Giáo án bài Thực hành quan sát mẫu ếch đồng thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 38 Thực hành QUAN SÁT CẤU TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: – HS nhận dạng các cơ quan …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

38 Thực hành

QUAN SÁT CẤU TRONG CỦA ẾCH ĐỒNG TRÊN MẪU MỔ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– HS nhận dạng các cơ quan của ếch trên mẫu mổ. Tìm những cơ quan hệ cơ quan thích nghi với đời sống mới chuyển lên cạn.

     2. Năng lực

                                Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung  N¨ng lùc chuyªn biÖt

– Năng lực phát hiện vấn đề

– Năng lực giao tiếp

– Năng lực hợp tác

– Năng lực tự học

– N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT    – Năng lực kiến thức sinh học

– Năng lực thực nghiệm

– Năng lực nghiên cứu khoa học

 

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.  Giáo viên

– Mẫu mổ ếch đủ cho các nhóm

– Mẫu mổ sẵn hoặc mô hình não ếch

– Bộ xương ếch

– Tranh cấu tạo trong của ếch

2. Học sinh

– Chuẩn bị ếch đồng theo nhóm

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

 – Nêu cấu tạo ngoài, cách di chuyển và đời sống của Ếch đồng?

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG HS                NỘI DUNG

Hoạt động 1: Quan sát bộ xương Ếch(15’)

 

– GV hướng dẫn HS quan sát H36.1 SGk nhận biết các xương trong bộ xương ếch .

– GV yêu cầu HS quan sát mẫu bộ xương ếch xác định các xương trên mẫu

– GV gọi HS lên chỉ ..

– GV yêu cầu HS thảo luận

+ Bộ xương ếch có chức năng gì ?

– GV chốt lại kiến thức. 

– HS tự thu nhận thông tin ghi nhớ vị trí tên xương: …

– HS thảo luận rút ra chức năng của bộ xương

– Đại diện nhóm phát biểu các nhóm khác bổ sung            1. Bộ xương ếch:

 

– Bộ xương: Xương đầu, xương cột sống, xương đai, xương chi.

 

– Chức năng:

+ Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể

+ Là nơi bám của cơ→di chuyển

+ Tạo thành khoang bảo vệ não, tủy sống và nội quan.

Hoat động 2: Quan sát da và các nội quan trên mẫu(20’)

a- Quan sát da

– GV hướng dẫn HS sờ tay lên bề mặt da quan sát mặt trong da→ nhận xét

– GV cho HS thảo luận

+ Nêu vai trò của da?

b- Quan sát nội quan

– GV yêu cầu HS quan sát H36.3 đối chiếu với mẫu mổ→ xác định các cơ quan của ếch

– GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng đặc điểm cấu tạo trong của ếch thảo luận:

+ Hệ tiêu hóa của ếch có đặc điểm gì khác với cá?

+ Vì sao ở ếch đã xuất hiện phổi mà vẫn TĐK qua da?

+ Tim của ếch khác cá ?

+ quan sát mô hình não cá xác định các bộ phận não?

– GV chốt lại kiến thức

– GV cho HS thảo luận :

+ Trình bày những đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn thể hiện ở cấu tạo trong của ếch?   

HS thực hiện theo hướng dẫn

+ nhận xét….

– Một HS trả lời lớp nhận xét bổ sung

– HS quan sát hình đối chiếu mẫu mổ xác định các vị trí các hệ cơ quan

– Đại diện nhóm trình bày

– HS trong nhóm thảo luận thống nhất ý kiến

– Đại diện nhóm trình bày nhóm khác nhận xét bổ sung

– HS thảo luận xác định được các hệ tiêu hóa hô hấp tuần hoàn thể hiện sự thích nghi với lối sống chuyển lên ở cạn           2. Quan sát da và các nội quan trên mẫu:

 

– Ếch có da trần ( Trơn ẩm ướt), mặt trong có nhiều mao mạch máu→ trao đổi khí

* Kết luận:Cấu tạo trong của ếch ( Bảng tr.118 SGK)

3.  Củng cố (4’)

– Gv nhận xét tinh thần thái độ của HS trong giờ thực hành

– Nhận xét kết quả quan sát của các nhóm

– GV cho HS thu dọn vệ sinh

4. Dặn dò (1’)

– Học bài, hoàn thành bài thu hoạch theo mẫu (SGK tr.119).

5. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy:

Leave a Comment