Giáo án bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy:   Tiết 20.              TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM MỤC TIÊU: Kiến thức Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

Tiết 20.              TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM

  1. MỤC TIÊU:
    1. Kiến thức
  • Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.

 

  • Hiểu rõ khái niệm văn biểu cảm, vai trò và đặc điểm của kiểu văn biểu cảm.
  • Biết được 2 cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn biểu cảm.

2.Kĩ năng:

– Nhận biết đặc điểm chung của văn biểu cảm và 2 cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong các văn bản cụ thể.

  • Tạo lập được văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.

– Biết được cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm để đọc – hiểu được văn bản biểu cảm.

3.Thái độ:

  • Có ý thức ban đầu về văn biểu cảm và bộc lộ tình cảm trong bài văn.

4.Năng lực, phẩm chất:

  • Năng lực:
  • Năng lực chung: Năng lực tự học, NL sáng tạo, NL hợp tác, NL giao tiếp.
  • Năng lực riêng: NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL liên hệ, NL nhận thức, NL phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
  • Phẩm chất: Tự lập ,tự chủ ,tự tin…

II.CHUẨN BỊ

  1. Giáo viên: Bài soạn (tích hợp VH: ca dao, dân ca), tài liệu tham khảo
  2. Học sinh: Chuẩn bị SGK, vở ghi, soạn bài bài mới.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở vấn đáp , trực quan, thảo luận, luyện tập thực hành
  2. Kĩ thuật: đặt câu hỏi, chia nhóm, lắng nghe và phản hồi tích cực…

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

  1. Hoạt động khởi động
  • Ổn định tổ chức lớp
  • Kiểm tra bài cũ:

? Nhắc lại thế nào là văn tự sự, văn miêu tả ?

  • Vào bài mới : GV liên kết vào bài

2.Hoạt động hình thành kiến thức

 

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

HĐ1:Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

*PP: phân tích, hợp tác, vấn đáp……

* KT: đặt câu hỏi, lắng nghe và phảnhåi tÝch cùc,chia nhóm

 

– HS đọc VD (bảng phụ)

? Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?

  1. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

 

 

 

  1. Nhu cầu biểu cảm của con người

a. Xét VD

VD1: Thương thân phận thấp cổ bé họng, có nỗi đau khổ oan trái không lẽ công bằng nào soi tỏ.

 

 

 

? Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì?

 

? Vậy khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm?

 

 

? Người ta có thể biểu cảm bằng những cách nào (phương tiện nào) ?

 

  • GV chốt: những bức thư, bài văn, bài thơ

… là các thể loại văn biểu cảm.

 

? Vậy thế nào là văn biểu cảm? Văn biểu cảm thường được viết bằng những thể loại văn học nào?

  • GV NX -> Ghi nhớ

 

  • Đọc 2 đoạn văn trong SGK/ 72
  • GV chia nhóm thảo luận tìm hiểu về 2 đoạn văn theo các câu hỏi trong SGK/ 72, 73 (Thời gian 5 phút)

Nhóm 1 + 2: Đoạn văn (1)

Nhóm 3 + 4: Đoạn văn (2)

  • GV gọi HS đại diện trình bày
  • GV gọi HS khác NX, bổ sung
  • GV NX -> chốt

(Đoạn văn 1: Người viết gọi tên đối tượng biểu cảm, nói thẳng tình cảm của mình) (Đoạn văn 2: bắt đầu bằng miêu tả tiếng hát đêm khuya trên đài, rồi im lặng, rồi tiếng hát trong tâm hồn, trong tưởng tượng. Tiếng hát của cô gái biến thành tiếng hát của quê hương, của ruộng vườn, của nơi chôn rau, của đất nước. Tác giả không nói trực tiếp, mà gián tiếp thể hiện tình yêu  quê hương)

? Qua tìm hiểu em thấy văn biểu cảm có những đặc điểm gì về tình cảm và cách biểu cảm?

VD2: Cảm xúc yêu quý tự hào vể vẻ đẹp và sức sống của quê hương và con người.

-> Thổ lộ t/c để người khác biết và đồng cảm

  • Khi có những tình cảm chất chứa muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
  • Các cách biểu cảm: Viết thư, làm văn, làm thơ, ca hát, vẽ tranh, nhảy múa, thổ sáo.

 

 

 

b. Ghi nhớ

* Ghi nhớ chấm 1, 2 (GK/73)

 

 

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm.

  1. dụ
  2. Nhận xét(sgk)
  • Đoạn văn (1) biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỉ niệm

Đoạn văn (2) biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước

  • Cả 2 đoạn đều không kể một chuyện gì hoàn chỉnh, mặc dù gợi lại những kỉ niệm. ở đoạn (2) tác giả sử dụng biện pháp miêu tả nhưng từ miêu tả mà liên tưởng gợi ra những cảm xúc sâu sắc -> Thể hiện tình cảm, cảm xúc của người viết.
  • Tình cảm trong 2 đoạn văn đều là những tình cảm đẹp, vô tư, mang lí tưởng đẹp, giàu tính nhân văn
  • Đoạn văn (1)biểu cảm trực tiếp.
  • Đoạn văn (2). biểu cảm gián tiếp

 

b. Ghi nhớ

* Ghi nhớ chấm 3, 4 (SGK/73)

 

 

HS Đọc ghi nhớ

HĐ2:Luyện tập

*PP: phân tích, hợp tác, vấn đáp

* KT: đặt câu hỏi, lắng nghe và phảnhåi tÝch cùc

  • Đọc yêu cầu bài tập 1
    • GV hướng dẫn -> gọi HS làm
    • GV gọi HS nhận xét
    • GVNX -> cho điểm

 

 

 

  • Đọc yêu cầu bài tập 2
  • GV hướng dẫn -> gọi HS làm
  • GV gọi HS nhận xét
  • GVNX -> cho điểm

 

II. Luyện tập

 

 

Bài tập 1

  • Đoạn văn b là văn biểu cảm. Vì đoạn văn b cũng tả và kể về hoa hải đường, nhưng nhằm biểu hiện và khêu gợi tình cảm yêu hoa để mong được đồng cảm. trong đoạn văn còn có những yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi ức … để khêu gợi và bày tỏ cảm xúc.

Bài tập 2

  • Bài "Sông núi nước Nam" thể hiện bản lĩnh khí phách của dân tộc ta: Nêu cao chân lí vĩnh viễn nhất, lớn lao nhất: nước Việt Nam là của người Việt Nam, không ai được xâm phạm, xâm phạm sẽ thất bại.
  • Bài "Phò giá về kinh" thể hiện khí thế chiến thắng ngọai xâm hào hùng của dân tộc và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển cuộc sống trong hòa bình, với niềm tin đất nước bền vững muôn đời.

 

  1. Hoạt động luyện tập

? Thế nào là văn biểu cảm?

? Nêu những đặc điểm của văn biểu cảm?

4.Hoạt động vận dụng:

Nói và viết văn biểu cảm

5.Hoạt động tìm tòi mở rộng:

-Học bài. Làm bài tập 3, 4 (SGK/74)

  • Chuẩn bị bài mới: Côn Sơn ca, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

Gv kí hợp đồng với hs để chuẩn bị phần tác giả, tác phẩm: xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt.

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Ngày soạn:

Ngày dậy:

Tiết 20             TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM.

 

1. MỤC TIÊU:

            Giúp HS

            a. Kiến thức:

            – Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.

            – Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yêu cầu đó trong VB.

            b. Kĩ năng:

            – Rèn kĩ năng viết văn biểu cảm.

            c. Thái độ:

            – Giáo dục HS nhận thức được văn biểu cảm.

2. CHUẨN BỊ:

             a.GV: SGK– VBT – giáo án – bảng phụ.

             b.HS: SGK – VBT – chuẩn bị bài.

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

            Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.

4. TIẾN TRÌNH:

            4.1. Ổn định tổ chức:  GV kiểm diện.

            4.2. Kiểm tra bài cũ:

4.3. Giảng bài mới:

Giới thiệu bài.

Trong đời sống ai cũng có tình cảm. Tình cảm đối với cảnh, với vật, với người. Tình cảm con người lại rất phức tạp và phong phú. Khi có tình cảm dồn nén, chất chứa không nói ra được thì người ta dùng thơ, văn để biểu hiện tình cảm. Loại văn thơ đó người ta gọi là văn biểu cảm. Vậy văn biểu cảm là loại văn thế nào chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

Hoạt động của GV và HS

ND bài học

HOẠT ĐỘNG 1: NHU CẦU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM.

                Gọi HS đọc VD SGK/71

                5 Câu CD 1 thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì?

                – Sự đồng cảm, thương xót cho con cuốc cứ kêu hoài, kêu mãi mà người đời vẫn không nghe, không chú ý.(không có lẽ công bằng soi tỏ)

                5 Câu CD 2 thổ lộ tình cảm cảm xúc gì?

                – Cảm xúc hạnh phúc của tác giả- 1 người đang đứng giữa cánh đồng dưới nắng mai ấm áp thấy mình như chẽn lúa đồng đồng được phơi mình tự do dưới ánh nắng ấy.

                5 Theo em lúc nào người ta có nhu cầu biểu cảm?    

                –HS trả lời. Gv nhận xét.

Công cha nặng lắm ai ơi.

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

5 Sử dụng biểu cảm bằng phương pháp nào?

                – Ca dao

                5 Ngoài CD, người ta còn có thể biểu cảm bằng phương tiện nào?

                – Thơ, văn, những bức thư.

                5 Trong môn TLV người ta gọi chung là văn gì?

                – Biểu cảm                                                                                           Gọi HS đọc VD SGK./72

                5 Đoạn văn 1 biểu đạt ND gì?

                – Nỗi nhớ bạn bè và nhắc lại những kỷ niệm.

                5 Đoạn văn 2 biểu đạt ND gì?

                – Tình cảm yêu thương gắn bó với quê hương đất nước.

                5 ND 2 đoạn văn trên có gì khác với ND của đoạn VB tự sự và miêu tả?

                – ND không kể, không miêu tả 1 việc gì hoàn chỉnh mà chỉ chú ý đến đặc điểm tình cảm. Đó là những tình cảm đẹp, vô tư, trong sáng, giàu tính nhân bản.(biểu cảm).

 Có ý kiến cho rằng tình cảm,cảm xúctrong văn biểu cảm phải làa tình cảm ,cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn.qua hai đọan văn trên em có tán thành với ý kiến đó không?

-Tán thành(tình yêu con người,thiên nhiên,tổ quốc,ghét thói tầm thường giả dối.)

                5 Ở đoạn 1, 2 em có nhân xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm,cảm xúc ở 2 đọan văn trên?

                – Đoạn 1: Thương nhớ ơi, thế mà, xiết bao mong nhớàbiểu hiện trực tiếp.

                – Đoạn 2: Các chuỗi hình ảnh tiếng hát đêm khuya trên đài, tiếng hát tâm tình, tiếng hát cô gái, tiếng hát quê hươngà biểu hiện gián tiếp.

                5 Như thế sự khác nhau giữa 2 cách biểu hiện ở  đây như thế nào?

            -HS trả lời.                                                              

                5 Thế nào là biểu cảm trực tiếp?

                – Là cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc, ý nghĩa thầm kín bằng cách dùng những từ ngữ trực tiếp gợi tình cảm ấy.

                5 Thế nào là biểu cảm gián tiếp?

                – Là cách thể hiện tình cảm, cảm xúc thông qua 1 phong cảnh, 1 câu chuyện, 1 sự việc hay 1 suy nghĩ nào đó mà không gọi bằng tình cảm đó ra.

                5 Thế nào là VB biểu cảm? Tình cảm trong văn biểu cảm như thế nào? Văn  biểu cảm có những cách biểu hiện nào?

                HS trả lời, GV chốt ý.

                Gọi HS đọc ghi nhớ SGK                                   HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP.  Gọi HS đọc BT1, 2.                                                            GV hướng dẫn HS làm.

            HS làm bài tập.

                GV nhận xét,sửa sai

I. NHU CẦU BIỂU CẢM VÀ VĂN BIỂU CẢM:

1. Nhu cầu biểu cảm của con người:

 VD:SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Khi có những tình cảm đẹp chất chứa muốn biểu hiện, thổ lộ cho người khác biếtà biểu cảm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm:

Vd :sgk.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Đoạn 1: Biểu cảm trực tiếp.
– Đoạn 2: Biểu cảm gián tiếp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi nhớ: SGK/72.

 

 

 

 

 

II. LUYỆN TẬP:

BT1: VBT

Đọan 2:là văn biểu cảm vì tác giả bộc lộ tình yêu hoa hải đường qua cái nhìn trực quan.

-phơi phới …..hạnh phúc

-trông dân dã…..đỏ.

Biểu lộ trực tiếp:

-màu đỏ…….

BT2:VBT

4.4 Củng cố và luyện tập:

5Thế nào là một văn biểu cảm?

            A. Kể lại 1 câu chuyện cảm động.

            B. Bàn luận về 1 hình tượng trong cuộc sống.

            C. Là những VB được viết bằng thơ.

            (D.) Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự việc, hiện tượng trong đời sống.

             5Văn biểu cảm còn gọi là văn gì?Gồm các thể lọai nào?

             -Văn trữ tình, bao gồm các thể lọai: thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút…..

4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

            -Học bài, làm BT

            -Soạn bài “ Đặc điểm văn biểu cảm”: Trả lời câu hỏi SGK.

            + Đặc điểm của VB biểu cảm.

            + BT phần luyện tập

Leave a Comment