Giáo án bài Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 29 THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: (1 tiết) Nội dung kiến thức: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

29 THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

Nội dung kiến thức:

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Xác vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ trên bản đồ thế giới và nêu ý nghĩa của vị trí đối với khí hậu.

– Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ.

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác văn bản địa lí, phân tích bản đồ.

– Nhận thức khoa học địa lí: Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của Trung và Nam Mĩ, đặc điểm phân hóa khí hậu;

– Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết lien hệ thực tế về khí hậu, sông ngòi châu  u để hiểu sâu hơn đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ,.

2. Phẩm chất

– Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ;

– Các tranh ảnh liên quan.

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

GV nêu luật chơi

+ Tên trò chơi “Giải đoán hình ảnh”

+ Có 2 hình ảnh, quan sát hình ảnh và tìm địa danh trong lược đồ Hình 41.1- Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ.

Bước 2: HS đoán tên hình ảnh qua bức tranh.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí của Trung và Nam Mĩ ( 10 phút)

a) Mục đích:

– Xác định được vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ trên bản đồ thế giới.

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 126 kết hợp quan sát hình 41.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

1. Vị trí địa lí

– Diện tích hơn 2,5 triệu km² được bao bọc bởi 2 đại dương lớn (Thái Bình Dương; Đại Tây Dương)

– Tiếp giáp với các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

TIẾP GIÁP

PHÍA T Y

PHÍA ĐÔNG

BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

Thái Bình Dương

Đại Tây Dương

DÒNG BIỂN

DÒNG BIỂN NÓNG

X

Guy-an

Braxin

DÒNG BIỂN LẠNH

Pê-ru

Phôn- len

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Quan sát lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ, yêu cầu HS hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP sau trong thời gian 2 phút

TIẾP GIÁP

PHÍA T Y

PHÍA ĐÔNG

BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

DÒNG BIỂN

DÒNG BIỂN NÓNG

DÒNG BIỂN LẠNH

Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ. Gv quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ.

Bước 3: Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Gv nhận xét, chuẩn xác.

2.2. Hoạt động 2:  Tìm hiểu phần lãnh thổ eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti (10 phút)

a) Mục đích:

– Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ.

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 127 kết hợp quan sát hình 41.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

2. Các đặc  điểm  khác  của  môi trường  tự  nhiên

a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăngti .

– Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong thường xuyên thổi.

 + Eo đất Trung Mĩ : nơi tận cùng của dãy Cóoc đie

 + Quần đảo Ăngti : gồm vô số đảo quanh biển Caribê

– Khí hậu – thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông – Tây.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời.

Leave a Comment