Kéo xuống để xem hoặc tải về!
hoạt động trải nghiệm
thiên nhiên tươi đẹp quê em
I. MỤC TIÊU: HS có khả năng:
– Kể được tên và lợi ích của một số loại cây trồng
– Có ý thức thực hiện những việc làm phù hợp theo độ tuổi để bảo vệ cây trồng
– Biết tên và đặc điểm các cảnh đẹp thiên nhiên của quê hương
– Có ý thức tìm hiểu về các thắng cảnh thiên nhiên và có thể giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên của quê hương
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: – Thiết bị phát nhạc, bài hát về các loại cây, về thiên nhiên phù hợp với HS lớp 1: Về với thiên nhiên (sáng tác: Hoàng Vũ)
2. Học sinh: – Nhớ lại các bài hát liên quan tới thiên nhiên
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP – HÌNH THỨC DẠY HỌC TÍCH CỰC:
– Phương pháp tổ chức trò chơi, động não, thảo luận theo cặp, thảo luận nhóm, sắm vai, thực hành, suy ngẫm
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
KHỞI ĐỘNG
-GV tổ chức cho HS nghe hát tập thể bài Về với thiên nhiên
THỰC HÀNH
Hoạt động 3: Thảo luận với bạn để tìm hiểu những cảnh đẹp của quê hương
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm hiểu những cảnh đẹp thiên nhiên nơi em sống theo các gợi ý:
+Tên của cảnh đẹp thiên nhiên
+Người dân quê em thường có hoạt động gì tại đó?
Bước 2: Làm việc chung của toàn lớp
-GV yêu cầu đại diện nhóm chia sẻ về cảnh quan thiên nhiên của quê hương
-GV nhận xét, kết luận
Hoạt động 4: Em tập làm hướng dẫn viên du lịch
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-Gv HD HS thảo luận về nội dung sẽ giới thiệu khi làm hướng dẫn viên du lịch theo gợi ý:
+Tên của cảnh đẹp thiên nhiêm, đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp thiên nhiên đó
-Mời đại diện sắm vai hướng dẫn viên du lịch, các bạn còn lại sắm vai là khách du lịch
Bước 2: Làm việc chung cả lớp
-GV mời các nhóm lần lượt lên sắm vai, các nhóm còn lại chú ý lắng nghe, GV nhận xét cách giới thiệu của các nhóm.
VẬN DỤNG
Hoạt động 5: Vẽ tranh về cảnh đẹp thiên nhiên
-GV HD HS vẽ tranh về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương
-GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ với người thân về những gì em đã được trải nghiệm qua chủ đề, đồng thời hỏi người thân để biết thêm nhiều cảnh đẹp thiện nhiên của quê hương
-GV dặn dò HS về nhà hoàn thiện tranh vẽ để giới thiệu với các bạn trong buổi sinh hoạt lớp tiếp theo.
Tổng kết:
-GV yêu cầu HS chia sẻ những điều thu hoạch/ học được. rút ra được sau khi tham gia các hoạt động
-GV đưa ra thông điệp và yêu cầu HS nhắc lại để ghi nhớ: Em yêu và tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương em.
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
– Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
– GDHS chủ đề 8 “Quê hương tươi đẹp”
– Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
– Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản.
– Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường.
II.Đồ dùng dạy – học:
– GV :băng đĩa nhạc, bảng phụ tổ chức trò chơi, bông hoa khen thưởng…
– HS: Chia thành nhóm, hoạt động theo Ban.
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Ổn định tổ chức:
– GV mời chủ tịch Lớp trưởng lên ổn định lớp học.
2. Sơ kết tuần và thảo luận kế hoạch tuần sau
a/ Sơ kết tuần học
* Mục tiêu: HS biết được những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện nội quy lớp học.
*Cách thức tiến hành:
– Lớp trưởng mời lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua.
– Lần lượt các trưởng ban lên báo cáo, nhận xét kết quả thực hiện các mặt hoạt động trong tuần qua.
– Lớp trưởng mời giáo viên chủ nhiệm cho ý kiến.
Dựa trên những thông tin thu thập được về hoạt động học tập và rèn luyện của lớp, giáo viên chủ nhiệm góp ý, nhận xét và đánh giá về:
+ Phương pháp làm việc của Hội đồng tự quản, trưởng ban; uốn nắn điều chỉnh để rèn luyện kỹ năng tự quản cho lớp.
+ Phát hiện và tuyên dương, động viên kịp thời các cá nhân đã có sự cố gắng phấn đấu trong tuần.
+ Nhắc nhở chung và nhẹ nhàng trên tinh thần góp ý, động viên, sửa sai để giúp đỡ các em tiến bộ và hoàn thiện hơn trong học tập và rèn luyện… (không nêu cụ thể tên học sinh vi phạm hay cần nhắc nhở trước tập thể lớp).
+ Tiếp tục rút kinh nghiệm với những kết quả đạt được đồng thời định hướng kế
b/ Xây dựng kế hoạch tuần tới
* Mục tiêu: HS biết được cách lập kế hoạch trong tuần tiếp theo.
*Cách thức tiến hành:
– Lớp trưởng yêu cầu các trưởng ban dựa vào nội dung cô giáo vừa phổ biến, các ban lập kế hoạch thực hiện.
– Các ban thảo luận đề ra kế hoạch tuần tới với nhiệm vụ phải thực hiện và mục tiêu phấn đấu đạt được trên tinh thần khắc phục những mặt yếu kém tuần qua và phát huy những lợi thế đạt được của tập thể lớp; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong mỗi ban.