Giáo án bài Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 31 Tổng kết lịch sử Việt Nam tứ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000 HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ĐỌC Ở lớp …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

31 Tổng kết lịch sử Việt Nam tứ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ ĐỌC Ở lớp

I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

                – Nắm được các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000: đấu tranh giành độc lập, chiến đấu chống ngoại xâm, thống nhất đất nước, thực hiện đường lối đổi mới đất nước.

– Hiểu được nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm và phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam.

2. Kỹ năng

                – Rèn luyện cho hs kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, tổng hợp các sự kiện lịch sử, hệ thống và lựa chọn các sự kiện điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.

3. Thái độ

                Trên cơ sở hiểu rõ quá trình phát triển đi lên của lịch sử dân tộc, củng cố cho các em lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta và sự tất thắng của sự nghiệp cách mạng.

4. Định hướng phát triển năng lực

                – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

                – Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

                                + Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn: Củng cố cho các em lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng ta và sự tất thắng của sự nghiệp cách mạng. tổng hợp các sự kiện lịch sử, hệ thống và lựa chọn các sự kiện điển hình, đặc điểm lớn của từng giai đoạn.

II. Phương pháp: tổ chức cho học sinh tự đọc và trả lời các câu hỏi sgk

V. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Đọc SGK. Và ghi vào vở cac nội dung mình năm bắt được

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích các nhóm hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

 GV kiểm tra việc thực hiện của học sinh

I. Các giai đoạn chính và đặc điểm của tiến trình lịch sử

1. Giai đoạn 1919 – 1930

– Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam đã đưa xã hội Việt Nam thực sự trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến.

– Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3 – 2 – 1930 đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn phát triển mới.

2. Giai đoạn 1930 – 1945

– Đảng lãnh đạo các tầng lớp nhân dân liên tiếp đấu tranh qua ba cao trào cách mạng 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945.

– Khi các nước Đồng minh đánh bại phát xít Nhật (8 – 1945), Đảng đã kịp thời lãnh đạo toàn dân nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

3. Giai đoạn 1945 – 1954 

– CM tháng Tám thành công, chính quyền non trẻ phải đương đầu với muôn vàn khó khăn thử thách.

– 19.12.1946 Đảng phát động toàn dân đứng lên k/c với đường lối:  Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

– Chiến thắng ĐBP (1954).

– Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, hòa bình trở lại MB.

4, Giai đoạn 1954 – 1975

– Đất nước tạm thời chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau.

– Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đường lối: kết hợp giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta đi tới thắng lợi vẻ vang.

5. Giai đoạn từ 1975 đến nay

– Cả nước chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.

– Công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu đáng phấn khởi trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu là về kinh tế.

 Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Đọc SGK và yêu cầu HS trình bày nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm và phương hướng đi lên của cách mạng Việt Nam.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV yêu cầu HS quan sát hình 79, 80 – SGK để hiểu biết thêm về công cuộc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

II. Nguyên nhân thắng lợi, những bài học kinh nghiệm, phương hướng đi lên

1. Nguyên nhân thắng lợi (sgk)

2. Bài học kinh nghiệm

– Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

– Củng cố và tăng cường khối đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.

– Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là nhân tố hàng đầu của mọi sự thắng lợi.

3.4.  Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

– Mục tiêu: Giúp học sinh lập niên biểu các giai đoạn chính và các đặc điểm lớn gắn liền với từng giai đoạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến nay.

– Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Hoàn thành các giai đoạn chính và các đặc điểm lớn gắn liền với từng giai đoạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919) đến nay.

Giai đoạn

Sự kiện

1919-1930

Thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần hai, đã đưa xã hội Việt Nam từ phong kiến nông nghiệp lên xã hội thuộc địa

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3-2-1930, từ đó Cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng

1930-1945

Ngay từ khi mới ra đời Đảng đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, kẻ thù đã dìm trong biển máu đến năm 1935 mới khôi phục

Cao trào dân chủ 1936-1939 chống bọn phản động thuộc địa đòi "tự do dân chủ, cơm áo hòa bình"

Qua 2 cao trào đã tôi luyện được đội quân chính trị hàng triệu người, đó thực sự là cuộc diễn tập lần thứ hai của cách mạng tháng Tám năm 1945

9-3-1939, Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương

14-8-1945, Đảng phát động quần chúng đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong nước

1945-1954

Sau cách mạng tháng Tám thành công cách mạng nước ta phải đương đầu với muôn vàn khó khăn đễ giữ vững chính quyền

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra đường lối đúng đắn cho cuộc kháng chiến toàn quốc

Hiệp định Giơ-ne-vơ kí chính thức ngày 21-7-1954

1954-1975

Đảng lãnh đạo nhân dân hai miền cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ

Miền Bắc: xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại

Miền Nam: chống các chiến lược của đế quốc Mĩ

Sau hơn 20 năm chiến đấu vưới Cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta giành thắng lợi

1975 đến nay

Sau mùa xuân năm 1975 đất nước thống nhất cả nước đi lên xã hội chủ nghĩa

– Thời gian: 4 phút.

                – Dự kiến sản phẩm

                                – Giao nhiệm vụ

                + Học bài cũ ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ

                                + Sưu tầm những tài liệu, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

Leave a Comment