Giáo án bài Thêm trạng ngữ cho câu soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy:   Tiết 87: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU Mục tiêu: HS cần về Kiến thức: Nhận biết được khái niệm trạng ngữ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

Tiết 87: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

  1. Mục tiêu: HS cần về
  1. Kiến thức: Nhận biết được khái niệm trạng ngữ trong câu Ôn lại các loại trạng ngữ đó học ở bậc tiểu học
  2. Kĩ năng: Vận dụng trạng ngữ trong nói và viết .
  3. Thái độ: Có ý thức sử dụng trạng ngữ trong nói và viết cho phù hợp.
  4. Năng lực, phẩm chất: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, tự quản lí, hợp  tác, giao tiếp.

II- Chuẩn bị:

  1. Thầy: Bài soạn, tài liệu liên quan.

 

  1. Trò: Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH: dạy học nhóm,nêu và giải quyêt vấn đề..
  • KTDH: Thảo luận, động não, chia nhóm, đặt câu hỏi, hoi và trả lời, viết tích cực …

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Hoạt động khởi động
  • Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
  • Kiểm tra: Kiểm tra 15p – TV Hình thức: tự luận

Đề bài

Câu 1(2điểm): Thế nào là câu đặc biệt?

Câu 2(2điểm): Gạch chân dưới câu đặc biệt trong các trường hợp dưới đây:

  1. “Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (Nguyễn Công Hoan)
  2. Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. (Hàn Mặc Tử)

Câu 3(6điểm): Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) có sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân dưới câu đặc biệt.

Đáp án

Câu 1(2điểm): Câu đặc biệt là câu k cấu tạo theo mô hình chủ ngữ-vị ngữ Câu 2(2điểm): Gạch chân dưới câu đặc biệt trong các trường hợp dưới đây:

  1. “Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (Nguyễn Công Hoan)
  2. Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. (Hàn Mặc Tử) Câu 3: (6điểm):
  • Hình thức: biết cách trình bày một đoạn văn ngắn . Không mắc các lỗi về câu, chính

tả, ngữ pháp. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, các câu văn có sự liên kết

  • Nội dung: diễn đạt tương đối trọn vẹn một chủ đề tự chọn. có sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân dưới câu đặc biệt.
  • Tổ chức khởi động:

 

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HĐ1. Đặc điểm của trạng ngữ

+PP: dạy học nhóm, giải quyết vấn đề.

+KT: đặt câu hỏi, thảo luận, động não…

+ Năng lực: tự học , hợp tác , ngôn ngữ, ..

Hoạt động cặp đôi 2p

Trả lời câu hỏi

? Dựa vào những điều đó được học ở tiểu học, em hãy cho biết trạng ngữ là gì?

? Để xác định trạng ngữ trong câu ta có thể đặt những câu hỏi nào?

Đại diện trình bày và cặp khác nhận

I. Đặc điểm của trạng ngữ

 

 

 

  • Trạng ngữ là thành phần phụ của câu bổ sung ý nghĩa cho câu
  • Dùng trả lời các câu hỏi: ở đâu, khi  nào, vì sao, để làm gì, bằng gì, như thế nào, với điều kiện gì……..

 

xét bổ sung.

– VD ( SGK/ 39)

? Dựa vào kiến thức đó học ở bậc tiểu học, hãy xác định trạng ngữ ở mỗi câu trên?

? Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?

 

 

GV  chia  nhóm  cho  hs  thảo  luận(5  p)

? Xác định trạng ngữ trong các VD sau, chỉ rõ trạng ngữ đó bổ sung cho câu những nội dung gì? (bảng phụ)

  1. Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim họa mi, bằng chất giọng thiên phú, đó cất lên những tiếng hót thật du dương

 

  1. Vì ốm, bạn Nam phải nghỉ học 4 ngày
  2. Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông.
  3. Bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, họ đó sxuất đc hàng hóa chất lượng cao đ. Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới.

Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nx, bổ sung, gv nx, hoàn chỉnh kiến thức.

? Vậy trạng ngữ được thêm vào câu để bổ sung ý nghĩa gì cho câu?

 

 

? Có thể chuyển các trạng ngữ trong VD (SGK/39) sang ~ vị trí nào trong câu?

HS đưa ra các cách chuyển

? Vậy trạng ngữ có thể đứng ở những vị trí nào trong câu?

? Khi đọc câu có trạng ngữ cần chú ý đọc như thế nào?

? Khi viết câu có thành phần trạng ngữ phải trình bày như thế nào?

 

? Qua tìm hiểu ví dụ, cho biết trạng ngữ

 

1. Xét ví dụ

 

  • Dưới bóng tre xanh đó từ lâu đời: Bổ sung thông tin về địa điểm, thời gian
  • đời đời, kiếp kiếp: Bổ sung thông tin về thời gian
  • Từ nghìn đời nay: Bổ sung thêm thông tin về thời gian

 

 

 

a. Buổi sáng -> TN chỉ thời gian

  • Trên cây gạo đầu làng -> TN chỉ nơi chốn
  • Bằng chất giọng thiên phú -> TN chỉ phương tiện
  1. Vì ốm -> TN chỉ nguyên nhân
  2. Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc -> TN mục đích
  3. Bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại

-> TN phương tiện

đ. Như một luồng gió lốc -> TN chỉ cách thức.

 

 

 

=> Bổ sung thêm thông tin về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu

 

 

 

=> Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu.

  • Khi đọc: giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ
  • Khi viết: Giữa trạng ngữ với CN, VN thường có một dấu phẩy.

2. Ghi nhớ

 

* Ghi nhớ SGK/ 39

 

 

có những đặc điểm nào về ý nghĩa và

hình thức?

 

3. Hoạt động luyện tập

HĐ2. Luyện tập

+PP:   Vấn đáp-gợi mở, phân tích mẫu, dạy học nhóm

+KT:   đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày 1 phút

+ Năng lực : Tự học…

  • GV chia 4nhóm thảo luận: ( 3 phút)
  • Đại diện từng nhóm trình bày; HS nhóm khác NX, bổ sung
  • GV NX -> Chốt

 

  • GV cho hs thỏa luận theo cặp : ( 2 phút)
  • Đại diện từng nhóm trình bày; HS nhóm khác NX, bổ sung
  • GV NX -> Chốt

II. Luyện tập

 

 

 

Bài 1.

  1. Mùa xuân ( 1, 2, 3): Chủ ngữ Mùa xuân ( 4): Vị ngữ
  2. Mùa xuân: trạng ngữ
  3. Mùa xuân: Phụ ngữ trong cụm động từ
  4. Mùa xuân: Câu đặc biệt Bài 2: Trạng ngữ:

a. Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết

  • Khi đi qua những cánh đồng xanh mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi
  • Trong cái vỏ xanh kia
  • Dưới ánh nắng

b. Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây

  1. Hoạt động vận dụng:

GV sử dụng kĩ thuật hỏi-đáp

4.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

-Tìm đọc thêm những tài liệu liên quan đến bài học

  • Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thành phần luyện tập
  • Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ( đọc tìm hiểu trước các ví dụ và trả lời các câu hỏi)

 

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Tiết 86:                    THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

A- MỤC TIÊU BÀI DẠY:

-Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu.

-Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học.

B- CHUẨN BỊ

-Đồ dùng: Bảng phụ.

-Những điều cần lưu ý: Thêm trạng ngữ cho câu có thể xem là 1 cách mở rộng câu. Có thể xem Trạng Ngữ theo các nội dung mà chúng biểu thị. Các câu hỏi thường được dùng để xác định và phân loại Trạng Ngữ là: ở đâu, khi nào, vì sao, để làm gì, bằng gì, như thế nào, với điều kiện gì ?

C. PHƯƠNG PHÁP

 Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1-ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra bài cũ: Đặt 1 câu đặc biệt và cho biết tác dụng của câu đ.biệt đó ?

`3-Bài mới:

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung kiến thức

 

-Hs đọc đ.trích (bảng phụ).

-Đoạn văn có mấy câu ?

-Xác định nòng cốt câu của các câu 1,2,6 ?

-Các từ ngữ còn lại là thành phần gì của câu ? Các TN này bổ xung cho câu những ND gì ?

 

 

 

-Có thể chuyển các TN nói trên sang những v.trí nào trong câu ?

-Về ND (ý nghĩa) TN được thêm vào câu để làm gì ?

-Về hình thức TN có thể đứng ở những v.trí nào trong câu ?

 

-Bốn câu sau đều có cụm từ “mùa xuân”. Hãy cho biết câu văn nào cụm từ “mùa xuân” là TN. Trong những câu còn lại, cụm từ “mùa xuân” đóng vai trò gì ?

 

 

 

 

-Hs đọc đoạn văn.

-Tìm trạng ngữ trong các đ.trích sau và cho biết ý nghĩa của các TN đó ?

I-Đặc điểm của trạng ngữ:

*Ví dụ:

-Câu 1,2: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày VN / dựng nhà,…, khai hoang. Tre / ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. ->Bỗ xung thông tin về thời gian, địa điểm.

-Câu 6: Cối xay tre nặng nề quay /, từ ngàn đời nay, xay nắm thóc.->Th.gian.

-Bốp bốp, nó bị hai cái tát.->cách thức diễn ra sự việc.

-Nó bị điểm kém, vì lười học.->nguyên nhân

-Để không bị điểm kém, nó phải chăm học ->mục đích.

-Nó đến trường bằng xe đạp.->ph.tiện.

*Ghi nhớ: sgk (39 ).

 

II-Luyện tập:

1-Bài 1 (39 ):

b-Mùa xuân, cây gạo / gọi đến bao…

->TN th.gian.

a-Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của HN-/ là …->CN.

c-Tự nhiên… : Ai cũng chuộng mùa xuân. ->Phụ ngữ.

d-Mùa xuân ! Mỗi khi… ->Câu đ.biệt.

2-Bài 12 (40 ):

a-Như báo trước…tinh khiết ->TN nơi chốn, cách thức.

-Câu 2: Khi đi qua…xanh, mà hạt thóc… tươi ->TN nơi chốn.

-Câu 3: Trong cái vỏ xanh kia ->TN nơi chốn.

-Câu 4: Dưới ánh nắng ->TN nơi chốn.

b-Với khả năng thích ứng… trên đây

->TN cách thức.

 

4- Củng cố: Đặc điểm cơ bản của trạng ngữ là gì?

5-Hướng dẫn học bài:

-Học thuộc lòng ghi nhớ,

-Chuẩn bị bài sau: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo).

Rút kinh nghiệm

 

Leave a Comment