Giáo án bài thực hành quan sát và mô tả cơ thể đa bào, đơn bào sinh học lớp 6 sách kết nối tri thức

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file   BÀI 24: thực hành quan sát và mô tả cơ thể đa bào, đơn bào  CƠ THỂ ĐƠN BÀO, CƠ THỂ ĐA BÀO. Môn học: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

 

BÀI 24: thực hành quan sát và mô tả cơ thể đa bào, đơn bào 

CƠ THỂ ĐƠN BÀO, CƠ THỂ ĐA BÀO.

Môn học: KHTN – Lớp: 6

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. Mục tiêu

1.            Kiến thức:

–              HS mô tả và vẽ được hình một cơ thể đơn bào.

–              HS quan sát và mô tả được cấu tạo cơ thể người.

–              HS quan sát và mô tả được các cơ quan cấu tạo cơ thể thực vật.

2.            Năng lực:

2.1. Năng lực chung

–              Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, mẫu vật để

+ nêu được tên các thiết bị, dụng cụ cần thiết để làm tiêu bản quan sát và quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao hồ.

+  trình bày được các bước tiến hành làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào.

+  nhận biết được sinh vật đơn bào.

–              Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Hoạt động nhóm để làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao hồ và hoàn thành vào bảng thu hoạch của nhóm

+ Hoạt động nhóm để quan sát một số cơ quan của cơ thể người và thực vật.

–              Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

GQVĐ: Để quan sát được trùng roi chúng ta cần lưu ý gì khi lấy mẫu nước ao hồ? Vì sao?

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

–              Phân biệt cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

–              Mô tả cơ thể đơn bào, cấu tạo cơ thể người, cấu tạo cơ thể thực vật.

–              Thực hiện được thí nghiệm để quan sát cơ thể đơn bào.

3.            Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

–              Chăm học chịu khó tìm tòi tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân để

+ nêu được thiết bị và dụng cụ dùng làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào trong nước ao hồ.

+  trình bày được các bước tiến hành để làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào.

–              Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ tiến hành làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào, quan sát cấu tạo cơ thể người và thực vật.

–              Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm làm tiêu bản và quan sát cơ thể dơn bào.

II. Thiết bị dạy học và học liệu    

–              Hình ảnh: một số cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào, một số hệ cơ quan của cơ thể người, một số hình ảnh về thực vật.

–              Bảng phụ trò chơi “ai nhanh hơn”

–              Phiếu thu hoạc của nhóm.

–              Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh:

+ Dụng cụ: Lam kính, lamen, cốc đong, kính hiển vi, ống nhỏ giọt, giấy thấm, thìa thủy tinh.

+ Mẫu vật: Nước ao hồ, nước ngâm rơm hoặc cỏ, một số cây (Hs có thể tự chuẩn bị)

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là thực hành quan sát cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

a)            Mục tiêu: Giúp học sinh biết được nội dung tìm hiểu là thực hành quan sát cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.

b)            Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”

c)            Sản phẩm: Nội dung bảng phụ.

Cơ thể đơn bào                Cơ thể đa bào

Trùng biến hình, tảo lục, phẩy khuẩn tả gây bệnh tả, vi khuẩn HP, trùng roi, trùng giày, vi khuẩn gây bệnh uốn ván.           Cây xanh, em bé, con thỏ, con gà.

d)            Tổ chức thực hiện:

–              GV: thông báo luật chơi.

–              GV: chiếu băng hình, học sinh quan sát thảo luận và hoàn thành vào bảng phụ.

–              GV: tổ chức cho các nhóm chấm.

–              GV: dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động 2: Thực hành.

Hoạt động 2.1: Thực hành quan sát và mô tả cơ thể đơn bào.

a)            Mục tiêu:

–              HS làm được tiêu bản để quan sát cơ thể đơn bào.

–              HS sử dụng được kính hiển vi để quan sát cơ thể đơn bào.

– HS nhận biết được cơ thể đơn bào đang quan sát.

– HS mô tả và vẽ được cơ thể đơn bào.

b)            Nội dung:

–              HS nghiên cứu thông tin SGK để

1) Nêu thiết bị, dụng cụ và mẫu vật để quan sát cơ thể đơn bào.

2) Sắp xếp theo thứ tự các bước để làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào.

– HS kiểm tra lại thiết bị, dụng cụ và mẫu vật của nhóm mình.

– HS tiến hành làm tiêu bản, quan sát cơ thể đơn bào và hoàn thành nội dung số 1 trong phiếu thu hoạch nhóm.

3) Kể tên cơ thể đơn bào có khả năng quang hợp mà em quan sát thấy. Dấu hiệu nhận biết chúng là gì?

c)            Sản phẩm:

– HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời câu hỏi. Đáp án có thể là

CH1: Thiết bị, dụng cụ: Lam kính, lamen, cốc đong, kính hiển vi, ống nhỏ giọt, giấy thấm, thìa thủy tinh. Mẫu vật: nước ao, hồ…

CH2: Thứ tự là 4-2-1-3

– Bảng thu hoạch nhóm.

d)            Tổ chức thực hiện:

–              Giao nhiệm vụ học tập:

+ GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK  cho biết

1) Nêu thiết bị, dụng cụ và mẫu vật để quan sát cơ thể đơn bào.

2) Sắp xếp theo thứ tự các bước để làm tiêu bản và quan sát cơ thể đơn bào.

+ GV yêu cầu các nhóm kiểm tra lại thiết bị, dụng cụ và mẫu vật của nhóm mình.

+ GV đưa tình huống: Để tiến hành quan sát sát được cơ thể đơn bào chúng ta cần lưu ý gì trong việc làm tiêu bản, lưu ý gì khi sử dụng kính hiển vi.

+ GV yêu cầu các nhóm làm tiêu bản, quan sát dưới kính hiển vi và hoàn thành nội dung số 1 trong bảng thu hoạch nhóm

– Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.

+ HS vận dụng kiến thức đã học về cách làm tiêu bản, sử dụng kính hiển vi để thực hiện nhiệm vụ của nhóm.

– Báo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, yêu cầu HS khác nhận xét bổ sung.

–  Kết luận: GV nhận xét và chốt bảng về cấu tạo cơ thể đơn bào.

Hoạt động 2.2: Thực hành quan sát và mô tả cấu tạo cơ thể người.

a)            Mục tiêu:

–              HS nêu được các hệ cơ quan trong cơ thể người.

–              HS trình bày được các cơ quan trong hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh và vị trí của chúng trên cơ thể.

–              HS nêu được chức năng của một số hệ cơ quan trong cơ thể người.

b)            Nội dung:

– Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình ảnh, xem băng và hoàn thành nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm.

c)            Sản phẩm:

Nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm.

 

Xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể người trên mô hình.

d)            Tổ chức thực hiện:

–              Giao nhiệm vụ học tập:

+ GV: Yêu cầu HS quan sát tranh và băng hình để hoàn thành nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm

+ GV:  Yêu cầu HS vận dụng kiến thức xác định các cơ quan trong cơ thể người trên mô hình.

– Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS quan sát tranh và băng hình hoàn thành bản nội dung số 2 trong bảng thu hoạch nhóm

+ HS xác định các cơ quan trong cơ thể người trên mô hình.

– Báo cáo thảo luận: GV yêu cầu 1- 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

– GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức trên mô hình.

Hoạt động 2.3: Thực hành quan sát và mô tả cấu tạo cơ thực vật.

a) Mục tiêu:

–              HS nêu được các cơ quan trong cơ thể thực vật.

–              HS mô tả được cấu tạo của các cơ quan trong cơ thể thực vật.

b) Nội dung:

–              Yêu cầu HS nêu các cơ quan trong cơ thể thực vật.

–              HS nhận biết các cơ quan của cơ thể thực vật, mô tả cấu tạo của các cơ quan trên hình ảnh giáo viên cung cấp.

–              HS quan sát các mẫu vật mang đi và hoàn thành nội dung số 3 trong bảng thu hoạch nhóm.

–              HS nhận biết các cơ quan trên mẫu vật.

c) Sản phẩm:

–              HS nhận biết và mô tả cấu tạo của các cơ quan trên một số hình ảnh giáo viên cung cấp.

–              Nội dung số 3 trong bảng thu hoạch nhóm.

–              HS nhận biết các cơ quan trên mẫu vật đã chuẩn bị trước.

d) Tổ chức thực hiện:

–              Giao nhiệm vụ học tập:

+ Yêu cầu HS chỉ ra các cơ quan trên cơ thể thực vật.

+ Yêu cầu HS nhận biết và mô tả cấu tạo các cơ quan của thực vật qua một số hình ảnh giáo viên cung cấp.

+ Yêu câu HS quan sát mầu vật và hoàn thành nội dung số 3 trong bảng thu hoạch nhóm.

–              Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tranh ảnh, mẫu vật để thực hiện nhiệm vụ theo nhóm.

– Bảo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung (nếu có).

– Kết luận: GV nhận xét và chốt nội dung về cấu tạo cơ thể thực vật.

3. Hoạt động 3: Thu hoạch- Luyện tập.

a)            Mục tiêu: Hệ thống được kiến thức trong bài thực hành.

b)            Nội dung:

– HS nêu lại nội dung của bài thực hành.

– Các nhóm hoàn thiện bảng thu hoạch nhóm

– Các nhóm vệ sinh và sắp xếp lại đồ dùng của nhóm.

c)            Sản phẩm:

– Bài thu hoạch của nhóm

d)            Tổ chức thực hiện:

– Giao nhiệm vụ học tập:

+ GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã làm trong bài thực hành.

+ GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện và nộp bài thu hoạch nhóm.

+ GV  yêu cầu các nhóm vệ sinh và sắp xếp lại đồ dùng củ nhóm.

– Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

– Báo cáo:

+ GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.

+ Các nhóm nộp lại bản thu hoạch của nhóm.

+ Các nhóm báo cáo về phần vệ sinh và sắp xếp đồ dùng.

– Kết luận: GV nhận xét phần thực hành của các nhóm.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a)            Mục tiêu:

–              Phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

b)            Nội dung: HS vận dụng kiến thức được học trong bài giải thích hiện tượng thực tế

c)            Sản phẩm:

Câu trả lời cho câu hỏi: Để quan sát được trùng roi chúng ta cần lưu ý gì khi lấy mẫu nước ao hồ? Vì sao?

d)            Tổ chức thực hiện: Đưa vấn đề yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời.

 

Leave a Comment