Kéo xuống để xem hoặc tải về!
56 Tiến hóa về tổ chức cơ thể
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– HS nêu được mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp ĐV thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng
2. Năng lực
Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt
– Năng lực phát hiện vấn đề
– Năng lực giao tiếp
– Năng lực hợp tác
– Năng lực tự học
– N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT – Năng lực kiến thức sinh học
– Năng lực thực nghiệm
– Năng lực nghiên cứu khoa học
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– Giáo án – SGK
– Tranh hình 54.1 SGK phóng to
2. Học sinh:
– Vở ghi – SGK – Tài liệu liên quan
– Kẻ bảng SGK tr.176
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
– Nêu sự phức tạp hóa và sự phân hóa các bộ phận di chuyển ở động vật?
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp.
Sự vận động vận động và di chuyển là đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật . Nhờ có khả năng di chuyển mà động vật có thể đi tìm thức ăn , bắt mồi , môi trường sống thích hợp . Tìm đối tượng sinh sản và lẩn trốn kẻ thù .
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
a) Mục tiêu: Mức độ phức tạp dần trong tổ chức cơ thể của các lớp ĐV thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập.
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
1: So sánh một số hệ cơ quan của động vật. (15’)
– GV yêu cầu quan sát tranh đọc các câu trả lời hoàn thành bảng trong vở bài tập
– GV kẻ bảng để HS chữa bài
– GV yêu cầu HS quan sát bảng kiến thức chuẩn – Cá nhân đọc nội bảng ghi nhận kiến thức
– Trao đổi nhóm lựa chọn câu trả lời
– Hoàn thành bảng
– Đại diện các nhóm lên ghi kết quả vào bảng 1
– Nhóm khác theo dõi bổ sung
– HS theo dõi và tự sửa chữa I. So sánh một số hệ cơ quan của động vật
– Nội dung trong bảng 1
2: Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể. (20’)
– GV yêu cầu HS quan sát lại nội dung bảng trả lời câu hỏi:
+ Sự phức tạp hóa của các hệ hô hấp, tuân fhoàn, thần kinh, sinh dục được thể hiện như thế nào qua các lớp động vật đã học?
– GV ghi tóm tắt kiến thức của các nhóm và phần bổ sung lên bảng
– GV nhận xét đánh giá và yêu cầu HS rút ra kết luận về sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể
– GV hỏi thêm:
+ Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa gì? – Cá nhân theo dõi thông tin ở bảng ghi nhớ kiến thức
– Trao đổi nhóm
– Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể của các lớp động vật thể hiện ở sự phân hóa về cấu tạo và chuyên hóa về chức năng.
– Sự phức tạp hóa tổ chức cơ thể ở động vật có ý nghĩa:
+ Các cơ quan hoạt động có hiệu quả hơn.
+ Giúp cơ thể thích nghi với môi trường.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 1: Động vật nào dưới đây hô hấp chủ yếu bằng da?
A. Ếch đồng. B. Báo gấm.
C. Chim bồ câu. D. Thằn lằn bóng đuôi dài.
Câu 2: Động vật nào dưới đây có cơ thể chưa phân hóa thành các hệ cơ quan?
A. Thủy tức. B. Trùng biến hình.
C. Cá nheo. D. San hô.
Câu 3: Cá chép có hệ thần kinh
A. hình chuỗi hạch. B. vòng hạch.
C. hình mạng lưới. D. hình ống.
Câu 4: Trong các động vật dưới đây, động vật nào hô hấp bằng da?
A. Ếch đồngB. Giun đất
C. Ễnh ương lớnD. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Trong số các động vật dưới đây, có bao nhiêu động vật chưa có hệ tuần hoàn?
1. Thủy tức
2. Trùng biến hình
3. Hải quỳ
4. Đỉa
5. Giun đất
Số ý đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Sự tiến hóa của các hệ cơ quan như: hô hấp, thần kinh, sinh dục thể hiện ở sự phức tạp hóa …(1)… trong tổ chức cơ thể. Sự phức tạp hóa một hệ cơ quan thành nhiều bộ phận khác nhau tiến tới hoàn chỉnh các bộ phận ấy …(2)… giúp nâng cao chất lượng hoạt động làm cơ thể thích nghi với điều kiện sống trong quá trình tiến hóa.
A. (1): sự chuyên hóa; (2): sự phân hóa
B. (1): sự chuyên hóa; (2): sự phức tạp hóa
C. (1): sự phân hóa; (2): sự chuyên hóa
D. (1): sự phân hóa; (2): sự chuyển hóa
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Châu chấu có hệ thần kinh hình chuỗi hạch.
B. Đỉa có hệ thần kinh hình ống.
C. Giun đất có hệ thần kinh hình mạng lưới.
D. Trùng biến hình có hệ thần kinh hình mạng lưới.
Câu 8: Hãy nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp.
Đại diện (A) Đặc điểm của hệ tuần hoàn (B)
1. Châu chấu a. Chưa phân hoá
2. Thuỷ tức b. Tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín
3. Giun đất c. Tim chưa có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở
4. Ếch đồng d. Tim chưa có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn hở
A. 1d; 2a; 3c; 4b.
B. 1d; 2c; 3b; 4a.
C. 1c; 2a; 3d; 4b.
D. 1a; 2d; 3c; 4b.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Giun đất có hệ thần kinh hình chuỗi hạch.
B. Đỉa có hệ thần kinh hình ống.
C. Trùng biến hình chưa phân hóa hệ thần kinh.
D. Thủy tức có hệ thần kinh hình mạng lưới.
Câu 10: Động vật nào dưới đây hô hấp bằng phổi và hệ thống túi khí?
A. Thằn lằn B. Ếch đồng C. Chim bồ câu D. Thỏ hoang
Đáp án
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án A B D D B
Câu 6 7 8 9 10
Đáp án C A C B C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu:
Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung
Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập
So sánh một số hệ cơ quan của động vật
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
– GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
– GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
– GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
– GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện. 1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
Tên động vật Ngành Hô hấp Tuần hoàn Thần kinh Sinh dục
Trùng biên hình Động vật nguyên sinh Chưa phân hóa Chưa phân hóa Chưa phân hóa Chưa phân hóa
Thủy tức Ruột khoang Chưa phân hóa Chưa phân hóa Hình mạng lưới Tuyến sinh dục không có ống dẫn
Giun đất Giun đốt Da Tim chưa có tâm nhĩ, tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình chuỗi hạch (hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng) Tuyến sinh dục có ống dẫn sinh dục
Châu chấu Chân khớp Hệ thống ống khí Tim chưa có tâm nhĩ, tâm thất, hệ tuần hoàn hở Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn sinh dục
Cá chép Động vật có xương sống Mang Tim có tâm nhĩ, tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn sinh dục
Ếch đồng (trưởng thành) Động vật có xương sống Da và phổi Tim có tâm nhĩ, tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn sinh dục
Thằn lằn Động vật có xương sống Phổi Tim có tâm nhĩ, tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn sinh dục
Chim bồ câu Động vật có xương sống Phổi và túi khí Tim có tâm nhĩ, tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn sinh dục
Thỏ Động vật có xương sống Phổi Tim có tâm nhĩ, tâm thất, hệ tuần hoàn kín Hình ống (bộ não và tủy sống) Tuyến sinh dục có ống dẫn sinh dục
Vẽ sơ đồ tư duy cho bài học
4. Hướng dẫn về nhà:
– Học bài trả lời câu hỏi SGK
– HS kẻ bảng 1,2 vào vở bài tập.