Giáo án bài Trả bài tập làm văn số 3 soạn theo 5 bước

Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 58 :  TRẢ BÀI TLV SỐ 3   I- Mục đích yêu cầu: Kiến thức: + Hệ thống và thấy được yêu cầu cũng như đặc điểm của văn bc. …

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 58 :  TRẢ BÀI TLV SỐ 3

 

I- Mục đích yêu cầu:

  1. Kiến thức:

+ Hệ thống và thấy được yêu cầu cũng như đặc điểm của văn bc. Đặc biệt văn biểu cảm về người.

2.Kĩ năng:

+ Phân tích để thấy điểm mạnh và điểm cần khắc phục của bản thân trong quá trình viết văn bc nói riêng và viết văn nói chung.

3.Thái độ:

+ Hợp tác, tán đồng sửa lỗi, phát huy điểm mạnh.

4.Năng lực, phẩm chất:

+ Phẩm chất: trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự trọng

+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

  1. Gv: Bài có phân loại
  2. HS: Xem lại kiến thức có liên quan

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH:  đọc diễn cảm, thuyết trình, vấn đáp- gợi mở, giảng bình, phân tích, dạy học hợp đồng
  • KTDH: đặt câu hỏi, chia nhóm ,giao nhiệm vụ theo kĩ thuật công đoạn

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Hoạt động khởi động

*GV ổn định tổ chức

*Kiểm tra bài cũ( trong quá trình trả bài)

2.Hoạt động luyện tập

Hoạt động của thầy – trò

Nội dung cần đạt

HĐ1: Đề bài và yêu cầu của đề

  1. Đề bài và yêu cầu của đề
    1. Đề bài

Câu 1: Vai trò của tự sự và miêu tả đối với văn biểu cảm?

Câu 2. Em hãy chỉ ra cách biểu cảm trong đoạn văn sau:

“Hoa lục bình tím ngắt cả bờ sông. Tôi yêu đắm say loài hoa mộc mạc, dân giã nơi thôn quê ấy . Màu hoa đẹp đến nao lòng! Tôi thầm nghẹn ngào không thốt lên lời khi đứng trước loài hoa cánh mỏng, tím biếc ấy. Nó đốn tim mong manh của bất cứ kẻ yêu hoa nào như tôi. Loài hoa không hương mà cuốn hút đến lạ kì!” ( Nguồn trên mạng)

Câu 3: Viết bài văn bảy tỏ cảm xúc của em về người thân của em.

  1. Yêu cầu

 

Thảo luận cặp đôi ( 3p) câu 1,2 Đại diện các cặp trình bày, cặp khác khác nx, bổ sung

gv khái quát những yêu cầu cần đạt .

 

 

 

 

 

Thảo luận cặp đôi ( 3p) câu 1, 2 Đại diện các cặp trình bày, cặp khác khác nx, bổ sung

gv khái quát những yêu cầu cần đạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động nhóm (5p)

+ 2p làm việc cá nhân ghi vào phiếu học tập.

+ 3p thảo luận nhóm ghi vào bảng phụ

Câu hỏi

Nội dung của mở bài , thân bài ,kết bài?

Các nhóm trình bày kết quả,các nhóm khác nhận xét, bổ sung.. Gv nhận xét hoạt động và chốt kiến thức

Câu 1: (1điểm)

Khơi dậy tình cảm, cản xúc của người viết đối với xung quanh.

Câu 2: (2điểm)

– Cách biểu cảm trực tiếp: thông qua từ ngữ (yêu, nghẹn ngào không thốt lên lời, đốn tim

, kẻ yêu hoa) câu văn cảm thán( Màu hoa đẹp đến nao lòng! loài hoa…lạ kì !)

Câu 3: (7điểm)

* Hình thức, kỹ năng:

Viết đúng kiểu bài biểu cảm.

  • Trình bày rõ ràng, lưu loát, mạch lạc.
  • Sử dụng ngôn từ chính xác, linh hoạt.
  • sự dụng các hình thức diễn đạt phong phú (câu, từ, đoạn, NT so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, nhân hóa)
  • Bài sử dụng được các cách biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua nhiều hình thức và các cách lập ý.
  • Làm bật được tình cảm, cảm xúc của em đối với một nhân vật cụ thể ( hình dáng, tính tình, tần ảnh hưởng, mối quan hệ và sự gắn bó của em với đối tượng).
  • Triển khai được cảm xúc ở nhiều góc độ, có sự tham gia của nhiều đối tượng khác, có liên hệ, mở rộng.

* Nội dung:

 

 

 

– Trình bày theo bố cục 3 phần

  1. MB: Giới thiệu người mà em yêu quý nhất. Nêu rõ tình cảm của mình với người đó.
  2. TB: Kể, tả sơ lược về đối tượng biểu cảm ( chọn lựa điểm kể, tả hợp lí: dáng vóc, khuôn mặt, ánh mắt, bàn tay, tính cách,…)

– Những tình cảm sâu sắc mà đối tượng biểu cảm dành cho mình (sử quan tâm chăm sóc, nhường nhịn, yêu thương,…)

Có thể hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa 2 người.

 

 

 

  • Suy nghĩ về đối tượng biểu cảm, về tình cảm yêu thương gắn bó giữa 2 người.
  • Nâng cao vấn đề: vai trò của người mình yêu quý nhất (bố/ mẹ, anh/chị, thầy/ cô,…) đối với cuộc sống mỗi con người.

c) KB: Khẳng định tình cảm của mình với người mình yêu quý nhất.

II – Trả bài

  • GV: trả bài, lấy điểm
  • HS: xem lại bài tự đánh giá, nhận xét bài của bản thân.

II – Nhận xét

GV nêu:

* Ưu điểm:

  • Đa số HS hiểu đề và có ý thức làm bài khá nghiêm túc
  • Đa số HS là mình tốt phần trắc nghiệm.
  • Đó biết cách viết đoạn văn cảm nhận.
  • Hầu hết các bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc làm nổi rõ chủ đề bài biết.
  • Một số bài viết có lời văn trong sáng, diễn đạt khá lưu loát.
  • Một số bài viết giàu hình ảnh, cảm xúc và có sự liên tưởng, liên hệ hợp lí

* Tồn tại:

  • Còn bài viết chưa có bố cục rõ ràng, trình bày còn lộn xộn, thiếu sự mạch lạc
  • Vẫn có bài viết sai nhiều chính tả, còn viết tắt, trình bày chưa hết ý, diễn đạt còn chưa lưu loát, lời văn lủng củng.
  • Nhiều học sinh chỉ viết đảm bảo yêu cầu, sáng tạo, lời văn, cảm xúc/

 

3. Hoạt động vận dụng

Gv cho một số HS có điểm yếu, kém cầm bài viết đã có lỗi sai lên bảng sửa lạ.

  • Dọng
  • Dảng
  • Thật nâu
  • Từ láy
  • Trong cảm nghĩa của em. Mẹ đã mang cho em nhiều kỉ niệm trong em.
  • Em được học 1 cô giáo dịu hiền y như tính thầy rất dịu hiền.

IV – Sửa lỗi điển hình

  • Giọng
  • giảng
  • thật lâu
  • từ nay
  • nữa
  • mẹ đã để lại trong em nhiều tình cảm
  • Em được học một cô giáo dịu hiền như thầy…
   

4.Hoạt động tìm tòi , mở rộng

 

Đọc bình 1 số bài văn hay, đoạn văn hay

  • GV cho HS đọc 1, 2 bài làm tốt của HS
  • HS nhận xét, bình
  • GC nhận xét, bình
  • HS nghe, cảm thụ, rút kinh nghiệm
  • Xem lại bài làm và làm lại nếu có điều kiện, xem lại kiểu văn biểu cảm.
  • Chuẩn bị “Chơi chữ”

+ Đọc kĩ bài, trả lời các câu hỏi gợi ý

 GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

            Tiết 66                         TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3.

           

            1. Mục tiêu:

            Giúp HS.

            a. Kiến thức:

            – Thấy được những thiếu sót, những lỗi vế cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn để khắc phục, phát huy những ưu điểm trong bài viết ở lần sau.

            b. Kĩ năng:

            – Rèn kĩ năng sửa lỗi sai, biết cách sử dụng từ, đặt câu, viết đoạn.

            c. Thái độ:

            – Giáo dục tính cẩn thận, sáng tạo trong học tập.

2. Chuẩn bị:

a.GV: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT

b.HS: Xem lại kiến thức văn biểu cảm, dụng cụ kiểm tra.

3. Phương pháp dạy học:

Phương pháp đọc tái tạo.

4. Tiến trình:

4.1. Ổn định tổ chức: 

4.2. Kiểm tra bài cũ:

            4.3. Giảng bài mới:

            Giới thiệu bài.

Tiết này chúng ta sẽ đi vào Trả bài viết số 3.

            Hoạt động của GV và HS.                                             GV ghi tựa lên bảng.

            1. Đề bài:                                                                     GV ghi lại đề lên bảng.                                     2. Phân tích đề:

            GV hướng dẫn HS phân tích đề.

            Thể loại: văn biểu cảm.

            Yêu cầu: cảm nghĩ về người thân.

            3. Nhận xét bài làm:

            GV nhận xét ưu điểm, tồn tại qua bài làm của HS.

            – Ưu điểm: Đa số HS có chuẩn bị bài, làm bài đúng yêu cầu, 1 số HS viết đoạn tương đối mạch lạc.

            – Khuyết điểm: Còn 1 số HS viết bài sơ sài, sai
nhiều lỗi chính tả, còn tẩy xoá nhiều trong bài làm.

            4. Công bố điểm:

            GV công bố điểm cho HS nắm.

            Trên TB:

            Dưới TB:

            5. Trả bài văn:

            GV cho lớp trưởng phát lại bài cho cả lớp.

            6. Dàn bài:                                                                   GV hướng dẫn HS lập dàn bài bài văn biểu cảm.

            * Nêu phần mở bài?                                                     

                       

 

 

 

 

 

 

 

                                                                         

            * Nêu phần kết bài?                                                     

                                                                       

            7. Sửa lỗi sai:

            GV treo bảng phụ, ghi các lỗi sai.                                  HS lên bảng sửa.                                                           GV nhậnx ét sửa chữa.                                                                                                                                     

                                                                                               

 

ND bài học.

 

Đề: Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, thầy, cô).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dàn bài:

 

1. Mở bài:

– Giới thiệu người thân và nêu cảm nghĩ chung của em về người thân đó.

2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em về:

– Hình dáng, tính cách của người thân.  

– Ý thích của người thân.          

– Thái động của người đó đối với mọi người, đối với em.

3. Kết bài:

– Tình cảm của em đối với người thân đó.

 

– Sai chính tả.

Nuôi nắnà      nuôi nấng.

Chở thànhà     trở thành.

Đơn xơà         đơn sơ.

Dảng dịà         giản dị.

Mông saoà     mong sao.

– Sai cách dùng từ: Cô có đôi lông mày lá liễu rất đen và mượt.

– HS còn viết hoa tuỳ tiện.

            4.4. Củng cố và luyện tập:

            GV nhắc lại 1 số kiến thức cơ bản về văn biểu cảm cho HS.

            4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

            Xem lại thể loại văn biểu cảm.

            Chuẩn bị ôn thi HKI: Xem lại các thể loại văn tự sự.

            5. Rút kinh nghiệm:

 

Leave a Comment