GIÁO ÁN BÀI THỰC HÀNH VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG THEO 5 BƯỚC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 62 :THỰC HÀNH VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG   I.             MỤC TIÊU: 1.            Kiến …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 62 :THỰC HÀNH

VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

 

I.             MỤC TIÊU:

1.            Kiến thức :

– HS vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương

2.            Kĩ năng :

–              Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin trong việc vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào bảo vệ môi trường ở địa phương.

–              Kĩ năng hợp tác trong nhóm.

–              Kĩ năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ môi trường.

–              Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.

–              Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

3.            Thái độ :

–              Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương

4.            Nội dung trọng tâm:

–              Vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương.

a.            Năng lực chung:

–              Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lý.

–              Năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

 

–              Năng lực về công cụ lao động: Năng lực sử dụng CNTT, năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học.

b.            Năng lực chuyên biệt: Nhóm NLTP liên quan đến sử dụng kiến thức sinh học, nhóm NLTP về nghiên cứu khoa học, nhóm NLTP về kĩ năng thực hành sinh học, nhóm NLTP về phương pháp sinh học .

II.            CHUẨN BỊ:

–              GV :+Tài liệu về: Luật bảo vệ môi trường

+Hỏi đáp về môi trường và sinh thái

–              HS : +Giấy trắng khổ to dùng để viết nội dung

+Bút dạ

III.           PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

–              Phương pháp: Giải quyết vấn đề, trực quan, thực hành, dạy học nhóm.

–              Kỹ thuật: Động não, chia nhóm, thu nhận thông tin phản hồi, trình bày 1 phút

IV.          TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.            Ổn định lớp (1p)

2.            Kiểm tra bài cũ: Không

3.            Bài mới:

Họat động của giáo viên                Họat động của học sinh Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:             HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:                Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

–              Đặt vấn đề: Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta? Vậy chúng ta cần áp dụng Luật BVMT ở địa phương ntn?

–              Gv n/xét -> Cô cùng các em nghiên sẽ tìm hiểu bài 62.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác.

– đặc điểm (phân loại, ví dụ, ý nghĩa) các mối quan hệ cùng loài, khác loài.

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

–              GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ.

–              2 nhóm cùng thảo luận 1 chủ đề

–              Mỗi chủ đề thảo luận 15 phút. Trả lời các câu hỏi vào khổ giấy lớn.

? Những hành động này hiện      – Mỗi nhóm:

+ Chọn 1 chủ đề

+ Nghiên cứu kĩ nội dung luật

+ Nghiên cứu câu hỏi

+ Liên hệ thực tế ở địa phương

+ Thống nhất ý kiến, ghi                1. Nội dung của Luật bảo vệ môi trường (38p).

– Luật bảo vệ môi trường quy định về phòng chống suy thoái môi trường, sự cố môi trường khi sử dụng các thành phần môi trường như

đất, nước,  không  khí, sinh

 

nay đang vi phạm Luật BVMT?

 

 

?Hiện nay nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như luật BVMT quy định chưa?

? Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt luật BVMT?

? Những khó khăn trong việc thực hiện luật bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?

? Trách nhiệm của mỗi HS trong việc thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường là gì?

– Gv n/xét, chốt ý.

 

 

–              GV yêu cầu các nhóm treo tờ giấy có viết nội dung lên bảng để trình bày và các nhóm khác tiên theo dõi.

–              GV nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của nhóm và bổ sung (nếu cần).

–              Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại.   vào giấy khổ lớn.

– VD ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi, yêu cầu:

+ Nhiều người vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.

+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.

 

+ Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy định đối với từng hộ, tổ dân phố.

+ Khó khăn trong việc thực hiện luật bảo  vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện.

+ HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong ciệc thực hiện luật bảo vệ môi trường.

– Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, đặt câu hỏi để cùng thảo luận.            vật, các hệ sinh thái đa dạngúinh học, cảnh quan

–              Luật bảo vệ môi trường nghiêm cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam

–              các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp

–              Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.Vận dụng:

* Ví dụ chủ đề : Không đổ rác bừa bãi

1-            Nhiều người còn vứt rác bừa bãi nhất là nơi công cộng: công viên, bến xe, đi rên xa vứt rác ra đường…

Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp chưa đúng pháp luật

2-            Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra quy đinh đối với từng hộ từng tổ dân phố

– Nhân dân cần nghiêm chỉnh chấp hành Luật bảo vệ môi trường, thu gom rác và đổ rác đúng nơi quy định

3- Khó khăn; ý thức của

 

 

                                người dân còn thấp, cần tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện

4- HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong việc thực hiện

Luật bảo vệ môi trường

2.            Củng cố (5p):

–              GV nhận xét buổi thực hành về ưu nhược điểm của các nhóm.

–              Đánh giá cho điểm HS.

–              GV hướng dẫn HS viết thu hoạch theo mẫu sgk/187

3.            Dặn dò (1p):

–              Về viết bài thu hoạch theo mẫu.

–              Ôn lại các kiến thức đã học của phần II. Giờ sau làm bài tập.

Bài 61 : LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

– Học sinh phải nắm được sự cần thiết phải có luật bảo vệ môi trường.

– Những nội dung chính của luật bảo vệ môi trường.

– Trách nhiệm của mỗi HS nói riêng, mỗi người dân nói chung trong việc chấp hành luật.

2 kĩ năng

-Kĩ  năng thu thập và xử lý thông tin để tìm hiểu một số nội dung cơ bản của  Luật bảo vệ môi trường.

-Kĩ  năng hợp tác nhóm

– Kĩ  năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ môi trường  .

-Kĩ  năng hợp tác, lắng nghe tích cực

-Kĩ  năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm,  tổ , lớp.

3. Thái độ :

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành luật bảo vệ môi trường, tuyên truyền để mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường

4. Phát triển năng lực

NLtự học, tư duy sáng tạo, NLhợp tác NL giao tiếp, NL tri thức sinh học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

– Cuốn “Luật bảo vệ môi trường và nghị định hướng dẫn thi hành”

III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

– Dạy học nhóm – Vấn đáp tìm tòi – Trực quan

IV.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1.Kiểm tra

Có những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái rừng ?

Có những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái biển ?

Có những biện pháp nào để bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp ?

2. Bài mới

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS             Nội dung

Hoạt động I: Sự cần thiết ban hành luật

– GV đặt câu hỏi:

– Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường?

– Gv yêu cầu học siinh thảo luận nhóm theo tổ 3. nhóm 1. 2 thảo luận 3 ý đầu, nhóm 3. 4 thảo luận 3 ý sau: hoàn thành bảng 61.

– Gv yêu cầu các nhóm lên điền thông tin vào bảng:

– Gv chốt lại đáp án đúng.

 

– Nếu không có luật bảo vệ môi trường thì hậu quả sẽ như thế nào?

– GV cho thảo luận toàn lớp về hậu quả của việc không có luật bảo vệ môi trường

– Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về sự cần thiết ban hành luật bảo vệ môi trường?

– Gv chốt lại kiến thức, yêu cầu học sinh ghi bài. – HS trả lời được:

+ Lí do ban hành luật là do môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nặng.

– HS trao đổi nhóm hoàn thành nội dung cột 3 bảng 61 SGK.

 

– Đại diện nhóm lên điền thông tin vào bảng,  nhóm khác nhận xét, bổ sung.

– Hs theo dõi tự bổ xung.

 

– Nhiều học sinh tham gia góp ý kiến:

+ Khai thác rừng bừa bãi. săn bắn động vật bừa bãi…ô  nhiễm môi trường, môi trương suy thoái nghiêm trọng…

+ Hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và thiên nhiên hoang dã…

 

– Hs nghe và ghi bài.        – Luật bảo vệ môi trường nhằm ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.

– Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước.

 

–              Hoạt động 2 Một số nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường

– GV giới thiệu sơ lược về nội dung luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương, nhưng phạm vi bài học chỉ nghiên cứu chương II và III.

– Yêu cầu 1 HS đọc to nội dung chính chương 2 của luật bảo vệ môi trường.

– chương 2 quy định những vấn đề gì?

+ GV lưu ý HS: sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.

– Em đã thấy có sự cố môi trường chưa và em đã làm gì?

– Yêu cầu 1 HS đọc to nội dung chính chương 3 của luật bảo vệ môi trường.

– Chương 3 quy định những nội dung và vấn đề gì?

– Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế: Kể một số cơ quan, tổ chức kinh tế không có trách nhiệm bảo vệ môi trường?

 

– Gv: Hiện nay có nhiều tổ chức làm tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường xong cũng có nhiều cơ quan tổ chức chưa làm tố nhiệm vụ bảo vệ môi trường -> chuyển mục 3 

– Hs nghe và ghi nhớ kiến thức.

 

– Hs đọc to.

 

-Hs trả lời dựa vào nôi dung đã đọc.

 

-Hs nghe và ghi nhớ kiến thức

 

 

 

+ Lở đất, lũ lụt, sập hầm, sóng thần….

 

– Hs đọc nội dung chính chương 3.

 

– Hs dựa vào thông tin vừa đọc để trả lời.

 

– Công ty sản xuất mì chính Vedan, Mi – uon, các bệnh viện: Bệnh viện trung ương Hà Nội…chưa có hệ thống sử lý nước thải vẫn xả trực tiếp nước thải ra ngoài môi trường. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (chương II)–sgk trang 184

2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường(chương III) – sgk trang 185.

Hoạt động 3

: Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật bảo vệ môi trường

– GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo bàn 3.: Trả lời 2 câu hỏi mục  SGK trang 185.

 

 

 

 

– Gv điều khiển thảo luận nhóm.

– GV nhận xét, bổ sung và yêu cầu HS rút ra kết luận.

– Yêu cầu liên hệ việc chấp hành bảo vệ môi trường ở các nước phát triển trên thế giới?

– Gv: ở các nước phát triển, mỗi người dân đều rất hiểu luật và thực hiện tốt  môi trường được bảo vệ và bền vững.      – Hs trao đổi nhóm theo bàn 3. và nêu được:

+ Tìm hiểu luật

+ Việc cần thiết phải chấp hành luật

+ Tuyên truyền dưới nhiều hình thức

+ Vứt rác bừa bãi là vi phạm luật…

– Các nhóm tham gia ý kiến.

– Hs nghe, ghi nhớ kiến thức và ghi bài.

 

– HS có thể kể các việc làm thể hiện chấp hành luật bảo vệ môi trường ở 1 số nước

VD: Singapore: vứt mẩu thuốc lá ra đường bị phạt 5 USD và tăng ở lần sau.          

 

 

 

 

– Mỗi người dân phải hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường.

– Tuyên truyền để mọi người thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường.

 

4. Hoạt động luyện tập – vận dụng

– Vì sao phải bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu biện pháp bảo vệ?

– Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm mục đích gì?

– Bản thân em đã chấp hành luật như thế nào?

5. Hoạt động tìm tòi – mở rộng                                                                 

– Học bài và trả lời câu hỏi 1. 2. 3. 4 SGK.

– Đọc mục “Em có biết”.

– Tìm đọc cuốn “Luật bảo vệ môi tường ở Việt Nam”.

– Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

– Đọc trước và chuẩn bị bài thực hành. Chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ nét đậm viết bảng nhóm. Gv chia lớp thành 8 nhóm nhỏ phân công 2 nhóm 1 nội dung( chuẩn bị trước nội dung: Tìm hiểu nội dung luật, trả lời câu hỏi sgk trang 187, liên hệ thực tế tại địa phương ghi nội dung ra bảng nhóm tiết sau cử đậi diện lên trình bày kết quả bài nghiên cứu. Các nhóm còn lại ngoài nghiên cứu nội dung của nhóm mình, nghiên cứu thêm nội dung của nhóm bạn có thể đặt câu hỏi cho nhóm bạn). Các chủ đề:

+ Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp pháp.                                     

+ Không đổ rác bừa bãi.

+ Không gây ô nhiễm nguồn nước.          

+ Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát.

 

Leave a Comment