Giáo án bài tiếp xúc với người lạ (tiết 1) môn đạo đức lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Chủ đề: tìm kiếm sự hỗ trợ Bài 7: tiếp xúc với người lạ (tiết 1) I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được: 1. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Chủ đề: tìm kiếm sự hỗ trợ

Bài 7: tiếp xúc với người lạ (tiết 1)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Nêu được một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ.

– Nêu được vì sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ trong một số tình huống tiếp xúc với người lạ.

– Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ trong một số tình huống tiếp xúc với người lạ.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

– Biết được một số tình huống tiếp xúc với người lạ cần tìm kiếm sự hỗ trợ.

– Học sinh biết được một số người đáng tin cậy có thể nhờ trợ giúp khi tiếp xúc với người lạ.

– Biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ trong khi tiếp xúc với người lạ.

3. Phẩm chất:

– Thông minh, nhanh nhẹn và khỏe mạnh để đối phó những tình huống khi tiếp xúc với người lạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính.

2.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

4’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.     – GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Người lạ – Người quen”

– GV làm quản trò hoặc mời 1 bạn lên làm quản trò

*Cách chơi: Khi quản trò hô “Người lạ” (hoặc Người không quen biết, Người say rượu, Người xa lạ…) thì người chơi phải đứng im, giữ nguyên nét mặt hoặc có thể cúi mặt xuống. Khi quản trò hô “Người quen” (hoặc Người thân, Cô giáo, Bố, Mẹ, Anh, Chị, Ông, Bà, Bạn…) thì người chơi phải giơ tay lên, nét mặt thể hiện sự vui sướng. Những người nào làm không đúng sẽ được mời lên bảng và thực hiện việc làm gì đó theo yêu cầu của cả lớp (VD: Mô phỏng động tác của cơ thể, hát, múa; thể hiện tiếng kêu của con vật….)

– GV đánh giá HS chơi, giới thiệu bài.     

– HS tham gia chơi

– HS lắng nghe

10’      2. Khám phá

Hoạt động 1: Đọc thơ và trả lời câu hỏi

*Mục tiêu: HS nêu được một tình huống cụ thể khi tiếp xúc với người lạ cần tìm kiếm sự hỗ trợ và cách tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống ấy.    – GV giới thiệu bài thơ “Mèo con” và yêu cầu 1, 2 HS đọc to trước lớp.

– GV cho HS thảo luận nhóm đôi đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi:

a. Mèo con đã gặp chuyện gì?

b. Mèo con đã làm gì khi ấy?

c. Em có đồng tình với việc làm của Mèo con không? Vì sao? 

– GV quan sát, hỗ trợ, đặt câu hỏi hướng dẫn khi cần thiết.

– HS trình bày và trả lời các câu hỏi được đưa ra

– GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn.

– GV đặt thêm một số câu hỏi mở rộng để khai thác kĩ vấn đề của bài học.

VD:

+ Chi tiết nào cho em thấy cô mèo là một người lạ không tốt?

+ Việc làm của Mèo con cho thấy bạn là người như thế nào?

+ Nếu Mèo con nghe theo lời của người lạ khi ấy, điều gì có thể xảy ra với Mèo con?

+ Em đã bao giờ gặp phải tình huống như của bạn Mèo con chưa? Em đã làm gì khi ấy?

– GV kết luận và nhận xét sự tham gia học tập của HS trong hoạt động này  – HS đọc bài

– HS làm việc nhóm đôi

– 1, 2 nhóm trình bày:

Ví dụ:

a. Mèo con đã gặp phải một người lạ nguy hiểm khi đang chơi một mình trước sân nhà. Người lạ đã giả vờ bị mệt để định đánh lừa Mèo con nhằm bắt cóc Mèo con.

b. Mèo Con đã không nghe theo lời người lạ, mà hô to gọi bố đến giúp.

c. Đồng tình với việc làm của Mèo con vì việc làm đó giúp Mèo con an toàn.

– HS nhận xét, lắng nghe

– HS lắng nghe và trả lời.

8’        Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tình huống khi tiếp xúc với người lạ.

Mục tiêu:

HS nêu được một số tình huống tiếp xúc với người lạ cần tìm kiếm sự hỗ trợ.

            – GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện

Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm 4 tìm hiểu tình huống trong SGK, trả lời các hỏi sau:

a. Những tình huống nào em cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ?

b. Vì sao em cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong những tình huống trên?

Nhiệm vụ 2: Nhận xét, đánh giá sự thể hiện của bạn theo các tiêu chí sau:

+ Trả lời: rõ ràng, hợp lí.

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc.

– GV quan sát, hỗ trợ, đặt câu hỏi hướng dẫn khi cần thiết, ví dụ:

+ Tình huống đó diễn ra ở đâu?

+ Người lạ là ai? Trông như thế nào? Người lạ nói gì, làm gì?

+ Bạn nhỏ đang làm gì khi ấy?

– HS trình bày và trả lời các câu hỏi được đưa ra.

– GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.

– GV nên liên hệ tới những câu chuyện tương tự có thật đã xảy ra ở trường hoặc ở nơi khác, cách xử lí tốt và không tốt.

– GV nêu 2 điều cần có để ứng phó với người lạ với HS:

(1) Sức khoẻ (giúp chạy nhanh, giãy giụa mạnh để thoát khỏi người lạ khi bị bắt,…).

(2) Trí thông minh, nhanh nhẹn (giúp quan sát được tình hình và kịp nghĩ ra phương án để đối phó với người lạ).

– GV hỏi: Muốn có sức khỏe và trí thông minh thì các em cần phải làm gì?

– GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.          

– HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 4

– Có thể cho mỗi nhóm trình bày 1 tình huống.

+ Tình huống 1: Bạn nhỏ ở trước cửa nhà một mình, có người lạ nhìn thấy, giả vờ làm người quen của mẹ để rủ đi theo. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ có thể bị bắt cóc, làm hại.

+ Tình huống 2: Bạn nhỏ chơi trong công viên, người lạ đến gần nói chuyện và cho kẹo. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu ăn kẹo của người lạ, bạn nhỏ có thể bị ăn phải thuốc mê, thuốc ngủ hoặc có thể bị người lạ sai khiến, làm hại.

+ Tình huống 3: Bạn nhỏ đứng đợi người thân đến đón ở trước cổng trường, người lạ đến bên nói chuyện, lôi kéo, rủ rê, cho quà. Bạn nhỏ cần tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống này vì nếu đi theo người lạ, bạn nhỏ không những không có đồ chơi mà còn có thể bị bắt cóc, làm hại

– HS nhận xét và bổ sung

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

– Cần rèn luyện, giữ gìn để có sức khoẻ tốt (tập thể dục thường xuyên) và chăm chỉ học tập để có  những kiến thức, kĩ năng, bài học giúp ứng phó hiệu quả với người lạ).

10’      Hoạt động 3: Thảo luận về cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ

Mục tiêu:

– HS nêu được một số người đáng tin cậy có thể nhờ trợ giúp khi tiếp xúc với người lạ; các việc làm, lời nói trong một số tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ.          – GV cho HS tìm hiểu từng câu hỏi.

a) Ai là người em có thể nhờ giúp đỡ?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi.

– GV quan sát và gợi ý:

+ Người đó làm nghề gì? Dấu hiệu nào để nhận biết?

+ Đặc điểm của người đáng tin cậy là gì? Vì sao em lại nghĩ như vậy?

– GV yêu cầu các nhóm trình bày

– GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.

GV kết luận: Ngoài ra cũng có thể là những người đàn ông hay phụ nữ đi cùng trẻ nhỏ vì thường những người có con cái luôn muốn bảo vệ con cái họ – những đứa trẻ, do đó họ sẽ có khuynh hướng bảo vệ trẻ nhỏ nói chung.

b) Em sẽ làm gì trong những tình huống dưới đây?

– GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 tình huống.

GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Tìm hiểu một tình huống

+ Nêu cách ứng phó, tìm kiếm sự trợ giúp.

+ Nêu các cách thực hiện và cho biết cách nào là tốt nhất.

– HS, GV nhận xét, góp ý

GV kết luận:

+ Không nói chuyện, nhận quà, đi theo, làm theo người lạ. Trong một số trường hợp tiếp xúc với người lạ nguy hiểm, cần chủ động tìm kiếm sự trợ giúp từ những người xung quanh. Cách tìm kiếm sự trợ giúp có thể thực hiện bằng lời đề nghị, tiếng kêu cứu, hành động, việc làm để giải thoát cho bản thân gặp phải nguy hiểm từ người lạ.

c) Em sẽ nói gì với người em định nhờ giúp đỡ?

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi thảo luận sau:

+ Nên nói gì, nói như thế nào trước khi nhận được sự giúp đỡ? Vì sao?

+ Nên nói gì, nói như thế nào sau khi nhận được sự giúp đỡ? Vì sao?

+ Tình huống nguy cấp thì nói như thế nào? Tình huống chưa thật nguy cấp thì nên nói như thế nào?

– HS, GV nhận xét, góp ý

GV kết luận: Không nên nói cộc lốc, xấc xược, gây sự khó chịu ở người nghe, khiến người ấy không muốn giúp đỡ mình.

Sau khi được giúp đỡ em cảm ơn và  cũng có thể trình bày rõ hơn chuyện gì đã xảy ra với mình và sự giúp đỡ của người ấy đã giúp mình tránh được những rủi ro gì có thể xảy ra.       

– HS thảo luận nhóm

– HS trình bày: Những người em có thể tìm sự trợ giúp có thể là chú công an, chú bảo vệ, cô giáo, nhân viên mặc đồng phục ở siêu thị, ở các cơ quan công sở…

– HS thảo luận theo nhóm

– HS trình bày trước lớp

– HS lắng nghe

– 1, 2 HS đọc to câu hỏi thảo luận.

– HS thảo luận nhóm đôi

VD:

Trước khi nhận được sự giúp đỡ: (Hình 1), em cần kêu to để thu hút sự chú ý của những người gần đó. (Hình 2), em đến gần chú công an; nói chuyện đang xảy ra với em và nhờ chú giúp

 + Sau khi nhận được sự giúp đỡ, em nên thể hiện sự cảm ơn đối với người giúp đỡ mình.

– HS trình bày câu trả lời

3’        3. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học GV hỏi:

+ Ngoài những tình huống các em vừa tìm hiểu, còn có tình huống tiếp xúc với người lạ nào khác em cần cẩn thận, đề phòng?

– GV nhận xét, đánh giá tiết học   

– 2-3 HS nêu

VD: Có người lạ muốn đón em đi học về khi em đứng đợi ở cổng trường.

– HS lắng nghe

Chủ đề: tìm kiếm sự hỗ trợ

Bài 7: tiếp xúc với người lạ (tiết 2)

I. Mục tiêu: sau bài học, hs đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

– Nêu được một số cách xử lí tình huống cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi tiếp xúc với người lạ.

– Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ trong một số tình huống tiếp xúc với người lạ.

2. Năng lực:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

– Biết được một số tình huống tiếp xúc với người lạ cần tìm kiếm sự hỗ trợ.

3. Phẩm chất:

– Thông minh, nhanh nhẹn để đối phó những tình huống khi tiếp xúc với người lạ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1.         Giáo viên: Máy chiếu, máy tính, dụng cụ đóng vai

2.         Học sinh: SGK, VBT đạo đức 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

TG       Nội dung và mục tiêu          Hoạt động của giáo viên     Hoạt động của học sinh

3’        1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo không khí vui vẻ, kết nối với bài học.     – GV đưa ra tình huống: Bạn đang ở  nhà một mình, có người lạ nhìn thấy, giả vờ làm người quen của mẹ để vào nhà bạn chơi và tặng bạn đồ chơi, bánh kẹo. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

– GV nhận xét, đánh giá HS, giới thiệu bài.         

– HS xử lí tình huống

– HS lắng nghe

7’        2. Luyện tập

Hoạt động 1: Nhận xét hành vi

*Mục tiêu: HS nêu được cách xử lí phù hợp và bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ trước cách xử trí hợp lí để ứng phó với người lạ       GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện nhiệm vụ: Đọc tình huống và trả lời các câu hỏi sau:

+ Chuyện gì đã xảy ra với bạn nhỏ?

+ Bạn nhỏ đã làm gì?

+ Em có đồng tình với cách xử trí của bạn không? Vì sao?

– GV quan sát, hỗ trợ, đặt câu hỏi hướng dẫn khi cần thiết.

– GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.

– GV tổng hợp ý kiến và kết luận: Trong một số tình huống bị khống chế, không thể nói, kêu cứu, việc ra dấu hiệu cho người khác nhận biết có thể giúp em tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp. Bên cạnh đó, việc tạo ra rắc rối cho kẻ định bắt cóc mình bằng hành động nào đó cũng là một cách làm khôn ngoan. Khi họ quay sang tranh cãi với người bắt cóc thì mình cần nhanh chóng chạy thoát, nhập vào đám đông nào đó để người bắt cóc khó tìm thấy mình. Sau khi thoát khỏi nguy hiểm, em nên cùng người thân tìm cách liên hệ những người đã “hỗ trợ” mình, nói lời cảm ơn và xin lỗi, thậm chí đền bù, vì em đã làm ảnh hưởng đến họ nhưng nhờ đó em được giải thoát.

– GV nhận xét sự tham gia học tập của HS trong hoạt động này          

– HS thực hiện nhiệm vụ.

– HS trình bày (theo tranh) và trả lời các câu hỏi được đưa ra.

VD Nội dung chính của tình huống: Bạn nhỏ đã bị người lạ mặt bắt cóc và khống chế. Bạn nhỏ đã rất bình tĩnh để xử trí. Khi đi ngang qua 1 đôi nam nữ, bạn nhỏ đã giật mạnh tóc của người thanh niên. Người thanh niên cho rằng người lạ mặt kia đã giật tóc mình nên rất tức giận, tranh cãi với người ấy. Nhân cơ hội 2 người đàn ông đã cãi cọ với nhau, bạn nhỏ đã nhanh chân tẩu thoát khỏi người bắt cóc. Sau khi thoát khỏi người bắt cóc, bạn nhỏ đã cùng mẹ đi tìm gặp người thanh niên nọ để nói lời cảm ơn. Người thanh niên cũng bày tỏ khi nhìn thấy bạn nhỏ, anh ấy đã biết được điều nguy hiểm đang xảy ra với bạn ấy. Khi bị giật tóc, anh cũng đoán được là bạn ấy, nhưng anh đã cố tình gây sự với người đàn ông nọ để bạn nhỏ có cơ hội chạy đi. Bạn nhỏ và mẹ nói lời cảm ơn đối với người đã giúp đỡ

bạn nhỏ và người thanh niên khen bạn nhỏ là một cậu bé rất thông minh, nhanh trí.

10’      Hoạt động 2: Xử lí tình huống.

Mục tiêu:

HS đưa ra được những cách ứng xử phù hợp trong một số tình huống tiếp xúc với người lạ cần tìm kiếm sự trợ giúp          GV lần lượt yêu cầu HS quan sát tranh và nêu yêu cầu, nội dung tình huống.

– GV chia lớp làm 3 nhóm và giao mỗi nhóm 1 tình huống:

Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm, đóng vai và xử lí 1 tình huống được đưa ra.

Nhiệm vụ 2: Đánh giá, nhận xét theo tiêu chí:

+ Phương án xử lí: hợp lí

+ Đóng vai: sinh động, hấp dẫn

+ Thái độ làm việc nhóm: tập trung, nghiêm túc

– GV quan sát, hỗ trợ, đặt câu hỏi hướng dẫn khi cần thiết.

– HS trình bày và trả lời các câu hỏi được đưa ra.

– GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung.

– GV chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình với mỗi phương án mà các nhóm đưa ra, gợi ý thêm các phương án khác hợp lí.

– GV nhận xét sự tham gia học tập của HS trong hoạt động này          

– HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm

+ Tình huống 1: Người lạ gặp ở công viên và nhờ đi tìm giúp con chó bị lạc: Trong tình huống này bạn nhỏ đang có 1 mình. Việc

nhờ tìm con chó có thể là cái cớ người ta bịa ra để mình động lòng trắc ẩn. Để an toàn, tốt nhất em từ chối và đi về phía chú bảo vệ đứng gần đó và nói với chú chuyện đang xảy ra. Trong trường hợp em muốn giúp đỡ, em không nên giúp đỡ một mình mà nên có người

thân, người quen biết làm cùng.

+ Tình huống 2: Người lạ định bắt cóc em ở ngoài đường: Trong tình huống này, em nên kêu cứu thật to để những người xung quanh đến giải thoát cho em. Trong trường hợp người lạ giả vờ làm bố của em, em nên cố giãy giụa, di chuyển đến chỗ quán hàng nước, đập phá quán hàng, làm đổ vỡ mọi thứ. Việc ông ta xưng là bố của em thì việc quán hàng do em phá vỡ sẽ khiến chủ quán tức giận mà tranh cãi với ông ấy. Tranh thủ thời gian đó, em có thể bỏ trốn.

+ Tình huống 3: Người lạ giả vờ làm người quen của mẹ đến đón em sau giờ tan trường: Trong tình huống này, em có thể nhờ bác bảo vệ ở trường gọi điện cho mẹ để xác định sự việc.

– HS nhận xét và bổ sung

– HS lắng nghe

– HS lắng nghe

6’        Hoạt động 3: Liên hệ

Mục tiêu:

HS nêu được cách tìm kiếm sự hỗ trợ phù hợp từ tình huống tiếp xúc với

người lạ của bản thân.         GV cho thảo luận nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho HS thực hiện:

+ Chia sẻ về một lần em gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với người lạ và cho biết sẽ làm gì nếu gặp lại tình huống như thế.

– GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung, hoặc đặt câu hỏi cho bạn.

– GV chia sẻ ý kiến, suy nghĩ của mình.

– GV nhận xét sự tham gia của HS trong hoạt động này             – HS thảo luận nhóm đôi

–  HS trình bày trước lớp.

– HS nhận xét.

6’        3. Vận dụng

Mục tiêu: HS nhớ lại các số điện thoại trợ giúp  – GV giới thiệu bảng như trong SGK.

– GV hỏi HS về số điện thoại của cô giáo, cảnh sát, tổng đài tìm kiếm cứu nạn, của bố mẹ học sinh,… Trong trường hợp HS không biết số điện thoại của GV, cảnh sát, tổng đài tìm kiếm cứu nạn, GV có thể cung cấp cho HS điền vào bảng.

– GV hướng dẫn HS cách vẽ bảng ghi số điện thoại, cách ghi số điện thoại vào cột tương ứng.

– HS nhận xét, góp ý.

– GV nhận xét hoạt động học tập của HS.            – HS quan sát bảng

– HS nêu số điện thoại

– HS làm việc cá nhân kẻ bảng ghi số điện thoại vào cột tương ứng.

– HS trình bày trước lớp.

3’        4. Củng cố – dặn dò

Mục tiêu: Khái quát lại nội dung tiết học – GV hỏi: Em học được điều gì khi học bài này?

– GV tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

– GV yêu cầu HS đọc lời khuyên ở cuối bài.

– GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn nhút nhát, chưa tích cực    – 2-3 HS nêu

– HS lắng nghe

– HS đọc lời khuyên

– HS lắng nghe

 

Leave a Comment