Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 20 – Tiết 75,76
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
- Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức:
HS hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận
2.Kĩ năng:
Nhận biết văn bản nghị luận khi đọc sách, báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu hơn, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
3.Thái độ:
Yêu thích để tìm hiểu về văn nghị luận và việc sử dụng văn nghị luận trong cuộc sống.
4.Năng lực, phẩm chất:
+ Phẩm chất:sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.
+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ, hợp tác
II.Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu liên quan.
- Trò: Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )
III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- PPDH: Dạy học nhóm, nêu /phát hiện và giả quyêt vấn đề…
- KTDH: đặt câu hỏi, động não, hỏi và trả lời….
IV.Tổ chức các hoạt động học tập
- Hoạt động khởi động
*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra ( sự chuẩn bị của hs)
- Tổ chức khởi động : Có bao giờ em đặt câu hỏi vì sao? tại sao chưa? Ai sẽ giúp em trả lời cấu hỏi đó và bằng cách nào? HS trao đổi càng nhiều ý ý càng tốt.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
HĐ 1. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận.
-KT:Thảo luận nhóm, tự học, hợp tác…
| I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 1. Nhu cầu nghị luận |
đề, tự đánh giá .tự nhận thức, hợp tác … Hoạt động nhóm 5p Đọc thông tin trong sgk và hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sgk ? Trong đời sống em có gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như thế không ? ? Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự ? ? Khi gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó em trả lời bằng cách nào trong các cách sau : kể, tả, biểu cảm, nghị luận? vì sao? ? Vì sao các phương thức còn lại không đáp ứng yêu cầu trả lời các câu hỏi? ? Vậy miêu tả, từ sự có tác dụng gì đối với văn nghị luận? ? Trong đời sống em thường gặp văn bản nghị luận dưới dạng nào? Hãy kể các loại văn bản nghị luận mà em biết? Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức.
Gv cho xem một đoạn bình luận bóng đá, bình luận về vấn đề bầu cử tổng thống mĩ, chiếu ảnh hội thảo về vấn đề mội trường… ( Như vậy văn bản nghị luận tồn tại ở khắp mọi nơi, là nhu cầu thiết yếu diễn ra trong cuộc sống)
Hoạt động cặp đôi 2p Đọc văn bản "chống nạn thất học" trong sgk và hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sgk ?Văn bản này hướng tới ai? ?Văn bản này nói cái gì? ? Chỉ luận điểm của văn bản này là gì? (Tìm những câu văn chứa luận điểm?) ? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đó nêu ra những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy? Chỉ rõ dẫn chứng mà tác giả đó | -Thường gặp – VD: + Vì sao em thích đọc sách? + Làm thế nào để học giỏi môn ngữ văn? + Muốn xây dựng một tình bạn đẹp chúng ta phải làm gì? – Dùng văn nghị luận vì văn nghị luận dùng lý lẽ để phân tích, bàn bạc, đánh giá và giải quyết vấn đề . – Vì: Tự sự là thuật, kể câu chuyện đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu vẫn mang tính cụ thể – hình ảnh, vẫn chưa thể có sức thuyết phục khái quát, chưa có khả năng thuyết phục người đọc, người nghe, làm cho họ thấu tình đạt lí + M/tả là dựng tả chân dung cảnh, người, sự vật, sinh hoạt… kkông có sức khái quát Biểu cảm cũng có sử dụng lí lẽ nhưng chủ yếu vẫn là tình cảm, cảm xúc và mang tính chủ quan cảm tính nên cũng không có khả năng giải quyết các vấn đề đó nêu một cách thấu tình đạt lí -> Nó chỉ có tác dụng hỗ trợ làm cho lập luận sắc bén, thêm sức thuyết phục. – Một vài kiểu văn bản nghị luận thường gặp: Xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, các bài nghiên cứu, phê bình, hội thảo khoa học, trao đổi về học thuật trên các báo và tạp chí chuyên ngành…
a. Xét ví dụ |
sử dụng để làm sáng rõ cho từng lí lẽ ấy? ? Tác giả có thể thực hiện được mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao? Đại diện 1 cặp trình bày, các cặp khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức GV giảng: Sau cách mạng tháng 8/1945 VN phải chống lại 3 thứ giặc rất nguy hiểm (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm). Chống nạn thất học do chính sách ngu dân của bọn thực dân Pháp để lại (Không. Vì không có sức khái quát, không thể thuyết phục được người đọc, người nghe một cách gọn ghẽ, chặt chẽ, rõ ràng, đấy đủ như vậy).
Hoạt động cá nhân ? Qua việc tìm hiểu văn bản "chống nạn thất học" em hiểu thế nào là văn nghị luận? Văn nghị luận có những đặc điểm gì? |
=> Luận điểm: Chống nạn thất học Câu văn chứa luận điểm: "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí" "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình chữ quốc ngữ" * Lí lẽ:
+ Chính sách ngu dân + 95% số dân thất học
+ Nâng cao dân trí + Mọi người dân VN phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mình, phải có kiến thức…
+ Người biết chữ dạy cho người chưa biết + Người chưa biết chữ thì gắng sức mà học cho biết + Phụ nữ lại càng cần phải học b. Ghi nhớ * Ghi nhớ (SGK/ 9) |
Tiết 76
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
HĐ 2. Luyện tập.
-KT:Thảo luận nhóm, tự học, hợp tác…
… Hoạt động nhóm 5p Đọc thông tin bài 1 trong sgk và hiểu biết của em hãy trả lời các câu hỏi sgk ?Đọc diễn cảm bài văn “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” ? Đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao? | II. Luyện tập 1. Bài tập 1
|
? Tác giả đề xuất ý kiến gì? ? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó? ? Để thuyết phục người đọc tác giả đó nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? ? Bài văn có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến tác giả bài viết đưa ra không? Vì sao? HS trình bày quan điểm cá nhân ? Qua bài tập 1, giúp em nhớ lại những đặc điểm gì của văn nghị luận.
Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nx,bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức
Hoạt động cặp đôi 2p Đọc văn bản trong sgk hãy trả lời các câu hỏi . ? Hãy tìm hiểu bố cục của bài văn trên?
Đại diện 1 cặp trình bày, các cặp khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức
Hoạt động cá nhân 2p Làm bài 4 HS đọc bài văn "Hai biển hồ" ? Bài văn "Hai biển hồ" là văn bản tự sự hay nghị luận? Đại diện hs trình bày, hs khác nx,bổ sung, gv hoàn chỉnh kiến thức | để trình bày, bảo vệ quan điểm của mình
…. cho xã hội"
Hút thuốc lá… Vứt rác bừa bãi…. (Ghi nhớ SGK/7)
2. Bài tập 2
+ Dùng lí lẽ dẫn chứng trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ + Đưa ra thói quen xấu để thấy rằng nó cần loại bỏ chứ không đưa ra thói quen tốt thì không biết những thói quen xấu ntn
3. Bài tập 4 – Bài văn kể chuyện hai biển hồ nhằm mục đích bàn về 2 cách sống của con người (2 đoạn cuối văn bản) => đây là bài văn nghị luận |
- Hoạt động luyện tập:
Tiết 75: Sử dụng kĩ thuật hỏi và trả lời Nội dung kiến thức bài học
4.Hoạt động vận dụng:
- Hãy bình luận về vẻ đẹp của các loài hoa trong khuôn viên trường em?
- Hãy viết 1 đoạn văn đưa ra ý kiến về 1 cách học Tiếng Anh em cho là hiệu quả?
Tiết 75
- Tìm thêm các văn bản văn nghị luận đọc, tập bình luận một vấn đề nào đó( 1 trận kéo co, 1 trận bóng đá, một cảnh đẹp nào đó em biết hoặc xem qua ti vi, báo đài…)
- Học bài, thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập phần luyện tập (SGK/ 9, 10); để chuẩn bị cho tiết sau Tiết 76
- Tìm đọc các văn bản nghị luận
- Xem lại các bài tập và làm bài tập 3 SGK/ 10
- Chuẩn bị bài mới: Tục ngữ về con người xã hội (Đọc văn bản, chú thích, nhắc lại khái niệm tục ngữ, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
GIÁO ÁN MẪU CHUẨN KIẾN THỨC 2 CỘT
Ngày soạn: 27/12/2015 Ngày dạy: 31/1/2015
Tiết75
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A-MỤC TIÊU BÀI DẠY:
-Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận.
-Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.
-Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận.
-Rèn kĩ năng nhận biết văn nghị luận.
B- CHUẨN BỊ:
-Những điều cần lưu ý: Văn Bản nghị luận là 1 trong những kiểu văn bản quan trong trong đời sống xã hôi của con người có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống.
C. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I-ổn định tổ chức:
II-Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò | Nội dung kiến thức |
-Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không: Vì sao em đi học ? Vì sao con người cần phải có bạn ? Theo em như thế nào là sống đẹp ? Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại ? (Trong đời sống ta vẫn thường gặp nhữngvấn đề như đã nêu ra). -Hãy nêu thêm các câu hỏi về những vấn đề tương tự ?
-Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ? Hãy giải thích vì sao ? -Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào ? Hãy kể tên 1 vài kiểu văn bản mà em biết ? -Trong đời sống ta thường gặp văn nghị luận dưới những dạng nào ?
-H.s đọc văn bản: Chống nạn thất học. -Bác Hồ viết bài này để nhằm mục đích gì ?
-Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra những ý kiến nào ? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào ?
-Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào ? Hãy liệt kê những lí lẽ ấy ?
-Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm không ? Vì sao ?
-Gv: Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
| I-Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: 1-Nhu cầu nghị luận:
Tại sao học phải đi đôi với hành ? Tại sao nói lao động là quí nhất trong cuộc sống ?Tại sao nói thiên nhiên là bạn tốt của con người ? (Không- Vì bản thân câu hỏi phải trả lời bằng lí lẽ,phải sử dụng khái niệm mới phù hợp).
-Kiểu văn bản nghị luận như: -Nêu gương sáng trong học tập và LĐ. -Những sự kiện xảy ra có liên quan đến đời sống. -Tình trạng vi phạm luật trong xây dựng, sử dụng đất, nhà. =>Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,… 2-Thế nào là văn nghị luận: *Văn bản: Chống nạn thất học. a-Mục đích: Bác nói với dân về “1 trong những công việc cần phải làm ngay trong lúc này là nâng cao dân trí…” -Luận điểm: +Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình. +Có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà. b-Lí lẽ: -Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM/8 do đế quốc gây nên. -Điều kiện trước hết cần phải có là nhân dân phải biết đọc, biết viết mới thanh toán được nạn dốt nát, lạc hậu. -Việc “chống nạn thất học” có thể thực hiện được vì nhân dân ta rất yêu nước và hiếu học. c-Không dùng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. -Vấn đề này không thể thực hiện bằng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vì những kiểu văn bản này không thể diễn đạt được mục đích của người viết). Phải dùng văn nghị luận. =>Văn nghị luận: là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.. *Ghi nhớ: sgk . |
4-Củng cố : Hs đọc ghi nhớ.
5- Hướng dẫn: Đọc bài, làm BT ở nhà
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 27/12/2015 Ngày dạy: 1/1/2016
Tiết 76:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN ( Tiếp)
A-MỤC TIÊU BÀI DẠY:
-Bước đầu làm quen với kiểu văn bản nghị luận.
-Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống là rất phổ biến và cần thiết.
-Nắm được đặc điểm chung của văn nghị luận.
-Rèn kĩ năng nhận biết văn nghị luận.
B- CHUẨN BỊ:
-Những điều cần lưu ý: Văn Bản nghị luận là 1 trong những kiểu văn bản quan trong trong đời sống xã hôi của con người có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống.
C. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I-ổn định tổ chức:
II-Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò | Nội dung kiến thức |
-Hs đọc bài văn. -Đây có phải là bài văn nghị luận không ? Vì sao ?
-Tác giả đề xuất ý kiến gì ? Những dòng câu nào thể hiện ý kiến đó ?
-Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào ?
-Em có nhận xét gì về những lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả đưa ra ở đây ? (Lĩ lẽ đưa ra rất thuyết phục, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể). -Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không ?
-Em hãy tìm hiểu bố cục của bài văn trên ?
-H.s đọc văn bản: Hai biển hồ. -Văn bản em vừa đọc là văn bản tự sự hay nghị luận ? | I-Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: 1-Nhu cầu nghị luận: =>Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,… 2-Thế nào là văn nghị luận: II-Luyện tập: 1-Bài văn: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. a-Đây là bài văn nghị luận. Vì ngay nhan đề của bài đã có tính chất nghị luận. b-Tác giả đề xuất ý kiến: Tạo nên thói quen tốt như dậy sớm, luôn đúng hẹn, luôn đọc sách,… bỏ thói quen xấu như hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi,… -Lĩ lẽ: Thói quen xấu dễ nhiễm, tạo thói quen tốt rất khó. Nhưng mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem xét lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. -Dẫn chứng: thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, thói quen vứt rác bừa bãi… c-Bài nghị luận giải quyết vấn đề rất thực tế, cho nên mọi người rất tán thành. 2-Bố cục: 3 phần. -MB: Tác giả nêu thói quen tốt và xấu, nói qua vài nét về thói quen tốt. -TB: Tác giả kể ra thói quen xấu cần loại bỏ. -KB: Nghị luận về tạo thói quen tốt rất khó, nhiiễm thói quen xấu thì dễ, cần làm gì để tạo nếp sống văn minh. 3-Văn bản: Hai biển hồ. -Là văn bản tự sự để nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ đó mà nghĩ đến 2 cách sống của con người. |
4-Củng cố : Hs đọc ghi nhớ.
5- Hướng dẫn:
Rút kinh nghiệm