Giáo án bài Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ tiếp theo thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 30 THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo) Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7 Thời gian thực hiện: (1 tiết) I. MỤC …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

30 THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp theo)

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

– Kể tên được các môi trường của Trung và Nam Mĩ.

– Trình bày được sự khác biệt vệ sinh vật giữa các môi trường của Trung và Nam Mĩ .

– Mô tả được cảnh quan của Nam Mĩ thay đổi theo vĩ độ và độ cao của địa hình 

2. Năng lực

* Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

– Năng lực nhận thức khoa học địa lí:

+ Xác định được các đới khí hậu của Trung và Nam Mĩ  trên lược đồ.

+ Xác định được các môi trường tự nhiên của Trung và Nam Mĩ  trên lược đồ.

– Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích lược đồ, khai thác văn bản địa lí.

3. Phẩm chất

– Chăm chỉ: tích cực chủ động trong các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

– Các lược đồ trong sách giáo khoa phóng to.

– Video, hình ảnh về Trung và Nam Mĩ.

2. Chuẩn bị của học sinh

– SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

– Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

– Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

– Học sinh trả lời được các câu hỏi của giáo viên.

Rừng xích đạo và nhiệt đới

Cao nguyên

Hoang mạc

Núi cao

d) Cách thực hiện:

-Bước 1: GV  cho học sinh xem đoạn Video về cảnh quan Nam Mĩ. Yêu cầu HS quan sát kĩ và kể tên các cảnh quan/ địa hình mà em quan sát được trong video.

-Bước 2: Học sinh xem, GV giúp đỡ và có thể gợi ý cho học sinh

Bước 3: Hs trả lời, Hs khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Gv dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khí hậu Trung và Nam mĩ (10 phút)

a) Mục đích:

– Kể tên được các đới khí hậu cơ bản của Trung và Nam Mĩ.

– Kể tên được các dòng biển lớn ảnh hưởng  tới  Trung và Nam Mĩ .

b) Nội dung:

– Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 129 kết hợp quan sát hình 42.1 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

2. Sự phân hóa tự nhiên

a. Khí hậu

– Có gần đủ các kiểu khí hậu trên trái đất do đặc điểm của vị trí và địa hình khu vực.

– Phần lớn lãnh thổ thuộc đới nóng.

c) Sản phẩm:

– Học sinh ghi ra giấy được các câu trả lời và hoàn thành phiếu học tập.

Đới khí hậu

TRUNG MĨ

QUẦN ĐẢO ĂNG TI

NAM MĨ

Xích đạo

x

Cận xích đạo

x

x

nhiệt đới

 X

X

x

cận nhiệt

X

ôn đới

X

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

Bước 1: GV cung cấp lược đồ và phiếu học tập, yêu cầu HS quan sát lược đồ, đánh dấu X vào đới khí  hậu mà từng khu vực có

Đới khí hậu

TRUNG MĨ

QUẦN ĐẢO ĂNG TI

NAM MĨ

Xích đạo

Cận xích đạo

Nhiệt đới

Cận nhiệt

Ôn đới

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hỗ trợ HS

Bước 3: HS làm việc cá nhân trong thời gian 2 phút , GV gọi 2 HS lên đánh dấu- hoàn thành phiếu học tập trên bảng và chỉ trên  bản đồ.

Bước 4: GV yêu cầu HS quan sát vào phiếu phản hồi và so sánh sự khác biệt về khí hậu lục địa Nam Mĩ với Trung Mĩ, quần đảo Ăng-Ti. (Nam Mĩ có hầu hết các đới khí hậu trên Trái Đất do lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến; Trung và Nam Mĩ thì đơn giản hơn)

Bước 5: GV yêu cầu HS quan sát vào Hình 42.1 lược  đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ để xác định phần lớn lãnh thổ thuộc đới khí hậu nào

Leave a Comment