Giáo án bài thực hành em tự chăm sóc bản thân môn tự nhiên xã hội sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file CHỦ ĐỀ 4: EM TỰ CHĂM SÓC VÀ PHỤC VỤ BẢN THÂN (4 TIẾT) TIẾT 4: thực hành em tự chăm sóc bản thân   I. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

CHỦ ĐỀ 4: EM TỰ CHĂM SÓC VÀ PHỤC VỤ BẢN THÂN (4 TIẾT)

TIẾT 4: thực hành em tự chăm sóc bản thân

 

I. MỤC TIÊU: Sau chủ đề, học sinh:

                1. Về năng lực:

                a. Hướng vào bản thân:

                Biết lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh. Thực hành một số kĩ năng cơ bản như tự sắp xếp không gian riêng, chăm sóc sức khỏe. Thực hiện được một số việc tự chăm sóc bản thân phù hợp với lứa tuổi.Tập ăn uống đủ chất theo chế độ dinh dưỡng. Thực hiện được một số hành vi thể hiện được sự tôn trọng bạn bè.

                b. Hướng đến xã hội:

                Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn trong nhóm. Biết tham gia dọn dẹp ngăn nắp sau khi làm.

                2. Về phẩm chất:

                Có trách nhiệm với công việc đã nhận. Yêu quý bản thân; tôn trọng và giúp đỡ người thân, bạn bè. Nỗ lực học hỏi và thực hành các kĩ năng để giúp bản thân phát triển. Trung thực và trách nhiệm trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

                3. Tích hợp:

                – STEAM: Toán (kích thước, kẻ, vẽ hình); Âm nhạc (hát kết hợp bộ gõ cơ thể);Mĩ thuật (vẽ, trang trí trang phục); Khoa học (ăn uống và sức khỏe, quy trình rửa tay, vệ sinh cá nhân, phòng bệnh); Công nghệ (sử dụng vật liệu, dụng cụ).

                – Đạo đức: Rèn luyện nền nếp, thói quen tốt; trung thực, tôn trọng bản thân và mọi người.

                – Kĩ năng sống: Giữ an toàn trong sinh hoạt, học tập.

                – Tiếng Việt: Nói chuyện trôi chảy, tự tin; trình bày rõ ràng; sử dụng từ ngữ thích hợp.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bộ trang phục (dự lễ hội, vui chơi, du lịch, …); giày, dây nịt, dây buộc tóc, lược, …; hình ảnh trang phục theo mùa, …

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi, …

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: Luyện đôi tay khéo (3-5 phút): 

* Mục tiêu:Giúp thu hút sự quan tâm của học sinh vào bài học, tạo hứng khởi cho học sinh đối với bàimới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

 

– Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi “Đôi bàn tay” với dây thun (chú ý an toàn).

– Giáo viên làm mẫu và hướng dẫn học sinh cách chơi, gợi ý để học sinh giúp đỡ bạn.

– Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm.

                – Học sinh

tham gia

trò chơi.

 

2. Hoạt động khám phá (9-10 phút):       

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết lựa chọn những vật dụng và trang phục phù hợp với hoàn cảnh.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, đàm thoại, vấn đáp, trực quan.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở bài tập. Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích.

– Giáo viên lưu ý học sinh đảm bảo an toàn ở những nơi khác nhau (sông nước, cao nguyên,…) và thời tiết khác nhau trong năm (mưa, lũ quét, …).  – Học sinh đánh dấu chọn trong vở bài tập và giải thích vì sao mình chọn những vật dụngvà trang phục như thế.

– Học sinh thực hiện nhóm đôi theo yêu cầu của giáo viên.

3. Hoạt động luyện tập (9-10 phút):        

* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành sắm vai và đề xuất phương án xử lí các tình huống.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Sắm vai, trực quan.

* Cách tiến hành:            

a. Hãy chỉ ra điều nên làm và điều không nên làm để giữ gìn sức khỏe?

– Giáo viên yêu cầu học sinh sắm vai các tình huống:

+ Sau khi luyện tập thể dục thể thao, người có nhiều mồ hôi, ngồi dưới quạt máy cho mát.

+ Rủ bạn cùng xóm tắm mưa khi trời đang mưa to, gió lớn.

+ Sử dụng vật dụng có liên quan đến điện trong nhà.

b. Học cách xử lí khi cảm thấy không khỏe:

– Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để đánh giá khả năng nhận thức và cách xử lí của học sinh: Trong sinh hoạt hằng ngày, em cảm thấy không khỏe như đau họng, sốt, mệt, khó thở, … em sẽ làm gì khi có ngưởi lớn và khi không có người lớn?

– Giáo viên hướng dẫn học sinh súc miệng bằng nước muối pha loãng.   

– Học sinhthực hành súc miệng.

4. Hoạt động mở rộng: Xử lí các tình huống (5-7 phút):   

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách xử lí các tình huống.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành xử lí các tình huống theo nhóm: Khi bị té trầy chân; khi bị sốt cao; khi bị nôn (ói); …             – Học sinhlựa chọn và thực hành xử lí 1 tình huống theo nhóm.

5. Đánh giá (2-3 phút):  

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.

* Cách tiến hành:            

Giáo viênđánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu:      Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn qua phiếu đánh giá.

Sinh hoạt lớp

Leave a Comment