Kéo xuống để xem hoặc tải về!
……………………………………………………….
NS: 29/1/2019
ND: /1/2019
Tuần 23: Bài 22-Tiết 115-Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
– Củng cố lại lí thuyết làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
– Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình để có hướng khắc phục nhất là những lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
2. Kỹ năng: – Sửa lỗi
– Tạo lập văn bản
3. Thái độ: Trung thực, có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Năng lực: Giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ…
II. CHUẨN BỊ:
– G: Kế hoạch dạy học, Bảng phụ, bài viết của HS đã chấm
– H. Chuẩn bị theo yêu cầu
II. Các hoạt động dạy học:
- Ổn định tổ chức
- Kiểm tra
- Bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung | |||||||||||||||
* GV gt đề bài trên bảng phụ. Hướng dẫn HS phân tích đề. – Gọi HS đọc lại đề bài. ? Phân tích yêu cầu của đề bài.
Tìm hiểu đề – TL: nghị luận xã hội – ND: Hiện tượng vứt rác bừa bài nơi công cộng. – Phạm vi: Kiến thức trong thực tế cuộc sống.
* Hướng dẫn HS xây dựng dàn ý sơ lược. – GV tổ chức cho HS thảo luận xây dựng dàn ý theo đáp án của tiết 104-105
– GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh theo yêu cầu cần đạt và thông qua biểu điểm cho từng phần.
Nhận xét và đánh giá bài làm của HS. – GV nhận xét, đánh giá chung. 1. Về ưu điểm – Nhìn chung các em đã xác định được đúng nội dung và phương pháp làm bài văn nghị luận. Hệ thống luận điểm rõ ràng, biết sắp xếp theo một trình tự hợp lí các ý: Biểu hiện – Nguyên nhân – Tác hại – Cách khắc phục. – Biết đặt những nhan đề khá ấn tượng, sát với nội dung bài văn như: Tiếng kêu cứu của môi trường, Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta, Hãy bảo vệ môi trường sống, Rác – mối hiểm hoạ của loài người… – Nội dung đảm bảo theo yêu cầu chung. – Một số bài văn thể hiện rõ giọng văn nghị luận, có màu sắc triết lí… 2. Về tồn tại – Lối viết còn ảnh hưởng của văn tự sự, còn kể lể, giãi bày, chưa thể hiện rõ đặc trưng kiểu bài văn nghị luận … – Nội dung bài sơ sài, các luận điểm lộn xộn, thiếu ý, chưa làm rõ được nội dung nghị luận… – Vẫn còn hiện tượng sai nhiều về lỗi câu như lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu, lỗi viết hoa, viết tắt… – Một số em trình bày bài cẩu thả, gạch xoá nhiều, chữ xấu khó đọc… – Đặc biệt một số em viết thiếu dấu(giống như tiếng nc ngoài, ngôn ngữ tắt thường thấy khi nhắn tin trên điện thoại) GV treo bảng phụ (hoặc dùng máy chiếu vật thể) một số những đoạn văn bài văn còn mắc nhiều lỗi: – Lạc đề – Trình bày không mạch lạc, chưa có sự gắn kết giữa các phần với nhau – Lỗi chính tả, lỗi lô gic, lỗi dùng từ, đặt câu… ? Chỉ ra những lỗi còn mắc phải trong bài, trong đoạn văn? HS chỉ ra ? Em hãy sửa lại cho đúng? HS làm HS khác nhận xét GV chốt lại GV trả bài cho học sinh và lấy điểm GV chọn một số bài văn hay để đọc cho HS tham khảo | I. Đề bài: Suy nghĩ của em về hành động vứt rác bừa bãi nơi công cộng của nhiều người hiện nay(Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn để nêu lên suy nghĩ của mình). II. Đáp án và biểu điểm chấm *Kĩ năng: 2đ – HS vận dụng cách làm bài nghị luận để tạo lập được vb nghị luận có bố cục đầy đủ, rõ ràng 0,5đ – Diễn đạt tốt, chữ sạch, đẹp, ko sai các lỗi hoặc sai 2 lỗi từ trở xuống 0,5đ – Đặt nhan đề: 1đ * Kiến thức: 8đ a. Mở bài: 0,5đ – Gt hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng. b. Thân bài: 7đ – Biểu hiện: Hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng: trong quán ăn, rạp chiếu phim, trong công viên, trên đường phố…. -> Hiện tượng rất phổ biến hiện nay. 1,5 đ – Tác hại: mất mĩ quan, ô nhiễm môi trường; Gây nguy hiểm cho người khác: vỏ chuối, mảnh thủy tinh…; làm xấu hình ảnh của ta trong mắt bạn bè quốc tế… 1,5 đ – Nguyên nhân: 1,5đ + Sự yếu kém về nhận thức của mỗi người trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, thiếu tinh thần bảo vệ, giữ gìn, xây dựng mĩ quan nơi công cộng. Thiếu ý thức tôn trọng người lao động, nhất là những công nhân vệ sinh môi trường. + Chưa nhận thức được tác hại to lớn của hành động xả rác bừa bãi … + Sự giáo dục của cha mẹ của thầy cô về vấn đề này chưa sâu + Chưa có chế tài xử lí nghiêm khắc các hành vi xả rác thải ra môi trường, quản lí còn lỏng lẻo…….. – Giải pháp: 1,5đ + Nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn, xây dựng môt môi trường xanh –sạch- đẹp. + Tuyên truyền, giáo dục mạnh mẽ hơn nữa về tác hại của hành vi xả rác bừa bãi ra môi trường. + Nhà nước cần có chế tài xử lí thật nghiêm khắc phạt thật nặng đối với những cá nhân tổ chức vi phạm. …… – Bài học: Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường ngay từ những việc nhỏ nhất những thói quen nhỏ nhất c. Kết bài: 0,5đ – Xả rác thải ra môi trường là những hành động việc làm đáng bị lên án và phê phán. – Kêu gọi mọi người… .III. Nhận xét, chữa lỗi 1. Về ưu điểm
3. Chữa lỗi a. Nội dung
b. Hình thức – Lỗi từ – Lỗi diễn đạt
III. Trả bài
IV. Đọc bài văn hay
|
4. Củng cố: Khái quát lại những yêu cầu cần đạt được của bài văn NLXH: bố cục, trình bày, diễn đạt…
5. Dặn dò:
– Tiếp tục sửa chữa những lỗi sai trong bài về cả hình thức và nội dung.
– Có kế hoạch tự ôn tập lại toàn bộ lí thuyết văn nghị luận xã hội
– Chuẩn bị tiết 116: Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
IV. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Kí duyệt
Tiết 130: Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A. Mục tiêu cần đạt
– Ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học về văn nghị luận
– Sửa các lỗi về bố cục, liên kết, dùng từ ngữ, đặt câu, hành văn.
– Hoàn thiện quy trình viết bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
B. Tổ chức các hoạt động dạy và học
* Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá chung
+ Ưu điểm:
– Về tìm hiểu đề và tìm ý
– Về bố cục, liên kết, diễn đạt
– Về những suy nghĩ, nhận xét sâu sắc có tính sáng tạo
* Nhược điểm:
– Chỉ ra những biểu hiện xa đề, lạc đề hoặc lạc ý
– Chỉ ra những biểu hiện mất cân đối về bố cục hoặc chưa đảm bảo tính liên kết, hay các lỗi diễn đạt.
– Chỉ ra những biểu hiện sao chép hoặc thiếu tính sáng tạo
– Kết quả mặt điểm số: (sổ chấm chữa).
* Hoạt động 2: Đọc – Bình
– Giáo viên cho học sinh đọc, nhận xét, so sánh:
– Hai bài thuộc loại khá, giỏi
– Hai bài thuộc loại trung bình
– Hai bài thuộc loại yếu, kém.
* Hoạt động 3: Trả bài
Giáo viên trả bài và yêu cầu học sinh trao đổi bài cho nhau để cùng rút kinh nghiệm.
* Hoạt động 4: Nhắc nhở, dặn dò
– Giáo viên nhấn mạnh: nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là một kiểu bài thông dụng mà bất kì ai cũng có lúc phải dùng đến (dưới dạng nói hoặc viết); vì vậy về nhà các em tập viết nốt những đề còn lại (trong sgk).
Ngày soạn: Ngày dạy:
Bài 22 – Tuần 25
Tiết 118 : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua bài học này, HS cần :
- Kiến thức: Thông qua giới hạn, đáp án của đề bài, học sinh đối chiếu với bài làm của mình để nhận ra ưu điểm, khuyết điểm của mình.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng đúng từ, câu, chính tả …
- Thái độ: Giáo dục ý thức tự sửa chữa lỗi, khuyết điểm.
4.Định hướng năng lực – phẩm chất :
- HS có năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác, giao tiếp.
- HS có phẩm chất : Tự tin, tự lập.
II.CHUẨN BỊ
- Thầy: Chấm bài, bài kiểm tra, nhận xét ưu và nhược điểm
- Trò: Xem lại đề bài, lập dàn bài chi tiết
III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp : Gợi mở – vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập và thực hành
- Kĩ thuật : Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.Hoạt động khởi động
*Ổn định tổ chức
- Kiểm tra bài cũ : ( Không)
- Tổ chức khởi động : GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
Hoạt động 1 : Tìm hiểu đề và đáp án
– GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài.
Câu 1. Nêu yêu cầu về nội dung bài văn nghị luận ĐSXH
Câu 2. Chỉ những đặc điểm về hình thức của đoạn văn nghị luận ĐSXH
? Yêu cầu về hình thức và kĩ năng của bài viết trên ? |
Câu 1 : Bài viết phải nêu được biểu hiện, nguyên nhân, lợi- hại , bày tỏ thái độ –ý kiến của người viết trước sự việc hiện tượng. Câu 2.- Luận điểm rõ ràng(c1). Đoạn văn được triển khai theo lối diễn dịch
C3: * Yêu cầu về hình thức và kĩ năng
|
? Thể loại bài văn.?
? Đề bài yêu cầu nghị luận về vấn đề gì.? ? Yêu cầu nghị luận?
Lập dàn ý chi tiết cho đề bài trên
GV trả bài cho HS HS đọc lại bài của mình | luận chặt chẽ.
* Yêu cầu về kiến thức
-Yêu cầu nghị luận : Trình bày suy nghĩ về vấn đề trên Dàn ý
Nêu hiện tượng ô nhiễm môi trường hiện nay khó giải quyết.
– Nêu biểu hiện: + Vứt rác bừa bãi + Thải chất thải CN, khí thải + Nước thảI trong sinh hoạt và sản xuất – Nguyên nhân: + Không có hiểu biết + Thiếu ý thức + Không tuân thủ qui trình + Cố tình không tuân theo qui định… – Tác hại: + ảnh hưởng đến sức khoẻ con người + ảnh hưởng đến môi trường + ảnh hưởng đến văn hoá -. kinh tế. – Biện pháp khắc phục: + Tuyên truyền tác hại đến mọi người -> nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường + Có biện pháp xử lí rác thải , chất thải , khí thải + Có biện pháp xử phạt hành chính đối với các nhà máy , xí nghiệp…cố ý gây ô nhiễm môi trường c. Kết bài: Nêu tư tưởng, đánh giá chung của em về hiện tượng đó và liên hệ bản thân II. Trả bài |
| III. Nhận xét |
GV cho HS đọc bài của mình. Sau đó | a. Ưu điểm |
cho các em tự nhận xét. GV tổng hợp | – Nhìn chung có hiểu đề |
nhận xét chung | – Làm đề đúng thể loại |
| – Trình bày đủ bố cục, sạch sẽ. |
| – Một số bài có sưu tầm, chuẩn bị |
| -Nhiều bài viết sâu sắc , thể hiện tốt ý |
| kiến và quan điểm của người viết |
| – Nhiều bài viết diễn đạt lưu loát |
| VD: Hương, Phương, Oanh, Dinh, |
| Mùi, Thảo. |
| b. Nhược điểm |
| – Một số bài không có dẫn chứng |
| – Bài làm còn sơ sài |
| – Một số bài diễn đạt lủng củng, sai |
| chính tả. |
| -Một số bài luận điểm chưa thuyết |
| phục |
| -VD: Chuẩn, Phúc, Anh, Tuân. |
– GV cung cấp các lỗi sai và yêu cầu HS lên bảng chữa lỗi sai điển hình | IV. Chữa lỗi sai điển hình 1. Chính tả: Lỗi sai Sửa lại |
| giác rác Sung quanh xung quanh để nâu để lâu lan rải nan giải bức súc bức xúc suống xuống … … |
GV cho 2 HS đọc bài làm của mình ( Bài làm tốt ) | 2. Diễn đạt
-> Hiện tượng vứt rác ra đường rất phổ biến gây ô nhiễm môi trường.
-> mỗi người chúng ta có ý thức thì cuộc sống của chúng ta sẽ văn minh, đẹp hơn. V. Đọc bài làm hay |
|
3.Hoạt động vận dụng
- GV yêu cầu HS sửa các lỗi sai trong bài viết của mình.
4.Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Tìm đọc các bài viết về ô nhiễm môi trường.
- Xem lại đề bài, làm lại đề bài.
- Ôn lại kiến thức về văn NL về một sự việc hiện tượng.
- Chuẩn bị bài '' Viếng lăng Bác '' của Viễn Phương
+ Đọc văn bản
+ Tìm hiểu về TG và TP
+Tìm hiểu những nét chung về vb
+ Phân tích bài thơ
============================================