Giáo án bài Thực hành âm vần môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Thực hành âm vần THIẾT KẾ BÀI DẠY I.             Mục tiêu: 1.            Năng lực: a.            Năng lực chung: –              Kể đúng, đọc đúng các vần oa, …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Thực hành âm vần

THIẾT KẾ BÀI DẠY

I.             Mục tiêu:

1.            Năng lực:

a.            Năng lực chung:

–              Kể đúng, đọc đúng các vần oa, oe, uê, uy, oai, oay, oac, oat, oan, oang.

–              Nhận điện đúng vần được học trong tiếng, từ.

–              Đánh vần tiếng có vần mới và tập đọc nhanh tiếng có vần đã được học và đọc trơn câu, đoạn, bài ứng dụng.

–              Hiểu được nghĩa của câu đã học ở mức độ đơn giản.

–              Nhận diện được quy tắc chính tả, chính tả phương ngữ.

–              Hoàn thành được câu theo từ ngữ/ tranh minh họa đã cho.

b.            Năng lực đặc thù:

–              Năng lực hợp tác qua việc thực hiện nhóm.

–              Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.

2.               Phẩm chất:

–              Chăm chỉ qua các hoạt động tập viết, trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá.

II.            Phương tiện dạy học:

a.            Giáo viên: tranh, phiếu luyện tập

b.            Học sinh: vở bài tập, bảng con

III.           Các hoạt động dạy học:

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN               ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH

1/ Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG

– Mục tiêu: Học sinh nhớ lại chủ đề của bài học “Ngàn hoa khoe sắc”, củng cố các âm vần đã được học.

– Cách tiến hành:

– HS tham gia trò chơi “Truyền thư”. Học sinh hát “Hoa lá mùa xuân” vừa chơi truyền thư. GV ra hiệu lệnh dừng. HS nào giữ thư phải thực hiện yêu cầu trong thư (đọc các vần, tiếng, từ, câu trong thư).

– HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ câu nói có từ ngữ chứa tiếng có vần đã học ở bài 4.

2/ Hoạt động 2: THỰC HÀNH VIẾT CHỮ CHỨA ÂM VẦN ĐƯỢC HỌC

 

– Mục tiêu: Nhận diện được đúng các vần được học trong tiếng từ. Nhận diện được quy tắc chính tả, chính tả phương ngữ.

– Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS mở VBT.

  Bài tập nối:

– GV yêu cầu HS nối các âm với vần đã được học ở chủ đề 19 để tạo thành tiếng.

– HS thảo luận theo nhóm đôi tìm các tiếng để điền vào bông hoa

– Từng HS đại diện nhóm đọc các từ mình nối được.

– HS nhận xét, GV nhận xét.

 

  Bài tập điền vào chỗ trống:

– GV yêu cầu HS lựa chọn âm chữ điền vào chỗ trống thích hợp với tranh vẽ. (Tùy GV lựa chọn 1 trong 3 bài tập hoặc có thể làm hết các bài tập).

– Bài 1: GV yêu cầu 1 HS nêu quy tắc chính tả c/k.

 

– HS làm bài cá nhân vào VBT.

– Vận dụng quy tắc chính tả để thực hiện bài tập.

– GV yêu cầu cá nhân HS nêu bài làm của mình.

 

– HS nhận xét bài làm của bạn.

– Kiểm tra bài tập chính tả và sửa lỗi (nếu có)

– GV nhận xét.

– Bài 2: Điền d/gi

– HS làm bài cá nhân vào VBT.

– GV yêu cầu cá nhân HS nêu bài làm của mình.

– HS nhận xét bài làm của bạn.

– GV nhận xét.

– Bài 3: Điền ch/tr

– HS làm bài cá nhân vào VBT.

– GV yêu cầu cá nhân HS nêu bài làm của mình.

– HS nhận xét bài làm của bạn.

– Kiểm tra bài tập chính tả và sửa lỗi (nếu có).

Nghỉ giữa tiết

3/ Hoạt động 3: LUYỆN TẬP ĐÁNH VẦN TIẾNG/TỪ ĐÃ HỌC VÀ ĐỌC TRƠN ĐOẠN VĂN CHỨA VẦN CHỮ ĐÃ HỌC.

– Mục tiêu: HS đọc đoạn văn có từ ngữ có tiếng chứa âm vần cần thực hành. HS tìm hiểu nghĩa của đoạn văn được đọc và giải câu đố.

– Cách tiến hành:

– HS đánh vần, đọc thầm các câu đố.

– 1 – 2 HS đọc câu đố.

  Hoa gì chỉ nở mùa hè

Dang tay đón bạn ve về đỏ cây

  Ở trên mái phố suốt ngày

Không ai cấm lọ hoa này để chơi.

 

   Đỏ bừng khắp cả mình cây

Khi quả chín vỡ, bông bay khắp vùng.

   Tên em nghe chẳng lạ lùng

Nhà nhà đều có để dùng nấu cơm.

– GV gợi ý hình dạng, màu sắc,… của loài hoa được đố trong câu đố.

– HS giải câu đố.

– GV nhận xét.

Bài tập điền vào chỗ trống:

– GV hướng dẫn HS điền vfo chỗ trống.

– 1 HS đọc từ có trong khung.

– GV: em hãy điền tên loài hoa mà em yêu thích vào chỗ trống.

Hoạt động 4: CỦNG CỐ, DẶN DÒ

– Mục tiêu: HS nhận diện lại tiếng/ từ có âm vần mà HS thường mắc lỗi khi đọc, viết.

– Cách tiến hành:

– HS nhận diện lại tiếng/ từ có âm vần mà HS thường mắc lỗi khi đọc, viết (Chú ý các trường hợp dễ nhầm lẫn do kiểu dáng chữ: n – u, ă – â; do phương ngữ: tr – ch, r – g).

– HS chuẩn bị cho tiết học sau.   

– HS đọc câu, đoạn, viết từ ngữ câu nói có từ ngữ chứa tiếng có vần đã học ở bài 4.

* Dự kiến sản phẩm: HS nhớ lại các vần mới được học trong chủ đề “Ngàn hoa khoe sắc”.

* Tiêu chí đánh giá: HS nêu đúng các vần được học trong chủ đề “Ngàn hoa khoe sắc”.

– HS nêu quy tắc chính tả k chỉ đi chung với e, ê, i.

– HS làm bài tập.

– HS: nhụy hoa cúc, kệ để chậu hoa.

– HS nhận xét.

– HS làm bài tập.

– HS: hoa giấy, hoa dừa cạn.

– HS nhận xét.

* Dự kiến sản phẩm: 

– HS nối được các âm và vần để tạo thành tiếng đã được học; điền vào chỗ trống đúng âm, nhớ quy tắc chính tả.

* Tiêu chí đánh giá:

– HS nối đúng, đọc được đúng các từ vừa nối. Nhớ đúng quy tắc chính tả, chính tả phương ngữ.

– HS đọc: Em thích hoa….

– HS điền.

– HS viết các từ dễ mắc lỗi vào phần chính tả lựa chọn.

– HS tự đánh mình qua các bài tập.

* Dự kiến sản phẩm: HS nắm được nội dung, đọc, viết các vần oa, oe, uê, uy, oai, oay, oac, oat, oan, oang.

* Tiêu chí đánh giá: HS đọc viết đúng các tiếng, câu, đoạn chứa các vần oa, oe, uê, uy, oai, oay, oac, oat, oan, oang.

Leave a Comment