Giáo án bài Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 28 Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa   I. MỤC TIÊU    1. Kiến thức: •               HS trình bày được:  + Các nhóm …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

28 Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa

 

I. MỤC TIÊU 

  1. Kiến thức:

•               HS trình bày được:  + Các nhóm chất trong thức ăn

                                          + Các hoạt động trong quá trình tiêu hoá

                                                       + Vai trò của tiêu hoá với cơ thể người

•               XĐ được trên hình vẽ và mô hình các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người

                2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng:

•             Quan sát tranh hình, sơ đồ phát hiện kiến thức, tư duy tổng hợp logic.

•             Hoạt động nhóm .

                3 . Thái độ :

•             Giáo dục ý thức bảo vệ hệ tiêu hoá .

Trọng tâm: Xác định được các cơ quan của hệ tiêu hoá ở người

4. Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực kiến thức sinh học.

II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học

– Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Dạy học nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp trực quan, phương pháp thuyết trình.

– Hình thức tổ chức dạy học: lên lớp, thảo luận.

III. Chuẩn bị

–              Sơ đồ các cơ quan tiêu hoá cơ thể người .

–              Bảng phụ phóng to hình 24.1 và 24.2 .

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra miệng

  Gv thu báo cáo thu hoạch của giờ thực hành trước

3. Tiến trình dạy học

Họat động của giáo viên                Họat động của học sinh Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

–              GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

+             Con người thường ăn những loại thức ăn nào?

+             Sự ăn và biến đổi thức ăn trong cơ thể người có tên gọi là gì?

–              Quá trình tiêu hóa thức ăn trong cơ thể người đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:

+ Hs phân biệt được các nhóm chất trong thức ăn

+ HS nêu được các hoạt động trong quá trình tiêu hoá

+ Vai trò của tiêu hoá với cơ thể người

Phương pháp dạy học:  Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

 

– Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK quan sát H 24.1; 24.2, cùng với hiểu biết của mình trả lời câu hỏi:

– Vai trò của tiêu hoá là gì?

– Hằng ngày chúng ta thường ăn những loại thức ăn nào? Thức ăn đó thuộc loại thức ăn gì?

– Các chất nào trong thức ăn bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá? chất nào không bị biến đổi?

– Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào?

– Hoạt động nào quan trọng nhất?

 

– Vai trò của tiêu hoá đối với thức ăn?

– Quá trình tiêu hoá diễn ra ở đâu? chúng ta cùng tìm hiểu phần II.           

– HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.

+ Tiêu hoá giúp chuyển các chất trong thức ăn thành các chất cơ thể hấp thụ được. Thức ăn tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và xây dựng tế bào.

– HS kể tên các loại thức ăn và sắp xếp chúng thành từng loại: prôtêin, lipit, gluxit, vitamin, muối khoáng…

+ Chất bị biến đổi: prôtêin, lipit, gluxit, axit nuclêic.

+ Chất không bị biến đổi: nước, vitamin, muối khoáng.

– HS thảo luận và trả lời

– Rút ra kết luận.

+ Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng là quan trọng nhất.

– HS trình bày.    I.Thức ăn và sự tiêu hoá

Thức ăn gồm:

                + Chất hữu cơ: prôtêin, gluxit, lipit, axit nuclêic, vitamin.

                + Chất vô cơ: nước, muối khoáng.

– Hoạt động tiêu hoá gồm: ăn và uống, đẩy các chất trong ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải bã.

– Vai trò của tiêu hoá là biến đổi thức ăn thành các chất mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất bã trong thức ăn.

 

 

– Yêu cầu HS quan sát H 24.3 và lên bảng hoàn thành tranh câm.

? Kể tên các bộ phận của ống tiêu hoá?

 

– Kể tên các tuyến tiêu hoá?

– Yêu cầu HS hoàn thành bảng 24 vào vở.

– GV giới thiệu về tuyến tiêu hoá.

– Yêu cầu HS dự đoán chức năng của các cơ quan.

– GV trình bày quá trình tiêu hoá thức ăn 1 lần.

– Gọi 1 HS khác trình bày lại.        

– HS tự quan sát H 24.3, 1 HS lên bảng gắn chú thích.

 

+ ống tiêu hoá gồm: miệng, hầu , thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

+ Tuyến tiêu hoá gồm: nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột.

– HS hoàn thành bảng.

– HS nghe.

– 1 HS dự đoán, các HS khác bổ sung.

– 1 HS trình bày.

                II. Các cơ quan tiêu hoá

Quá trình tiêu hoá được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong hệ tiêu hoá.

+ Ống tiêu hoá: miệng, hầu , thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

+ Tuyến tiêu hoá: nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột.

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

GV giáo nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Chất nào dưới đây hầu như không bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá thức ăn ?

A. Axit nuclêic    B. Lipit                   C. Vitamin                           D. Prôtêin

Câu 2. Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tuỵ sẽ đổ vào bộ phận nào ?

A. Thực quản                     B. Ruột già                           C. Dạ dày             D. Ruột non

Câu 3. Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá ?

A. Dạ dày             B. Thực quản      C. Thanh quản                   D. Gan

Câu 4. Tuyến vị nằm ở bộ phận nào trong ống tiêu hoá ?

A. Dạ dày             B. Ruột non                        C. Ruột già           D. Thực quản

Câu 5. Trong hệ tiêu hoá ở người, bộ phận nào nằm liền dưới dạ dày ?

A. Tá tràng          B. Thực quản      C. Hậu môn         D. Kết tràng

Câu 6. Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào ?

A. Ruột thừ         B. Ruột già                           C. Ruột non        D. Dạ dày

Câu 7. Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây ?

A. Khoang miệng                                                              B. Dạ dày

C. Ruột non                                                                        D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8. Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành

A. glixêrol và vitamin.                                     B. glixêrol và axit amin.

C. nuclêôtit và axit amin.                                               D. glixêrol và axit béo.

Câu 9. Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá ?

A. Vitamin           B. Ion khoáng    C. Gluxit               D. Nước

Câu 10. Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ?

A. Tuyến tuỵ      B. Tuyến vị                          C. Tuyến ruột     D. Tuyến nước bọt

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

? Nêu sự khác biệt giữa quá trình tiêu hoá và hoạt động tiêu hoá.

                HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

 

– Quá trình tiêu hoá : bao gồm các hoạt động ăn uống, đẩy thức ăn vào ống tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, thải phân.

– Hoạt động tiêu hoá : Thực chất là biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hoá học thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp thuyết trình, dạy học nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực kiến thức sinh học, năng lực giải quyết vấn đề.

– Gv dùng tranh câm (hình 24-3) cho HS xác định các cơ quan tiêu hóa

 

– HS xác định các cơ quan tiêu hóa trên hình vẽ

 

4. Hướng dẫn về nhà:

–              Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.

–              Đọc mục: Em có biết ?

–              Tìm hiểu bài : Tiêu hóa ở khoang miệng.               

Leave a Comment