Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Thực hành ngày tuyệt vời
I. Mục tiêu
1. Năng lực chung:
– Phát triển năng lực tự học tự hoàn thiện. Có ý thức tổng kết và trình bày những điều đã học.
– Ngôn ngữ, đọc trơn câu, đoạn bài đọc ứng dụng và câu nói, viết đúng quy tắc chính tả.
– Năng lực giao tiếp hợp tác qua thực hành hoạt động nhóm.
2. Năng lực đặc thù:
– Kể đúng, đọc đúng các vần uân, uyên, uyt, oăt, uât, uyêt, oanh, uynh, uych, oăng, oang, oap
– Nhận diện đúng các vần được học trong tiếng từ bài đọc.
– Đánh vần tiếng có vần , tập đọc nhanh các tiếng có vần đã học, gia tăng tốc đọ đọc trơn câu, đoạn, bài đọc ứng dụng.
– Nhận diện được. quy tắc chính tả, chính tả phương ngữ.
– Hoàn thành được câu theo từ ngữ/ tranh minh họa đã cho.
3. phẩm chất:
Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ ham học hỏi thích đọc sách mở rộng hiểu biết, trách nhiệm tích cực tham gia hoạt động .Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra đánh giá.
II. Chuẩn bị:
– GV: Máy chiếu, các hình ảnh của tiếng từ câu luyện tập. SGV – VBT.
– HS: VBT bảng con, bút.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của Gv Hoạt động mong đợi của HS
1. Khởi động kết hợp kiểm tra bài cũ: 5 phút
Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS bước vào tiết học.
Kiểm tra lại kiến thức đã học giờ trước.
Cho lớp hát bài hát kết hợp trò chơi truyền thư người cuối cùng nhận thư và trả lời câu hỏi.
– Kể tên 3 vần hôm trước học.
Mỗi HS tự tìm 1 từ.
– Học sinh hát.
– oăng, oam, oap.
– dài ngoẵng, ( ngoẵng có oăng).
– ngoạm có ( ngoạm có oam).
– ngoáp miệng ( ngoáp có oap)
GV nhận xét, qua kiểm tra bài cũ cô thấy các con ghi nhớ được các vần mới học, biết tìm từ có vần mới học cô khen cả lớp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hành bài ôn luyện các vần đã học trong tuần.
2. Bài mới: Bài thực hành.
Hoạt động 1: Luyện tập thực hành các vần đã học. ( 5 phút)
Mục tiêu: HS tìm được vần, tiếng từ và câu nói có vần ôn.
+ Năng lực: Tự học tự hoàn thiện, tổng kết và trình bày những điều đã học.
Giao tiếp và hợp tác qua việc thực hành hoạt động nhóm. Giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nói được câu có vần ôn.
+ Phẩm chất: Chăm chỉ trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ham học hỏi thích đọc sách mở rộng hiểu biết.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4.
– Kể tên các vần đã học trong tuần.
Mời nhóm lên trình bày.
Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung.
GV ghi những vần HS vừa tìm lên bảng lớp.
GV gọi 1 – 2 HS đọc lại các vần ôn.
Yêu cầu HS tìm từ có các vần ôn.
GV yêu cầu HS tìm lần lượt.
GV ghi bảng các từ HS tìm.
GV nhận xét cả lớp đã nêu được tất cả những từ có vần vừa học.
– Nhìn vào những từ lớp vùa tìm bạn nào đặt cho cô một câu có chứa từ vừa tìm?
GV yêu cầu HS đặt câu.
Yêu cầu HS nhận xét.
GV chọn 3 câu ghi trên bảng ôn.
GV nhận xét lớp đã nhớ được vần ôn tìm được từ và đặt câu có vần ôn. Bây giờ cô cùng các con sẽ chuyển sang hoạt động 2 luyện đọc trơn vần ôn nhé. – HS thảo luận nhóm 4.
– Kể tên các vần đã học trong tuần.
– Mỗi HS kể một vần đã học trong tuần.
uân, uyên, uyt, oăt, uât, uyêt, oanh, uynh, uych, oăng, oam, oap.
– HS đọc vần vừa ôn.
– – Mùa xuân tuyệt đẹp.
– Chú công an tuýt còi.
– Sợi dây dài ngoẵng.
– Bò ngoạm cỏ.
– Bà khuyên bảo cháu.
Hoạt động 2: Luyện tập đánh giá vần đọc trơn nội dung bài đọc. ( 15 phút)
Mục tiêu: HS đọc đúng đọc nhanh tốc độ bài ôn theo yêu cầu.
GV yêu cầu HS thực hành đọc bài ôn trên bảng.
GV uốn nắn sửa sai cho HS.
GV yêu cầu HS mở sách BTTV T2 trang 10.
Yêu cầu HS đọc tên bài đọc.
GV đọc mẫu.
GV yêu cầu HS tìm tiếng có vần ôn trong bài đọc.
GV cho HS đọc tiếng trong bài đọc có vần ôn.
– Bài đọc có mấy câu?
GV cho HS luyện đọc từng câu.
GV cho HS luyện đọc toàn bài.
GV cho HS đọc nối tiếp từng câu.
Yêu cầu HS đọc toàn bài.
GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
GV hỏi:
– Mẹ đưa Nguyệt đi đâu?
– Nêu hình ảnh em thích trong bài đọc trên.
– Vì sao em thích hình ảnh đó? Em có thích sách không? – HS đọc vần ,từ ngữ, câu trên bài ôn.
– Ở đường sách.
– uyêt trong tiếng nguyệt, tuyệt.
– oang trong tiếng thoáng.
– nguyệt, tuyệt, thoáng.
– Có 6 câu.
– HS luyện đọc từng câu.
– HS đọc toàn bài.
– HS đọc nối tiếp từng câu.
– HS đọc.
– Đi xem đường sách.
– HS tự nêu.
– HS tự trả lời.
GV chốt: Sách rất cần thiết đối với chúng ta. Vì nhờ đọc sách mà chúng ta hiểu biết nhiều điều hay và thú vị. Các con cần chăm chỉ đọc sách. Để xem các con nắm được quy tắc chính tả như thế nào cô cùng các con qua hoạt động 3 nhé.
Hoạt động 3: Ôn luyện quy tắc chính tả. ( 5 phút)
Mục tiêu: Rèn HS quy tắc viết đúng chính tả.
GV yêu cầu HS mở vở BTTVT 2 trang 8.
Quan sát bài tập 2 và nêu yêu cầu bài tập 2.
– Khi nào thì chúng ta dùng chữ c?
– Khi nào ta dùng chữ k?
GV yêu cầu HS làm vở BTTVT2.
GV cho 1 HS làm bài bảng phụ.
GV chữa bài bảng phụ.
GV yêu cầu HS mở vở BTTVT2 trang 10.
GV yêu cầu HS viết cho cô câu sau.
GV đọc cho HS viết vào vở từng câu.
GV chữa bài nhận xét. – HS mở vở BT.
– Điền chữ k hay c.
– Khi ghép với: o, ô, ơ, a, u, ư.
– Khi ghép với: e, ê, i.
– HS tự làm bài.
– HS đối chiếu bài bảng phụ.
– HS viết:
Ông câu cá.
Bà xâu kim.
– HS nghe viết.
– HS đổi chéo vở chữa bài.
Hoạt động tiếp nối: ( 5 phút)
GV cho HS chơi trò chơi đuổi hình bắt chữ.
GV chiếu hình ảnh lên HS nhì ảnh và đọc chữ.
GV nhận xét.
Về nhà các con ôn lại các vần đã học. Xem trước cho cô bài tiếp theo.
– Tuần tra, bóng chuyền, xe buýt, trượt tuyết, doanh trại, huých vai.