữ cơ thể, nét mặt để diễn đạt lại cảm xúc để cả lớp đoán.

-HS đoán cảm xúc dựa trên sự thể hiện của bạn và giải thích vì sao lại có dự đoán như vậy.HS quan sát tranh và nêu YC , nội dung tình huống.

– HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

– HS trình bày và trả lời các câu hỏi được đưa ra.

– HS nhận xét , góp ý bổ sung.

–           HS lắng nghe

-HS trao đổi theo nhóm đôi nói về cảm xúc của mình trong giờ học.

– HS chia sẻ lại trước lớp về cảm xúc của mình.

– HS thực hiện YC GV đưa ra

– HS trình bày bài viết của mình.

–           HS trả lời

–           HS lắng nghe

–           HS đọc lời khuyên cuối bài học.

 

 

Leave a Comment