Giáo án bài thư trung thu môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài đọc 2: thư trung thu (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài đọc 2: thư trung thu

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Phát âm đúng các từ ngữ.

–           Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài thơ. Hiểu nội dung lời thư và lời bài thơ. Cảm nhận được tình yêu thương của Bác Hồ với thiếu nhi.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Yêu thích những câu thơ hay; thuộc lòng bài thơ trong thư của Bác.

3. Phẩm chất

–           Kính yêu Bác Hồ, nhớ lời khuyên của Bác Hồ.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu để chiếu.

–           Giáo án.

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Tuần trước, các em đã học câu chuyện Con Rồng cháu Tiên nói về nguồn gốc của người Việt Nam và vệ các vị vua lập ra nước ta. Hôm nay, các em sẽ được đọc bức thư của Bác Hồ gửi thiếu nhi cả nước nhân dịp Tết trung thu. Bác Hồ là vị lãnh tụ đã lập ra nhà nước Việt Nam mới. Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi. Thư Trung thu là lá thư Bác viết cho thiếu nhi vào năm 1952, trong những ngày kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp. Các em hãy đọc lá thư để hiểu thêm về tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thành tiếng

a. Mục tiêu: HS đọc bài Thư Trung thu: Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Phát âm đúng các từ ngữ.

b. Cách tiến hành :

– GV đọc mẫu bài đọc: Đọc trôi chảy cả bài. Đọc đúng nhịp thơ. Phát âm đúng các từ ngữ.

– GV yêu cầu HS đọc mục chú giải từ ngữ khó: thi đua, kháng chiến, hòa bình.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc trước lớp. HS đọc tiếp nối 2 đoạn: đoạn văn xuôi và bài thơ.

– GV phát hiện và sửa lỗi phát âm cho HS, hướng dẫn các em đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai: ngoan ngoãn, xinh xinh,….

– GV yêu cầu từng cặp HS luyện đọc tiếp nối 2 đoạn trong bài đọc.

– GV yêu cầu HS thi đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp (cá nhân, bàn, tổ).

– GV mời 1HS khá, giỏi đọc lại toàn bài.

Hoạt động 2: Đọc hiểu

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Đọc hiểu SGK trang 119.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 3 bạn HS tiếp nối nhau đọc 3 câu hỏi:

+ HS1 (Câu 1): Bác Hồ gửi bức thư trên cho ai?

+ HS2 (Câu 2): Tìm những câu thơ thể hiện các ý sau:

a. Bác Hồ rất yêu thiếu nhi.

b. Thiếu nhi rất đáng yêu.

+ HS3 (Câu 3): Bác Hồ khuyên thiếu nhi điều gì?

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện các nhóm trả lời.

– GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Em hãy nói thêm những điều mà em biết về Bác Hồ.

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu điều gì?

Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: HS trả lời các câu hỏi trong phần Luyện tập SGK trang 120.

b. Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc yêu cầu các câu hỏi:

+ Câu 1: Những từ nào trong mỗi câu sau cho biết câu đó là một lời đề nghị, lời khuyên:

a. Mong các cháu cố gắng.

b. Các cháu hãy cố gắng.

+ Câu 2: Đặt một câu với từ mong hoặc từ hãy để nói lời đề nghị của em với người khác.

– GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

– GV mời đại diện các nhóm trả lời.

Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ        

a. Mục tiêu: HS học thuộc lòng bài thơ trong bức thư của Bác .

b. Cách tiến hành:

– GV hướng dẫn HS thuộc lòng 12 dòng thơ.

– GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.

– GV yêu cầu cả lớp đồng thanh đọc bài thơ.                  

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc phần chú giải từ ngữ:

+ Thi đua: cùng nhau cố gắng làm việc, học tập đạt kết quả tốt nhất.

+ Kháng chiến: chiến đấu chống quân xâm lược.

+ Hòa bình: yên vui, không có giặc.

– HS đọc bài.

– HS luyện phát âm.

– HS luyện đọc trong nhóm.

– HS thi đọc.

– HS đọc bài; các HS lắng nghe, đọc thầm theo.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày:

+ Câu 1: Bác Hồ gửi bức thư trên cho thiếu niên, nhi đồng.

+ HS2 (Câu 2): Những câu thơ thể hiện các ý:

a. Bác Hồ rất yêu thiếu nhi: Ai yêu các nhi đồng/Bằng Bác Hồ Chí Minh.

b. Thiếu nhi rất đáng yêu: Tính các cháu ngoan ngoãn/Mặt các cháu xinh xinh.

+ HS3 (Câu 3): Bác Hồ khuyên thiếu nhi: cố găng thi đua học hành, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình, để tham gia kháng chiến, gìn giữ hòa bình, để xứng đáng là cháu của Bác.

– HS trả lời: Em biết về Bác Hồ qua bài thơ Ảnh Bác (nhà thơ Trần Đăng Khoa), qua tấm ảnh Bác đặt phía trên lớp,…

– HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

 HS thảo luận theo nhóm.

– HS trình bày:

+ Câu 1:

a. mong.

b. hãy.

+ Câu 2: Em bé hãy ngủ ngoan nhé.

– HS luyện đọc, đọc thuộc lòng bài thơ trong bức thư của Bác.

Leave a Comment