Giáo án bài Thực hành tính chất kim loại theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 4  Thực hành tính chất kim loại   SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức Biết được:                 Mục đích, cách tiến …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

4  Thực hành tính chất kim loại

 

SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được:

                Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

– So sánh mức độ hoạt độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H+ trong dung dịch HCl.

– Fe phản ứng với Cu2+ trong dung dịch CuSO4.

– Zn phản ứng với

a) dung dịch H2SO4;

b) dung dịch H2SO4 có thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Dùng dung dịch KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dung dịch H2SO4

2. Kĩ năng

– Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

– Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. Rút ra nhận xét.

– Viết tường trình thí nghiệm.

    3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II.  Thiết bị và học liệu

1. Giáo viên:

– Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn, kéo, dũa hoặc giấy giáp.

– Hoá chất: Kim loại: Na, Mg, Fe (đinh sắt nhỏ hoặc dây sắt); Dung dịch: HCl. H2SO4, CuSO4

2. Học sinh: Viết mẫu tường trình.

III.  Tiến trình bài dạy

1.Hoạt động khởi động

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS             Nội dung ghi bài

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học bài học mới

b. Nội dung:: Giáo viên giới thiệu về bài học mới: thực hành tính chất sự ăn mòn kim loại và tính chất của kim loại.

c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

-GV đặt vấn đề: Nêu tính chất hoá học của kim loại? Ăn mòn kim loại là gì? Có mấy kiểu ăn mòn kim loại?               -HS trả lời

 

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu học chủ đề mới.

b. Nội dung:: Giáo viên giới thiệu về bài học  thực hành

c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe  và thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh lắng nghe.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS – PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC  NỘI DUNG KIẾN THỨC

Công việc đầu buổi thực hành

 GV nêu:

–  yêu cầu của buổi thí nghiệm

– Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, cách sử dụng các dụng cụ đó.

– Giới thiệu tên các thí nghiệm.

HS lắng nghe.    

Thảo luận và tiến hành thí nghiệm

GV chia lớp thành 3 nhóm

Các nhóm tiến hành thí nghiệm và thảo luận trả lời các câu hỏi, viết ptpư giải thích hiện tượng

Phát triển năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ

Thí nghiệm          Cách tiến hành  Hiện tượng – Giải thích   Ghi chú

1.Dãy điện hoá của kim loại          -nhỏ HCl vào 3 ống nghiệm

-Lần lượt cho mẩu Al, Fe, Cu       hai ống nghiệm có bọt khí thoát ra và Al > Cu       – Lưu ý là đánh thật sạch gỉ sắt để phản ứng xảy ra nhanh và rõ hơn.

2. Điều chế kim loại bằng cách dùng kim loại mạnh khử ion kim loại trong dung dịch.         – Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4                – Đinh sắt có màu đỏ và dung dịch nhạt màu xanh

Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu               

3. Ăn mòn điện hoá

                Ống 1: Zn + H2SO4

Ống 2. Zn + H2SO4 + CuSO4         Khí ở ống 2 thoát ra nhiều hơn và Zn bị ăn mòn nhanh hơn.        

Công việc cuối buổi thực hành

GV:

– Nhận xét về buổi thí nghiệm ( ưu điểm, hạn chế) – Hướng dẫn viết tường trình thí nghiệm         – HS viết tường trình.

Phát triển năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ

                – Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN.

 

3.Hoạt động luyện tập

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài tập

b. Nội dung:: Giáo viên cho học sinh làm bài tập

c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên nois

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức phát câu hỏi, học sinh lắng nghe và làm bài

 

Câu 1.Từ dung dịch CuSO4 để điều chế Cu, người ta dùng

                A. Na.              B. Ag.               C. Fe.                                D. Hg.

Câu 2.Một kim loại dùng để loại bỏ tạp chất Fe2(SO4)3 trong dung dịch FeSO4 là          

                A. Fe.                    B. Ag.                C. Cu.                         D. Ba.  

Câu 3.Có một hỗn hợp gồm: Fe, Ag, Cu. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi người ta dùng dung dịch

                A. AgNO3.                           B. Cu(NO3)2.           C. FeCl3..        D. FeCl2.

Câu 4. Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện?

A. C + ZnO  Zn + CO                       B. Al2O3 2Al + 3/2O2

C. MgCl2 Mg + Cl2                         D. Zn + 2Ag(CN)2- Zn(CN)42-+ 2Ag

4.Hoạt động vận dụng

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế trước khi bắt đầu làm bài tập

b. Nội dung:: Giáo viên cho học sinh làm bài tập vận dụng

c. Sản phẩm:: Học sinh lắng nghe giáo viên nói

d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức phát câu hỏi, học sinh lắng nghe và làm bài

 

Câu 1. Từ Fe2O3 người ta điều chế Fe bằng cách:

A. điện phân nóng chảy Fe2O3.  B. khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao.  

C. nhiệt phân Fe2O3.       D. Tất cả đều đúng.

Câu 2. Ion Na+ bị khử khi:

A. Điện phân dung dịch Na2SO4.                          B. Điện phân dung dịch NaCl

C. Điện phân dung dịch NaOH                             D. Điện phân nóng chảy NaCl.

Câu 3. Dẫn 1 luồng H2 dư qua hỗn hợp rắn X nung nóng gồm Al2O3, MgO, FeO và CuO. Sau phản ứng được hỗn hợp rắn Y gồm bao nhiêu kim loại?

A. 1                                B. 3                                C. 4                                D. 2

Câu 4. Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là

A. khí Cl2 và H2.                B. khí Cl2 và O2.                C. chỉ có khí Cl2.                D. khí H2 và O2.

Câu 5. Muốn mạ Ag lên một vật bằng sắt người ta làm như sau:

A. Điện phân dung dịch AgNO3 với anot là vật bằng Fe, catot là than chì.

B. Điện phân dung dịch FeSO4 với catot là vật bằng Fe, anot là than chì.

C. Điện phân dung dịch AgNO3 với anot là Ag, catot là than chì.

D. Điện phân dung dịch AgNO3 với catot là vật bằng Fe, anot là Ag.

Leave a Comment