Giáo án bài Tôi yêu em theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 16 Tôi yêu em                                                                                                                  (A. Puskin)        I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU   STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

16 Tôi yêu em

                                                                                                                 (A. Puskin)

 

     I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

 

STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết

 

1             

+ Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung tâm tình lẫn ngôn ngữ ghệ thuật:

+ Tình yêu đẹp đẽ, trong sáng đầy vị tha và cao thượng

2              +  Phân tích được hoàn cảnh sáng tác, đề tài, văn hóa Nga và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm

                Đ2

3              + Nhận xét được những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong việc thể hiện nội dung văn bản:  Hình thức giản dị, không tô điểm rất phù hợp với tình yêu chân thành.

                Đ3

4              + Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.

                Đ4

5                Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ trữ tình nước ngoài.

                Đ5

6              Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tôi yêu em và các tác phẩm khác của Puskin.

                N1

7              Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về vẻ đẹp tình yêu trong bài thơ của Puskin;              V1

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

8              Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.

                GT-HT

9              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

                GQVĐ

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: NHÂN ÁI

10           Giáo dục cho học sinh tình cảm chân thành, vị tha, cao thượng trong cuộc sống và trong tình yêu               NA

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(Thời gian)          Mục tiêu

                Nội dung dạy học trọng tâm        PP/KTDH chủ đạo             Phương án đánh giá

HĐ 1: Khởi động

(7phút) Kết nối – Đ1        Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả, tác phẩm Tôi yêu em..       – Nêu và giải quyết vấn đề

– Đàm thoại, gợi mở        Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;

Do GV đánh giá.

HĐ 2: Khám phá kiến thức (20 phút)

                Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1, GT-HT,GQVĐ            I.Tìm hiểu chung.

 1. Tác giả

  2. Tác phẩm

 II. Đọc hiểu văn bản.

 1.4 câu đầu : những mâu thuẫn trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

  2. 2 câu giữa : nỗi khổ đau

  3. 2 câu sau : sự cao thượng chân thành.

III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

                Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy.       Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

 

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 3: Luyện tập (10 phút)             Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ               Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng           Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.

Kỹ thuật: động não.        Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

 

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 4: Vận dụng (5 phút)               

Đ3, Đ4, Đ5, N1, GQVĐ    Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.         Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan.              Đánh giá qua sản phẩm graphics  qua trình bày do GV và HS đánh giá.

 

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 5: Mở rộng

(3 phút)                Đ5, V1   Tìm tòi, mở rộng kiến thức.         Thuyết trình; kĩ thuật sơ đồ tư duy           Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

 

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: Hs vận dụng kiến thức, kĩ thuật tư duy nhanh để trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm:

– Quan niệm tình yêu trong thơ Xuân Diệu: Cần phải sống hết mình, yêu hết mình với thanh xuân. Sống với đúng cảm xúc của mình, hãy sống và yêu như thể ngày mai mình không còn nữa, mãnh liệt, thiết tha và chân thành.

– Trong thơ Xuân Diệu, chỗ cho tình đơn phương không nhiều nhưng vẫn xuất hiện trong các bài thơ Yêu thầm, Rao tình, Mời yêu,..

 

d. Các bước dạy học

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

– GV giao nhiệm vụ: HS trình bày quan niệm về tình yêu trog thơ Xuân Diệu? Trong thơ Xuân Diệu có chỗ cho tình yêu đơn phương không?

 

=> Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Nhà thơ Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình Việt Nam đã từng viết:

Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không yêu một kẻ nào.

Có lẽ tình yêu ngự trị trong mỗi chúng ta, nó trở thàng một “ kiệt tác của con người”(Gác- xông), không biết con người biết yêu từ khi nào, và cũng không biết tình yêu đến với con người như thế nào? Chỉ biết khi bước vào vườn thơ tình của nhân loại, ta bắt gặp muôn vàn những bông hoa tình yêu với muôn vàn màu sắc. Có tình yêu tầm thường, tình yêu cao cả, tình yêu ích kỉ, vẩn đục, tình yêu trong sáng… và “Tôi yêu em” của Pus-kin là một trong nhưng tình yêu ấy.     –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

a. Mục tiêu: Đ2,Đ3, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về nội dung khái quát tác giả, tác phẩm.

c. Sản phẩm  

    I. Tìm hiểu chung:

     1. Tác giả.

– A-lếch-xan-đrơ Pus-kin (1799-1837), “Mặt trời cùa thi ca Nga”.

–  Là nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.

     2. Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác : một trong những bài thơ nổi tiếng được khơi gợi cảm xúc từ mối tình không thành của tác giả với Ô-lê-nhi-na- con gái vị Chủ tịch Viện hàn lâm Nghệ thuật Nga.; được coi là viên ngọc vô giá trong kho tàng thi ca Nga.

 – Bố cục:

 + 4 câu đầu : những mâu thuẫn trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

  + 2 câu giữa : nỗi khổ đau

  + 2 câu sau : sự cao thượng chân thành.

d. Các bước dạy học

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

Trước hoạt động: Em biết tác phẩm nào của văn học Nga? Đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó?

Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi thảo luận theo nhóm bàn:

 + Nêu những nét chính về tác giả Pu –skin ?

+ Các thể loại sáng tác và nội dung tác phẩm của Puskin ? vị trí và tài năng của Puskin trong  nền VH Nga ?

+ Bài thơ viết về đề tài gì ? đó là đề tài như thế nào trong thơ ca?

+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

+ Chia bố cục bài thơ và nêu  nội dung từng phần?

GV nhận xét, chốt lại ý chính.

GV cho HS đọc bài thơ, hướng dẫn cách đọc        – HS nhớ lại kiến thức và trả lời.

– HS làm việc cá nhân khoảng 2 phút.

– HS thảo luận theo cặp 3p.

– Đại diện 1 – 2 nhóm báo cáo sản phẩm.

– Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Nội dung 2: Đọc hiểu chi tiết văn bản

a. Mục tiêu: Đ1, Đ2,Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động:gồm 3 nội dung: Những mâu thuẫn trong tâm trạng (4 câu đầu), nỗi khổ đâu của nhân vật trữ tình (2 câu tiếp), sự cao thượng chân thành (2 câu cuối)

c. Sản phẩm

    II. Đọc –  hiểu:

          1.  Những mâu thuẫn trong tâm trạng (4 câu đầu)

– Tình cảm : Tôi yêu…ngọn lửa

tình chưa hẳn đã tàn phai , tình yêu trong tâm hồn chưa lụi tắt, vẫn còn dai dẳng cháy, vẫn được ấp ủ   thú nhận tình yêu chân thành.

– Thể hiện tình yêu say đắm, mãnh liệt, biết là đơn phương nhưng vẫn yêu.

– Tuy rất yêu nhưng luôn biết tự kiềm chế “ không để em bận lòng thêm nữa”, chẳng muốn em buồn vì bất cứ lẽ gì.

+ Lý trí: nhưng không để em bận lòng thêm nữa

+ quyết định dứt khoát, vì hạnh phúc của em  Vị tha, cao thượng, tình yêu đơn phương.

 

         2. Nỗi khổ đau của nhân vật trữ tình (2 câu giữa)

– Một tình yêu cũng với nhiều cung bậc cảm xúc: lúc rụt rè, lòng ghen, yêu say đắm…

– Điệp khúc tôi yêu em kết hợp với những trạng thái cảm xúc dồn nén, dày vò chìm ẩn dưới đáy sâu của tâm hồn hành hạ con tim. Đó là những cung bậc, những trạng thái cảm xúc của người đang yêu.

         3. Sự cao thượng chân thành (2 câu cuối)

– Khẳng định: Tôi yêu em chân thành đằm thắm

 cảm xúc được giải tỏa dâng cao, tiết điệu nhanh, gấp diễn tả tính chất tươi sáng dạt dào cảm xúc.

– tác giả tỉnh táo, biết là tình yêu vô vọng nên đã ứng xử một cách cao thượng “ cầu em được người tình như tôi đã yêu em”  tình cảm cao thượng đầy chất nhân văn.

d. Các bước dạy học:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HĐ CỦA HS

Trước hoạt động: Nêu cảm nhận ban đầu về tình yêu của Puskin trong bài thơ?

Trong hoạt động: – GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. GV chia lớp thành 04 nhóm và phát phiếu học tập.

Nhóm 1: Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ ? Tâm trạng nhân vật trữ tình được biểu hiện trong hai câu đầu như thế nào?

Nhóm 2: Giọng điệu trữ tình được chuyển biến như thế nào từ câu 1, 2 sang câu 3, 4? Mâu thuẫn trong tâm trạng của nhân vật ?

Gợi ý:

– cách diễn đạt, tâm trạng gì của tác giả?

– Giọng điệu trữ tình có gì thay đổi so với 2 câu trên ?

Nhóm 3:  Tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai câu thơ thứ ba ? (biện pháp tu từ, tâm trạng cảm xúc…)

Nhóm 4: Lời cầu chúc thể hiện điều gì ở nhân vật trữ tình ? Cảm nhận, suy nghĩ về tình yêu đơn phương trong bài thơ ?

 GV yêu cầu HS sử dụng sgk

– GV nhận xét, chốt kiến thức.   – HS nêu suy nghĩ ban đầu của cá nhân

HS suy nghĩ và trả lời (cá nhân)

HS sử dụng sgk

 

– HS thảo luận theo nhóm 5p

– Đại diện báo cáo sản phẩm.

– Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn.

(Nhóm dùng giấy A0, PP…)

Nội dung 3: Tổng kết

a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung:

  + giá trị nội dung

  + giá trị nghệ thuật.

c. Sản phẩm

   1. Nghệ thuật:

– Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc.

– Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng khi kiên quyết, day dứt…

2. Ý nghĩa văn bản:

          Dù trong hoàn cảnh và tình yêu nào, con người phải sống chân thành, mảnh liệt, cao thượng và vị tha.

d. Các bước dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HĐ CỦA HS

Trước hoạt động: GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ bài vừa học

Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi:

? Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?            – HS đọc lại bài vừa học

HS sử dụng sgk

 

– HS làm việc cá nhân

(Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết)

 

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động:

HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

1/ Bài thơ cần được đọc bằng một giọng điệu : Câu 1-2 đọc chậm, ngập ngừng, vừa như thú nhận vừa tự nhủ ; câu 3-4 đọc mạnh mẽ, dứt khoát như lời hứa, lời thề ; câu 5-6 đọc day dứt, buồn đau, chiêm nghiệm ; câu 7-8 : mong ước thiết tha mà điềm tĩnh.

 2/ Có thể chia tách bài thơ thành 03 phần :

-Bốn câu đầu : Những tâm tư giằng xé ;

-Hai câu giữa : Nỗi khổ đau tuyệt vọng ;

-Hai câu cuối : Lời cầu chúc cao thượng, chân thành.

3/So sánh mạch cảm xúc ở 6 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối :

– Ở 6 câu thơ đầu, nhân vật trữ tình như bị giằng xé, xáo trộn bởi rất nhiều cung bậc cảm xúc của một trái tim yêu say đắm nhưng dường như không được đáp lại. Tình yêu âm thầm vô vọng cùng nỗi ghen tuông khiến nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi khổ đau. Và ta tưởng cảm giác tuyệt vọng sẽ ngày càng giày vò nhân vật trữ tình.

                – Nhưng đến 2 câu thơ cuối, mạch cảm xúc đã thay đổi đột ngột. Vượt lên nỗi buồn đau u ám, lòng ghen tuông ích kỉ, nhân vật trữ tình cầu chúc cho người yêu được người tình như tôi đã yêu em. Lời cầu chúc như một cảm xúc thăng hoa của một tình yêu chân thành, cao thượng.

 

d. Các bước dạy học

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ:

1/ Bài thơ cần được đọc bằng một giọng điệu như thế nào?

2/ Có thể chia tách bài thơ thành các phần như thế nào ? Đặt tên cho mỗi phần.

3/ So sánh mạch cảm xúc ở 6 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối ?       –   HS thực hiện nhiệm vụ.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu để hoàn thành bài tập

c. Sản phẩm:     

     Mở bài : Dẫn dắt ý liên quan. Nêu vấn đề cần nghị luận. Nhận định hiện tượng cuồng yêu là hiện tượng xấu, cần lên án.

      Thân bài :

                  + Giải thích: Cuồng yêu là gì là gì ? Biểu hiện của hiện tượng cuồng yêu ? 

                  + Phân tích Hậu quả, nguyên nhân của cuồng yêu ?

   + Biện pháp khắc phục hiện tượng cuồng yêu ?

       Kết bài : Tóm lược hiện tượng xấu

                                – Liên hệ bản thân

d. Các bước dạy học

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ:

Từ bài thơ Tôi yêu em của Pusin, viết bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng sau được đăng trên báo http://giadinh.vnexpress.net:

Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh cho rằng giới trẻ ngày nay yêu thoáng, sống vội mà quên mất giá trị cốt lõi của tình yêu là sự hy sinh. Họ đề cao cái tôi quá mức nên khi bị phụ tình thường tìm cách trả thù, thậm chí giết chết người yêu. –  HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết sau.

 

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

a. Mục tiêu: Đ5, V1

b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung: vẽ sơ đồ tư duy; vẽ tranh

c. Sản phẩm:

       + Vẽ đúng sơ đồ tư duy

        + Bài viết chân thành, cảm xúc;

    d. Các bước dạy học

Hoạt động của GV – HS   Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ sơ đồ tư duy bài học

+ Sưu tầm và viết cảm nhận về một số bài thơ tình nổi tiếng của Puskin  – HS thực hiện nhiệm vụ:

– HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết sau.

 

III.    TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Sách giáo khoa, sách giáo viên.

– Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức – kĩ năng 11

– Thiết kế bài giảng 11

– Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 1)

– Văn bản văn học 11,…

Leave a Comment