Giáo án bài Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 9 Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa        I. Mục tiêu   1. Kiến thức: …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

9 Tổng khởi nghĩa tháng tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

       I. Mục tiêu

  1. Kiến thức:

– Biết thời cơ khởi nghĩa và lệnh Tổng khởi nghĩa.

– Cuộc Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc (diễn biến, đặc biệt chú ý khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn).

– Thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và ra bản Tuyên ngôn Độc lập.

– Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945

 2. Năng lực

     +  Rèn luyện học sinh phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ,các tư liệu lịch sử để minh họa khắc sâu những nội dung cơ bản trong bài học.

   + Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử

  + So sánh, nhận xét, đánh giá về tình hình cách mạng  tháng Tám năm 1945

 3.Phẩm chất

Giáo dục lòng yêu nước kính yêu Đảng và lãnh tụ, niềm tin vào thắng lợi của cách mạng, niềm tự hào dân tộc

– Sống có trách nhiệm, nhân ái

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

Cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội (19/8/1945)

 Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập (2/9/1945)

 Bản đồ: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

Máy tính, giáo án, phiếu học tập

    2. Chuẩn bị của học sinh:

    – Đọc trước sách giáo khoa và tài liệu có liên quan.

    – Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

   III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

   1. Ổn định lớp:

   2. Kiểm tra bài cũ.

   3. Bài mới.

   A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu:  Tạo tình huống  giữa cái đã biết và chưa biết về

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem  tranh ảnh để  trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

Thời gian:  5 phút

c) Sản phẩm: (HS trả lời theo nhận định)

d) Tổ chức thực hiện:

  Giáo viên cho HS xem một số hình ảnh về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

  ? Em có nhận định gì về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ?

   Trên cơ sở trả lời của học sinh GV dẫn dắt vào bài mới.

 GV nhận xét vào bài mới :Cuối  năm 1945 cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai chuyển sang giai đoạn kết thúc.tạo điều kiện thuận lợi cho CM ta tiến tới cuộc tổng khởi nghĩa 1945. giành độc lập tự do cho nước nhà và xây dựng chế độ mới của nước VN DCCH

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

 1. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố

a) Mục tiêu: ghi nhớ được lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh như thế nào

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

Thời gian:  15 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

   Hoạt động của giáo viên và HS

Nội dung chính

  1.Chuyển giao nhiệh vụ học tập

– Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục I

SGK( thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau;

 + Nhóm 1,2: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào?

+ Nhóm 3,4: Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố ntn?

 2, Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS Đọc SGK và thực hiện theo yêu cầu, GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ, GV đến các nhóm theo giỏi hổ trợ HS làm việc những nội dung khó GV gợi mở( Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở linh hoạt)

Em có nhận xét gì về thời cơ của cách mạng tháng Tám năm 1945?

(thời cơ ngàn năm có một, chỉ tồn tại từ khi Nhật đầu hàng → quan Đồng minh vào ĐDương)

GV. Chớp thời cơ, Đảng đã kịp thời phát động lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền

   Sau khi Lệnh Tổng knghĩa được ban bố Đảng đã làm gì để tiến  tới Tổng khởi nghĩa giành  chính quyền?

(tổ chức ĐH  Quốc dân Tân Trào → thống nhất ý chí toàn quân và toàn dân)

Thực hiện lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, quân giải phóng đã làm gì?

3. Báo cáo kết quả và hoạt động

– Đại diện các nhóm trình bày.

4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày,

GV bổ sung phân tích, nhận xét, đánh giá  kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập củ HS, Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

* Hoàn cảnh:

– Thế giới: CNPX bị tiêu diệt, 15/8/ 1945 Nhật đầu hàng Đồng minh

– Trong nước:

+ PX Nhật cùng tay sai hoang mang cực độ

+ Không khí cách mạng sục sôi

⇒ Tạo đk tlợi để giành chính quyền

* Lệnh khởi nghĩa được ban bố

 – Ngày 14 – 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc  ở Tân Trào (Tuyên Quang)

+ Phát động Tổng khởi nghĩa

+Lập Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc

– Ngày 16/8, Quốc dân Đại hội  ở Tân Trào:

+ Tán thành lệnh Tổng khởi nghĩa

+ Thông qua 10 chính sách của Việt Minh.

+ Lập Uỷ ban dân tộc giải phóng

– Chiều 16/8/1945 quân giải phóng → Thái Nguyên → Hà Nội

    2. Diễn biến chính tổng khởi nghĩa tháng Tám

a) Mục tiêu: ghi nhớ quần chúng tiến hành giành chính quyền ở Hà Nội và Giành chính quyền trong cả nước

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành bảng niên biểu

Thời gian:  15 phút

c) Sản phẩm: hoàn thành bảng niên biểu

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và HS

    Nội dung chính

  1.Chuyển giao nhiệh vụ học tập

-. Các nhóm đọc mục II và III SGK thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau;

HS. Đọc tư liệu: “Ở Hà Nội…tận gốc rễ” (SGK trang 92, 93)

+ Nhóm chẵn: Em có nhận xét gì không khí cách mạng ở Hà Nội trước khởi nghĩa?

+ Nhóm lẻ:?Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã diễn ra như thế nào?

+ Yêu cầu học sinh lập bảng niên biểu:

Thời gian

Sự kiện

2, Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS Đọc SGK và thực hiện theo yêu cầu, GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ, GV đến các nhóm theo giỏi hổ trợ HS làm việc những nội dung khó GV gợi mở( Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở linh hoạt)

GV. Thông báo 14/8 đến 18/8 nhiều địa phương đã giành chính quyền                    

GV. Hướng dẫn h/s khai thác H. 39 (trang 93)

Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi có có ý nghĩa như thế nào?

(Cổ vũ cả nước, kẻ thù hoang mang, dao động).

HS. Xác định các tỉnh đã giành chính quyền trước 19/8/1945

GV. Sử dụng LĐ tường thuật khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước

                Em có nhận xét gì về cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước?

(Khởi nghĩa thành công nhanh chóng (15 ngày), toàn dân xuống đường, llượng c trị,vũ trang)

3. Báo cáo kết quả và hoạt động

– Đại diện các nhóm trình bày.

4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày,

GV bổ sung phân tích, nhận xét, đánh giá  kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập củ HS, Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

– Đầu tháng 8, không khí cách mạng sục sôi khắp Hà Nội

– Ngày 19/8/1945, mít tinh của quần chúng ở Nhà hát lớn

– Mít tinh nhanh chóng → biểu tình chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn

– Khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn

– Ngày 14 đến 18/8, Hdương, Bgiang, HTĩnh, Qnam giành chính quyền

– Ngày 23/8, Huế khởi nghĩa thắng lợi

– Ngày 25/8, Sài Gòn giành chính quyền

– Ngày 28/8, cách mạng t công trong cả nước

– Ngày 2/9/1945, HCT đọc tuyên ngôn độc lập→ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

Thời gian

Sự kiện

14,15/8

 Đại hội quốc dân được tiến hành ở Tân Trào

16/8

Hội nghị toàn quốc họp ở Tân Trào

19/8

Khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi

23/8

Khởi nghĩa ở Huế thắng lợi

25/8

Khởi nghĩa ở Sài gòn thắng lợi

30/8

Vua Bảo Đại thoái vị

2/9

Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn khai sinh nước VNDCCH

TIẾT 2

 III: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám

a) Mục tiêu:  ghi nhớ Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi  của giáo viên

Thời gian:  15 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và HS

Nội dung chính

  1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập

Các nhóm đọc mục IV  SGK( thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau;

+ Nhóm 1,2:  Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám?

+ Nhóm 3,4: Nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám?

 2, Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS Đọc SGK và thực hiện theo yêu cầu, GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ, GV đến các nhóm theo giỏi hổ trợ HS làm việc những nội dung khó GV gợi mở( Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở linh hoạt)

Tại sao cách mạng tháng Tám thành công nhanh chóng và ít đổ máu?

GV. Phân tích dẫn chứng nguyên nhân thắng lợi của CM tháng Tám

3. Báo cáo kết quả và hoạt động

– Đại diện các nhóm trình bày.

4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày,

GV bổ sung phân tích, nhận xét, đánh giá  kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập củ HS, Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

1. Ý nghĩa lịch sử

– Đập tan ách thống trị:Pháp, Nhật, phong kiến

– Đưa Việt Nam trở thành quốc gia độc lập

– Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

 

 

 

 

 

2. Nguyên nhân thắng lợi

– Truyền thống đấu tranh của dân tộc

– Sự lãnh đạo kịp thời sáng suốt của Đảng

-có khối liên minh công nông vững chắc

– Nhờ đkiện quốc tế thuận lợi, sự ủng hộ lực lượng tiến bộ thế giới

Ý nghĩa lịch sử:

+ Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và phát xít Nhật, đồng thời lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót ngàn năm. Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hoà, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm chủ đất nước. Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc – kỉ nguyên độc lập, tự do.

+ Về mặt quốc tế: Đây là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các thuộc địa trên thế giới, đặc biệt là nhân dân châu Á và châu Phi, góp phần vào thắng lợi chung của các lực lượng hoà bình, dân chủ trên thế giới.

Nguyên nhân thắng lợi:

+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước sâu sắc, đã đấu tranh kiên cường bất khuất từ ngàn xưa cho độc lập, tự do. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.

+ Có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, lại biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến tới phát động tổng khởi nghĩa ở cả nông thôn với thành thị, đánh đổ hoàn toàn bộ máy cai trị của đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân.

+ Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi tương đối nhanh, ít đổ máu, một phần là nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi. Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào hồi kết thúc, Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta giành thắng lợi

      C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

 a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập theo nhóm

Thời gian 15 phút

c) Sản phẩm: bài tập nhóm có thể lấy điểm thường xuyên;

      d) Tổ chức thực hiện:

   – Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau:

 1.  Hãy nêu 4 tổ chức lớn do Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập từ năm 1930 đến năm 1945 và có vai trò quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám

2. .Vì sao cách mạng tháng Tám năm 1945 là một sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam?

3. Vì sao nói cách mạng tháng Tám năm 1945 có tác dụng góp phần cổ vũ các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa đứng lên giành độc lập?

Dự kiến sản phẩm

1. 4 tổ chức lớn do Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sáng lập từ năm 1930 đến năm 1945 và có vai trò quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là:

Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930)

Thành lập mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936)

Thành lập Mặt trận Việt Minh (1941)

Thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc (1945)

2.Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam vì:

Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á;

Chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam, kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít.

Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình.

Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.

3. Vì sao nói cách mạng tháng Tám năm 1945 có tác dụng góp phần cổ vũ các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa đứng lên giành độc lập?

Nói thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ các dân tộc thuộc địa, nửa thuộc địa đứng lên giành độc lập vì: Thắng lợi này đã khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

Các nhóm thực hiện và cử đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung

Giáo viên chốt nếu cần thiết

  D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn, HS nhận xét đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển nước ta ngày nay..

b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập

Thời gian 10 phút

c) Sản phẩm học tập: bài tập nhóm

d) Cách thức tiến hành hoạt động

. Kể tên những địa danh (trường học, đường phố, làng xã) nơi em sinh sống hoặc em biết mang tên những nhà cách mạng tiền bối  (Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập…)

Tên đia danh (trường học, đường phố, làng xã) nơi em sinh sống hoặc em biết mang tên những nhà cách mạng tiền bối là:

Trường Trung học phổ thông Trần Phú – Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trường Đào Tạo Cán Bộ Lê Hồng Phong, Đống Đa, Hà Nội

Trường THCS Hà Huy Tập, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội

Leave a Comment