Giáo án bài Tiếng gà trưa soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tuần 13 Ngày soạn: Ngày dạy:   I- Mục tiêu Kiến thức:         Tiết 49, 50 Tiếng gà trưa   + Cảm nhận …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tuần 13 Ngày soạn: Ngày dạy:

 

I- Mục tiêu

  1. Kiến thức:
 

 

 

 

Tiết 49, 50 Tiếng gà trưa

 

+ Cảm nhận bước đầu về vể đẹp trong sáng, đằm thắm của những kí ức về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài.

+ Chỉ ra được NT biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả thông qua tiếng gà trưa những chi tiết tự nhiện, bình dị.

  1. Kĩ năng: Phân tích thơ 4 chữ theo cảm xúc.
  2. Thái độ: Biết yêu thương gia đình, yêu cuộc sống và yêu đất nước.
  3. Năng lực, phẩm chất: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ.

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 

  1. GV: nghiên cứu tài liệu liên quan, bài soạn
  2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Đọc diễn cảm và soạn bài chu đáo.

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH:  đọc diễn cảm, phân tích, đặt và giải quyết vấn đề, giảng bình, dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, thuyết trình
  • KTDH: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não,trình bày 1 phút

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

1. Hoạt động khởi động

*GV ổn định tổ chức

*Kiểm tra bài cũ: gv kiÓm tra vë so¹n cña mét sè hs

  • GV giới thiệu bài mới:

Em đã có kỉ niệm nào đáng nhớ với người thân?

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

HĐ1: Tìm hiểu chung Kĩ thuật đọc tích cực Thanh lý hợp đồng Phần tác giả ,tác phẩm

I- Đọc ,tìm hiểu chung 1-Đọc , chú thích ,

  1. Tác giả ( sgk)
  2. Tác phẩm:

* Hoàn cảnh :trong thời kỡ đầu cuộc k/c chống Mĩ, in trong tập « Hoa dọc chiến hào »

*Thể thơ :5 tiếng ( cũng gọi là ngũ ngôn biến thể)

*Nhân vật trữ tình: Người chiến sỹ, người cháu

*Bố cục 3 phần:

+ P1: trên dường hành quân nghe tiếng gà trưa

+ P2: 5 khổ tiếp theo: Những kỉ niệm tuổi thơ & tình cảm của nhà thơ

+ P3: Những suy ngẫm về kỉ niệm và cuộc đời.

HĐ2: Phân tích

 

Hoạt động nhóm 7p

-Giao nhiệm vụ

+ Làm việc cá nhân 3p

+ Làm việc nhóm 4p chia sẻ, thống nhất ý kiến ghi vào bảng phụ.

II- Phân tích

 

1) Trên đường hành quân nghe tiếng gà trưa

 

Trả lời các câu hỏi

  1. Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh của người chiến sỹ đang làm nhiệm vụ gì? nx về nhiệm vụ ấy của người c/sỹ?
  2. Người chiến sỹ dừng chân bên không gian nào? Khung cảnh của không gian ấy ntn?
  3. Trong không gian yên bình ấy, người chiến sỹ nghe thấy âm thanh nào? âm thanh đó gợi cảm xúc nào của tác giả?
  4. Cảm xúc ấy được bộc lộ qua những câu thơ nào?

+ NX về từ ngữ, h/a, nhịp điệu?

+Với việc sử dụng những NT trên giúp em hiểu được gì về cx, suy nghĩ của người lính lúc này ?

Báo cáo kết quả

+ Đại diện một nhóm trình bày , các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung,chia sẻ

,tranh luận…

+ Gv nhận xét hoạt động học và chốt kiến thức.

Gv bình: Trên đường ra mặt trận người chiến sỹ đã bắt gặp âm thanh quen thuộc để rồi mỗi lần lắng nghe là một lần kỉ niệm tuổi thơ lại hiện về vẹn nguyên. Âm thanh điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình bằng điệp từ nghe(thính giác). Đồng thời đó còn là xuất phát điểm của những cảm xúc tiếp theo từ tiếng gà trưa. Tình cảm đó được phát triển cụ thể ntn, tình cảm với làng xóm, với quê hương ra sao->bài sau

 

 

Hoạt động nhóm 5p

-Giao nhiệm vụ

+ Làm việc cá nhân 2p

+ Làm việc nhóm 3p chia sẻ, thống nhất ý kiến ghi vào bảng phụ.

Trả lời các câu hỏi

 

1.Tiếng gà trưa đã khơi dạy hình ảnh nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • “Trên …xa”

-> Nhiệm vụ gian khổ, khó khăn, thiêng liêng

  • “Dừng chân…nhỏ”

-> Nhỏ bé, bình yên, quen thuộc

 

-“Tiếng gà ..cục ta”

-> Nhớ quê hương , nhớ nhà

 

  • “Nghe…thơ”

+ NT: đảo cấu trúc câu, ẩn dụ, điệp từ, chuyển đổi cảm giác, nhịp thơ 1/4

=> Gợi ấn tượng về tiếng gà trưa làm xao động không gian và lòng người.

Cả miền nhớ ùa về trong người lính.

 

Tiết 2

 

2) Kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm của nhà thơ

 

 

+ Nghệ thuật nào được sử dụng ?

+ Tác dụng của việc sử dụng những NT đó?

+ Em có nx gì về những h/a được nói tới trong khổ thơ?

2. Những kỉ niệm nào được t/g nhắc tới?nx gì về h/a người bà qua những chi tiết trên?

+Từ đó gợi những cảm nghĩ gì trong em về tình bà cháu?

Báo cáo kết quả

+ Đại diện một nhóm trình bày , các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung,chia sẻ

,tranh luận…

+ Gv nhận xét hoạt động học và chốt kiến thức.

GV: Sau lời mắng yêu là hình ảnh người bà với đôi bàn tay già nua, nhăn nheo chắt chiu soi từng quả trứng hồng hồng vẫn đang còn nóng hổi để tìm những quả tốt nhất dành cho gà mỏi ấp ta thấy với khuôn mặt và đôi mắt đục mờ của bà ngước lên bầu trời màu đông đang chuyển gió buốt lạnh mà lo lắng cho đàn gà con chịu rét, chịu sương muối sẽ bị chết toi. Bà lo tết năm nay cháu sẽ không có quần áo mới để mặc tết cháu bà sẽ buồn lắm. Vì thế mà bà chăm chút từng quả trứng khi gà mới đẻ, hi vọng là đàn gà sinh sôi nảy nở nhiều hơn để mang lại cho cháu niềm vui của trẻ con là có quần áo mới để mặc têt. Từ những kỉ niệm vô cùng giản dị gần gũi với làng quê, với tuổi thơ đến h/a người bà đã trở thành hành trang người chiến sỹ mang theo trên đường hành quân.

Đó cũng là t/c không thể thiếu trong cội nguồn mỗi con người nói chung.

 

Thảo luận cặp đôi 3p

Tìm thông tin trong 2 khổ thơ cuối cho câu hỏi sau

1. Câu thơ nào nói lên h/a ổ trứng luôn đeo đuổi tâm hồn nhà thơ?

+ Hình ảnh tiếng gà trưa xuất hiện mấy lần trong bài thơ?

 

 

 

 

 

 

 

Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm tráng Này con gà mái vàng Lông óng như màu nắng

+ NT điệp ngữ, đảo, câu kết cấu sóng đôi

-> Nhấn mạnh bức tranh những chú gà mái đẹp rực rỡ, nhiều màu sắc

=> H/a gần gũi, quen thuộc, gắn bó với tuổi thơ

 

-“ Có tiếng bà mắng yêu

………….lo lắng”

-“Tay bà khum soi trứng

…………quần áo mới”

> H/a bà chắt chiu, chịu thương chịu khó dành dụm, chăm lo quan tâm.lo lắng cho cháu.

=> Tình bà cháu chân thật, ấm ápnhưng đậm đà, sâu sắc, giản dị mà thiêng liêng, bình thường mà cao đẹp.

 

 

 

 

 

3) Suy ngẫm về kỉ niệm gắn với hạnh phúc & cuộc chiến đấu

 

 

+Tiếng gà trưa ở đoạn cuối có gì khác?

2. Trong thời điểm thực tại nhà thơ có suy ngẫm gì?

+Chỉ rõ những lời thơ thể hiện suy ngẫm ấy?

+ NT nào được sử dụng ? NT ấy có t/d gì?

+Em có nx gì về mục đích chiến đấu của nhà thơ?

Báo cáo kết quả

+ Đại diện một nhóm trình bày , các nhóm khác theo dõi nhận xét, bổ sung,chia sẻ

,tranh luận…

+ Gv nhận xét hoạt động học và chốt kiến thức.

 

GV: Nếu “lòng yêu nước” của nhà văn Liên Xô E-Ren-Bua, yêu nước là yêu những gì tầm thường nhất xung quanh nhà như là yêu cái cây đầu ngõ, yêu dòng sông … hay quê hương với nhà thơ Đỗ Trung Quân là hình ảnh thân thuộc của cây khế ngọt, của chiếc cầu tre và hình ảnh của mẹ … thì với XQ lại là tiếng gà cục tác đẻ trứng, là hình ảnh của người bà hiền từ, nhân hậu.

-> gv liên hệ đến h/a của những thế hệ trẻ như: Nguyễn văn Thạc, Đặng Thuỳ Trâm, h/ả của Lượm, chị Út Tịch…

HĐ3: Tổng kết

Kĩ thuật lược đồ tư duy.

Làm việc cặp đôi vẽ sơ đồ tư duy(2p)

? Khái quát những nét NT, nội dung tiêu biểu được sử dụng trong vb?

Đại diện nhóm trình bày, cặp khác nx, bổ sung, gv nhận xét hoạt động và chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

-“giấc ngủ hồng sắc trứng”

  • H/a tiếng gà trưa : 4 lần
  • Âm thanh ở khổ cuối đưa nhà thơ về thực tại
  • Suy ngẫm về cuộc chiến đấu hôm nay: Vì: -> lòng yêu tổ quốc

-> Xóm làng

-> Bà

-> Tiếng gà

  • NT điệp

-> Nhấn mạnh tình yêu đất nước gẵn với tình yêu xóm làng, yêu người thân và cả chính những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.

=> Mục đích cao cả,thiêng liêng, chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và giữ cho xóm làng vọng mãi tiếng gà trưa.

 

 

 

III-Tổng kết

  1. Nghệ thuật:

 

  1. Nội dung (ghi nhớ sgk)

3.Hoạt động luyện tập:

  • Đọc diễn cảm bài thơ “tiếng gà trưa”
  • Sử dụng kĩ thuật hỏi- trả lời .

4.Hoạt động vận dụng:

? Em hãy kể lại một kỉ niệm đáng nhớ với người bà của em?

5.Hoạt động tìm tòi mở rộng::

 

  • Tìm đọc thêm về tác giả Xuân Quỳnh.
  • Tập hát với các bạn bài hát Quê hương( Đỗ Trung Quân)
  • Học thuộc bài thơ.
  • Chuẩn bị: Làm bài viết số 3( văn biểu cảm: đặc điểm, bố cục, cách lập ý)

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Ngày soạn:

Ngày dạy

Tiết 53                          TIẾNG GÀ TRƯA.

                                                                                Xuân Quỳnh

            I. Mục tiêu:

            Giúp HS

            1. Kiến thức:

            – Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của nhữnh KN về tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ. Thấy được NT biew6ủ hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị..

            2. Kĩ năng:

            – Rèn kĩ năng đọc, cảm nhận, phân tích thơ.

            3. Thái độ:

            – Giáo dục lòng thương yêu, kính trọng bà, tình cảm quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị:

GV: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT

HS: Xem lại kiến thức văn biểu cảm, dụng cụ kiểm tra.

III. Phương pháp dạy học:

Phương pháp đọc diễn cảm. Phương pháp nêu vấn đề.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định tổ chức: 

2. Kiểm tra bài cũ:

            3. Giảng bài mới:

            Giới thiệu bài.

            Tiết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài Tiếng gà trưa.

            Hoạt động của GV và HS.                                

            Hoạt động 1: Đọc – Tìm hiểu chú thích.                                                                                    

            Gọi HS đọc sau khi GV hướng dẫn HS đọc, GV
đọc mẫu.

            GV nhận xét, sửa chữa.

            * Cho biết đôi nét về TG – TP?            

            Lưu ý 1 số từ ngữ khó SGK                  

            Hoạt động 2: Phân tích VB.                              

            * Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?

            – Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe
 tiếng gà nhảy ổ, gợi về những KN tuổi thơ. Câu thơ
Tiếng gà trưa được lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ, mỗi

lần nhắc lại, câu này lại gợi ra 1 hình ảnh KN thời tuổi
thơ, nó vừa như 1 sợi dây liên kết các hình ảnh ấy, lại vừa
như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.  GV treo bảng phụ.                                                  * Những hình ảnh và KN gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà trưa?                                                            HS thảo luận nhóm 5’                                                Đại diện nhóm trình bày.                                                GV nhận xét, chốt ý.                                                    

 

 

 

* Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả?                                                                 

ND bài học.

I. Đọc – Tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

 

 

 

2. Chú thích:

Chú thích (*) SGK/150

 

II. Phân tích VB:

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Những KN tuổi thơ:

– Hình ảnh gà mái mơ, mái vàng, ổ trứng hồng.

– KN về tuổi thơ: Xem trộm gà đẻ bị gà mắng.

– Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chăm sóc lo cho cháu.

– Niềm vui và mong ước nhỏ bé tuổi thơ: Được quần áo mới từ tiền bán gà.

à Tâm hồn trong sáng hồn nhiên và tình cảm trân trọng, yêu quí bà.

            4. Củng cố và luyện tập:

            * Đọc diễn cảm bài thơ Tiếng gà trưa?

            HS đáp ứng yêu cầu của GV.

            GV treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm.

            * Bài thơ Tiếng gà trưa được viết chủ yếu theo thể thơ gì?

            A. Lục bát.

            B. Song thất lục bát.

            C. Bốn chữ.

            (D). Năm chữ.

            * Dòng nào sau đây giải nghĩa đúng cho từ “chắt chiu” trong câu “Dành từ quả chắt chiu”?

            A. Tiết kiệm, dè sẻn.

            (B). Giữ gìn, nâng niu.

            C. Quan tâm, chăm sóc.

            D. Âu yếm, vỗ về.

5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

            Học bài, làm BT, VBT.

            Chuẩn bị bài “Tiếng gà trưa” (tt): Trả lời câu hỏi SGK.

Ngày soạn:

Ngày dạy

                       

 

            Tiết 54                                     TIẾNG GÀ TRƯA. (TT)

                                                                                         Xuân Quỳnh.

            1. Ổn định tổ chức:

            2. Kiểm tra bài cũ:

            * Đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng gà trưa? (8đ)

            HS đáp ứng yêu cầu của GV.

            * Những hình ảnh và KN trong tuổi thơ đã được gợi ra từ tiếng gà trưa? (2đ)

            – Hình ảnh gà mái mơ, mái vàng, ổ trứng hồng.

            – KN về tuổi thơ: Xem trộm gà đẻ bị gà mắng.

            – Hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chăm só`c cho cháu.

            – Niểm vui và ước mơ nhỏ bé của tuổi thơ: Được quần áo mới từ tiền bán gà.

            àTâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm trân trọng yêu quí bà.

            3. Giảng bài mới:

            Giới thiệu bài.

            Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu bài Tiếng gà trưa tiếp theo.

            Hoạt động của GV và HS                                                                                             

            * Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và             tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.                

                                                                                               

                       

 

 

 

 

                                                                       

            * Bài thơ làm theo thể thơ gì? Em có nhận xét gì
về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ? 

            – Dùng cả vần liền và vần cách, có khổ thơ nhiểu hơn 4 câu, số chữ trong câu ít hơn 5 chữ (3chữ).         

            * Em hiểu thế nào về khổ thơ cuồi bài “Cháu chiến đấu…”?

            – Khổ thơ cuối bài đã khái quát 1 quy luật của tình
cảm: Những KN nhỏ bé nhất về tuổi thơ mà những người
thân đã vun góp vào càng làm sâu sắc thêm tình yêu quê
 hương đất nước.

            Hoạt động 3: Tổng kết.                                     * Nêu ND và NT bài thơ?

            HS trả lời, GV nhận xét chốt ý.

            Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/151              

            Hoạt động 4: Luyện tập.                       

            Gọi HS đọc BT2.                                             

            GV hướng dẫn HS làm

            HS thảo luận nhóm 5’

Đại diện nhóm trình bày.

            GV nhận xét, sửa chữa.

ND bài học.

2. Hình ảnh người bà:

– Hình ảnh người bà:
+ Tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo khó.

+ Dành trọn tìh yêu thương chăm lo  cho cháu.

+ Bảo ban nhắc nhở cháu.

– Tình bà cháu thật sâu nặng, thắm thiết: Bà chắt chiu, chăm lo cho cháu, cháu yêu thương, kình trọng, biết ơn bà.

3. Nghệ thuật bài thơ:

– Thể thơ 5 tiếng.

– Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần tạo sự liên kết các hình ảnh điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhà thơ.

 

 

 

 

III. Tổng kết:

 

 

* Ghi nhớ: SGK/151

IV. Luyện tập:

BT2: VBT       

 

 

 

            4. Củng cố và luyện tập:

            GV sử dụng bảng phụ.

            * Hình ảnh nổi bật nhất xuyên suốt bài thơ là:

            (A). Tiếng gà trưa.

            B. Quả trứng hồng.

            C. Người bà.

            D. Người chiến sĩ.

            * Tìng cảm, cảm xúc nào được thể hiện trong bài thơ?

            A. Hoài niệm tuổi thơ.

            B. Tình bà cháu.

            C. tình quê hương đất nước.

            (D). Cả 3 ý trên.

            5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

            Học bài.

            Làm BT, VBT

            Chuẩn bị bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”: Trả lời câu hỏi SGK.

 

Leave a Comment