Giáo án bài thơ tặng bạn môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 4: em yêu bạn bè Góc sáng tạo: thơ tặng bạn (hơn 1,5 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 4: em yêu bạn bè

Góc sáng tạo: thơ tặng bạn

(hơn 1,5 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ: Biết viết vài dòng thơ hoặc một đoạn văn tặng một người bạn. Chữ viết rõ ràng, mắc ít lỗi chính tả, ngữ pháp. Biết trang trí bài viết bằng tranh, ảnh bạn.

+ Năng lực văn học: Củng cố hiểu biết về vần trong thơ; tìm được vần trong thơ. Bước đầu biết làm một vài dòng thơ đơn giản có vần.

2. Phẩm chất

– Biết thể hiện sự quan tâm với bạn bè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

– Sản phẩm của HS năm trước do GV sưu tầm.

– Giấy A4, những mẩu giấy có dòng ô li (cắt hình chữ nhật hoặc hình ô van, cỡ 7 x 8 cm) đủ phát cho từng HS viết đoạn văn, thơ. Có thể viết vào trang vở HS có dòng kẻ ô li / VBT.

– Những viên nam châm để gắn sản phẩm của HS lên bảng lớp.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

– Ảnh người bạn của HS hoặc tranh bạn do HS tự vẽ; giấy màu, bút chì màu, bút dạ, kéo, hồ dán.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu bài: Qua bài Tập đọc Mít làm thơ và Giờ ra chơi, các em đã bước đầu hiểu thế nào là vần trong thơ. Tiết học hôm nay, các em sẽ tập tìm vần cho 2 bài thơ. Sau đó sẽ thực hành làm thơ như bạn Mít. Các em sẽ tập viết một vài dòng thơ tặng một người bạn mà em yêu quý. Nếu làm thơ khó, các em có thể viết một đoạn văn tặng bạn. Hi vọng với bài học này, lớp ta sẽ phát hiện ra những bạn có tài làm thơ, những thi sĩ của lớp.

2. HĐ 1: Tìm vần trong các bài thơ (BT 1)

Mục tiêu: Tìm được vần trong các bài thơ.

Cách tiến hành:

– GV mời HS 1 đọc câu lệnh và bài thơ Tình bạn chưa hoàn chỉnh, các từ cần điền để hoàn thành bài thơ.

– GV mời HS 2 đọc tiếp bài thơ Gấu qua cầu và các từ cần điền để hoàn thành bài thơ.

– GV yêu cầu HS làm bài nhóm đôi: trao đổi, tìm từ (có vần) hợp với ô trống của BT 1a và 1b, nối từ với ô trống thích hợp trong VBT.

– GV mời một số HS báo cáo kết quả trước lớp.

– GV nhận xét, chốt đáp án:

a) Tình bạn

Gà cùng ngan, vịt

Chơi ở bờ ao

Chẳng may té nhào

Gà rơi xuống nước

Không chậm nửa bước

Ngan vịt chạy theo

Rẽ đám rong bèo

Vớt gà lên cạn.

b) Gấu qua cầu

… Không ai chịu nhường bước

Cãi nhau mãi không thôi

Chú nhái bén đang bơi

Ngẩng đầu lên mà bảo:

– Cái cầu thì bé tẹo

Ai cũng muốn qua mau

Nếu cứ cố tranh nhau

Thì có anh ngã chết

Bây giờ phải đoàn kết

Cõng nhau quay nửa vòng

Đổi chỗ thế là xong

Cả hai cùng qua được!

– GV yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 2 bài thơ đã điền vần hoàn chỉnh.

3. HĐ 2: Tập làm thơ hoặc viết đoạn văn về một người bạn (BT 2)

Mục tiêu: Biết làm thơ hoặc đoạn văn về một người bạn.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc YC của BT 2, đọc các gợi ý và mấy dòng thơ mẫu của HS.

– GV hỏi HS về các tiếng bắt vần với nhau trong dòng thơ M của HS.

– GV chốt đáp án: Tiếng Mai bắt vần với tài.

– GV nhắc HS nào không làm thơ thì có thể viết đoạn văn về người bạn mình yêu quý; khuyến khích HS viết sáng tạo, viết tự do, viết nhiều hơn 4 dòng thơ, nhiều hơn 5 câu văn (viết 4 – 5 câu là YC tối thiểu). Chú ý gắn tranh ảnh, trang trí đoạn văn.

– GV đi đến từng bàn, hướng dẫn và giúp đỡ HS: Chỉ cho các em vị trí thích hợp để gắn tranh ảnh, gợi ý cách trang trí. GV nhắc HS chú ý đặt dấu chấm kết thúc câu.

– GV chữa một vài bài của HS.

4. HĐ 3: Giới thiệu, bình chọn sản phẩm (BT 3)

Mục tiêu: Giới thiệu sản phẩm trước lớp. Cả lớp tổ chức bình chọn sản phẩm.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu các bạn trong tổ, nhóm bình chọn sản phẩm (vòng sơ khảo) để thi với tổ, nhóm khác.

– GV đính lên bảng lớp 8 – 10 sản phẩm đã vào vòng 1 (theo Kĩ thuật Phòng tranh). GV mời HS lần lượt lên bảng giới thiệu sản phẩm. Sau khi mỗi em trình bày xong, GV và cả lớp vỗ tay, khen ngợi.

– GV yêu cầu HS trao tặng sản phẩm của mình cho bạn.

– GV khen ngợi những HS hoàn thành tốt BT sáng tạo. 

– HS lắng nghe.

– HS đọc câu lệnh và bài thơ Tình bạn chưa hoàn chỉnh, các từ cần điền để hoàn thành bài thơ.

– HS đọc tiếp bài thơ Gấu qua cầu và các từ cần điền để hoàn thành bài thơ.

– HS làm bài nhóm đôi.

– Một số HS báo cáo kết quả trước lớp.

– HS lắng nghe, sửa bài.

– Cả lớp đọc đồng thanh 2 bài thơ đã điền vần hoàn chỉnh.

– 1 HS đọc YC của BT 2, đọc các gợi ý và mấy dòng thơ mẫu của HS.

– HS trả lời.

– HS lắng nghe GV chốt đáp án.

– HS hoàn thành BT.

– HS làm BT.

– HS lắng nghe.

– Các bạn trong tổ, nhóm bình chọn sản phẩm để thi với tổ khác.

– HS lần lượt lên giới thiệu sản phẩm. GV và cả lớp vỗ tay, khen ngợi.

– HS trao tặng sản phẩm của mình cho bạn.

– HS lắng nghe.

Bài 4: em yêu bạn bè

Tự đánh giá

(10 – 15 phút)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Biết tự đánh giá theo các đề mục đã cho sẵn.

– Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ: Biết đánh dấu trong bảng tự đánh giá những điều mình đã biết, đã làm được sau Bài 3, Bài 4.

2. Phẩm chất

– Rút ra được những bài học cho bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu MĐYC của bài tự đánh giá.

2. HS đọc bảng tự đánh giá

Mục tiêu: HS đọc bảng tự đánh giá.

Cách tiến hành:

– GV mời từng cặp HS đọc tiếp nối nội dung bảng tự đánh giá theo dòng và cột.

– GV mời 1 HS lên bảng làm mẫu: đánh dấu vào dòng a ở 2 cột.

3. HS đánh dấu, tự đánh giá

Mục tiêu: Đánh dấu, tự đánh giá, rút kinh nghiệm cho các buổi học sau.

Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS đánh dấu v tự đánh giá trong VBT: những việc mình đã biết (cột trái) và những gì đã làm được (cột phải).       

– HS lắng nghe.

– Từng cặp HS đọc tiếp nối nội dung bảng tự đánh giá theo dòng và cột.

– 1 HS lên bảng làm mẫu: đánh dấu vào dòng a ở 2 cột.

– HS đánh dấu tự đánh giá trong VBT.

Leave a Comment