Kéo xuống để xem hoặc tải về!
chủ đề 7: thế giới trong mắt em
bài 1 tia nắng đi đâu?
I . MỤC TIÊU : Giúp HS :
1.Phát triển kĩ năng
– HS đọc đúng ,rõ ràng và một bài thơ ; hiểu và trả lời đúng các câu hỏi có liên quan đến nôi dung.Nhận biết một số tiếng cùng vần với nhau; củng cố kiến thức về vần; thuộc lòng một số khổ thơ và cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ qua vần và hình ảnh thơ; quan sát, nhận biết được các chi tiết trong tranh và suy luận từ tranh được quan sát..
– HS viết lại đúng các tiếng có vùng vần ở cuối dòng thơ
– HS nói và nghe thông qua trao đổi về nội dung của bài thơ và nội dung được thể hiện trong tranh
2.Phát triển phẩm chất và năng lực chung :
Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên; khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
II. CHUẨN BỊ
1. Kiến thức ngữ văn:
GV nắm được đặc điểm vần, nhịp và nội dung của bài thơ Tia nắng đi đâu?; nghĩa của một số từ ngữ khó trong bài thơ ( sực nhớ, ngẫm nghĩ) và cách giải thích nghĩa của các từ này.
2. Phương tiện dạy học: Tranh minh họa có trong SHS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động 1: Khởi động
– GV cho hs hát bài nắng sớm
+ GV yêu cầu HS quan sát tranh, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
a.Trong tranh, em thấy tia nắng ở đâu?
b.Em có thích tia nắng buổi sáng không? Vì sao?
+ GV và HS thống nhất câu trả lời, sau đó GV dẫn vào bài đọc: Tia nắng ở đâu?
2. Hoạt động 2: Đọc
– GV đọc mẫu toàn bài thơ.
– GV hướng dẫn HS luyện phát âm một số từ ngữ có vần mới khó:
+ GV đưa những từ ngữ đó lên bảng .
* Đọc câu:
– GV yêu cầu HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 1.
– GV yêu cầu HS đọc nối tiếp dòng thơ lần 2.
* Đọc từng khổ thơ:
– GV hướng dẫn HS nhận biết các khổ thơ (khổ 1: 4 dòng thơ đầu; khổ 2: 4 dòng thơ tiếp theo; khổ 3: 4 dòng thơ tiếp theo; khổ 4: 4 dòng thơ còn lại).
– GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ trong bài (sực nhớ: đột ngột, bỗng nhiên nhớ ra điều gì; ngẫm nghĩ: nghĩ kĩ và lâu ) (miêu tả kết hợp với tranh trực quan).
+ GV yêu cầu HS đọc khổ theo nhóm.
+ Thi đọc theo nhóm
+ Nhóm khác bình chọn, GV chốt tuyên dương, khen thưởng.
* Đọc cả bài thơ:
– GV nhận xét, tuyên dương
3. Hoạt động 3: Tìm trong khổ thơ những tiếng cùng vần với nhau.
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4, cùng đọc lại bài thơ và tìm trong khổ thơ đầu những tiếng cùng vần với nhau rồi viết những tiến tìm được vào vở.
– GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả thảo luận.
– GV nhận xét và đánh giá.
– GV và HS thống nhất câu trả lời ( sáng – đang, dậy – thấy, ai – bài).
– HS hát
– HS quan sát tranh thảo luận nhóm 2
+ HS trình bày- HS khác nhận xét
+ HS đọc nối tiếp tên bài.
– HS lắng nghe- đọc thầm
+ HS tìm từ khó đọc và nêu
HS đánh vần, đọc trơn, sau đó cả lớp đọc đồng thanh một số lần.
HS đọc cá nhân
+ HS chia khổ
+ HS đọc nối tiếp khổ lần 1.
+ HS đọc nối tiếp khổ lần 2.
+ HS đọc khổ thơ theo nhóm.
+ 1 – 2 HS đọc thành tiếng toàn bài..
+ Một vài nhóm lên thi
+ Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.
-HS thảo luận nhóm 4 và viết những tiếng tìm được vào vở.
-1 – 2 HS đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
TIẾT 2
4. Hoạt động 4: Trả lời câu hỏi
– GV hướng dẫn HS làm việc nhóm để tìm hiểu bài thơ và trả lời các câu hỏi:
a. Buổi sáng thức dậy, bé thấy tia nắng ở đâu?
b. Theo bé, buổi tối tia nắng đi đâu?
c.Theo em, nhà nắng ở đâu?
GV và HS thống nhất câu trả lời.
5. Hoạt động 5: Học thuộc lòng
– GV trình chiếu 2 khổ thơ cuối.
– GV hướng dẫn HS học thuộc lòng hai khổ thơ cuối bằng cách xóa dần. (Lưu ý: để lại những từ ngữ quan trọng cho đến khi HS thuộc lòng hai khổ thơ này.)
6. Hoạt động 6: Vẽ tranh ông mặt trời và nói về bức tranh em vẽ
– Vẽ ông mặt trời.
+ Cho HS nhận xét bài vẽ của nhau.
– Nói về bức tranh vẽ
+ Gv đưa ra một số câu hỏi gợi ý: Em vẽ ông mặt trời màu gì? Ông mặt trời em vẽ có hình gì? Em vẽ nhữn gì xung quanh ông mặt trời?
– GV nhận xét, tuyên dương.
7. Hoạt động 7: Củng cố
– GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính.
– GV mời HS đưa ra ý kiến về bài học: Con thích điều gì ở bài học này? Điều gì con chưa thích? … GV ghi nhận ý kiến của HS
– GV nhận xét, khen thưởng, động viên.
– HS làm việc
– Đại diện một số nhóm trả lời.
Các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
-2-3 HS đọc thành tiếng hai khổ thơ cuối.
-HS nhớ và học thuộc cả những từ bị che/xóa.
-Mỗi HS vẽ ông mặt trời theo trí tưởng tượng của mình vào vở.
-HS nhận xét bài của nhau.
+ HS chia nhóm nói về ông mặt trời
-Hs lên bảng trình bày; các bạn khác lắng nghe, nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-HS nêu ý kiến về bài học