Giáo án bài Trả bài tập làm văn số 5 soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 104     TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 I/ Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Thấy được năng lực của mình …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 104     TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I/ Mục tiêu cần đạt:

  1. Kiến thức:
  • Thấy được năng lực của mình trong việc làm bài văn NLCM
  • Tự đánh giá được đúng ưu khuyết điểm của bài tập làm văn đầu tiên về văn NL trên các mặt kiến thức, lập ý, bố cục, lập luận… với sự phân tích, hướng dẫn của giáo viên.
  1. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phát hiện lỗi và sửa lỗi
  2. Thái độ: Có ý thức phê và tự phê

4.Năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

+ Phẩm chất: sống có trách nhiệm, tự tin, tự chủ

II- Chuẩn bị:

  1. Thầy:- Bài soạn, tư liệu tham khảo liên quan, bài kiểm tra đã chấm
  2. Trò:- Xem lại lí thuyết văn NL và đề bài tiết kiểm tra.

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH: dạy học nhóm, nêu vấn đề, vấn đáp- gợi mở.
  • KTDH: Thảo luận, động não, chia nhóm, đặt câu hỏi.

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Hoạt động khởi động
  • Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
  • Kiểm tra: (trong quá trình học)
  • GV nêu mục tiêu giứi thiệu bài học.

2.Hoạt động luyện tập

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

  • PPDH: dạy học nhóm, nêu vấn đề, vấn đáp- gợi mở.
  • KTDH: Thảo luận, động não, chia nhóm, đặt câu hỏi.
  • Năng lực : Tự học , học nhóm

, hợp tác…

 

HS nhắc lại đề bài.

 

 

 

 

 

 

 

? Thế nào là văn nghị luận

  1. Đề bài:

Câu 1: Thế nào là văn nghị luận chứng minh?

Câu 2: Cho biết đoạn văn sau đây có phải văn nghị luận chứng minh không ? Vì sao?

Khiếm tốn là gì? Đó là tính nhã nhặn, biết nhún nhường, luôn hướng đến sự tiến bộ, không ngừng học hỏi, không khoe khoang, không tự đề cao bản thân mình trước người khác.

Câu 3( 2 đ) Viết một đoạn văn nghị luận lập theo theo phương pháp nhân- quả.

Câu 4: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

  1. Yêu cầu:

Câu 1( 1 điểm) Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới( cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

 

chứng minh?

 

 

? Cho biết đoạn văn có phải  văn nghị luận chứng minh không ? Vì sao?

? Đoạn văn cần đb đc y/c gì?

 

 

 

? Theo em, bài văn này cần đảm bảo những yêu cầu nào về hình thức ?

(Kiểu bài, bố cục, diễn đạt, trình bày)

HS trả lời, GV chốt.

 

 

 

Thảo luận(4p)

  1. Cho biết luận điểm chính của bài văn ?

 

  1. Để làm sáng tỏ LĐ, em đã chứng minh bằng những lí lẽ, dẫn chứng nào ?

Đại diện HS trả lời, nhóm khác nx, bổ sung, GV xây dựng lại dàn ý .

Câu 2( 2 điểm) không vì không dùng dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề mà chủ yếu dùng lí lẽ , khái niệm để trình bày, thuyết phục người nghe( gt)

Câu 3( 2 đ) Viết một đoạn văn nghị luận lập theo theo phương pháp nhân- quả.

– Nội dung: tương đối hoàn chỉnh( theo chủ đề)

-Hình thức đúng đoạn văn, diễn đạt chau chuốt, không sai chính tả…

Câu 4(5đ)

a. Về hình thức

  • Kiểu bài: nghị luận chứng minh.
  • Bài có bố cục 3 phần rõ ràng, đúng yêu cầu từng phần.
  • Diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ, đúng yêu cầu bài lập luận chứng minh, dẫn chứng thực tế, tiêu biểu có sức thuyết phục
  • Chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. b. Về nội dung

– Luận điểm chính: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Tùy từng cách xây dựng lập luận của mỗi em, song bài viết cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

* Rừng gắn bó với đời sống con ngời.

– Rừng như người mẹ hiền che chở cho cuộc sống con người

+ Cân bằng môi trường sinh thái

+ Ngăn lũ

+ Trong kháng chiến, rừng là căn cứ quân sự lợi hại, cùng với nhân dân đánh đuổi quân thù

– Rừng là nguồn tài nguyên dồi dào

+ Rừng cho gỗ quí

+ Rừng cung cấp dược liệu quí

+ Rừng là nơi trú ngụ của chim muông, động vật quí hiếm

– Rừng là ngời bạn hiền của con người: điểm du lịch lí tưởng

* Rừng đang bị tàn phá nặng nề, điều đó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người

  • Cháy rừng
  • Khai thác tùy tiện

-> Cảnh quan thiên nhiên xấu đi, không khí bị ô nhiễm, lũ lụt cuớp đi biết bao

sinh mạng con ngời.

* Bảo vệ rừng là việc làm không của riêng ai,

 

 

 

không vì lợi ích của ai khác mà là vì chính cuộc sống của chúng ta.

III. Trả bài:

GV trả bài, gọi điểm.

HS xem lại bài kiểm tra của mình, đọc lời phê của GV, tự rút kinh nghiệm.

 

 

GV nhận xét bài làm của HS.

 

  • Lấy ví dụ bài của Hương (diễn đạt linh hoạt, sd khá nhiều kiểu câu, đặc biệt hay dùng kiểu câu nghi vấn – câu hỏi tu từ)

 

 

 

 

 

 

  • Bài của Phong, Ly thiếu ý : rừng đem lại lợi ích kinh tế.

 

 

 

IV. Nhận xét:

* Ưu điểm:

  • Hầu hết HS làm bài đúng kiểu loại (văn NLCM)
  • Bố cục rõ ràng, hợp lí
  • Một số bài có lối diễn đạt sắc sảo, lập luận chắc chắn, giàu sức thuyết phục (Bài của Thảo, Lan Anh (7a) ….
  • Nhiều bài lấy dẫn chứng phù hợp, phong phú từ trong chính cuộc sống ở địa phương nên tính thuyết phục cao (Bài của Hiền, Thúy, Lan …

* Nhược điểm:

  • Nhiều bài sắp xếp các luận điểm nhỏ trong bài chưa tốt nên các ý còn lộn xộn (Bài của Ngọc, Đoàn, Phong,Tùng(7ª) của Tú, Anh, Hưng (7b)
  • Có bài thiếu ý nên sức thuyết phục chưa cao: 1 số hs 7b ( Hưng, Thắng )
  • Một số bài dẫn chứng nghèo nàn: do chưa chịu khó tìm tòi
  • Một số bài làm còn trình bày bẩn, gạch xóa.
  • Bài viết sơ sài: Phúc, Khanh, Yến, Anh

3. Hoạt động vận dụng

GV sd bảng phụ chữa một số lỗi điển

hình

IV. Chữa lỗi điển hình:(bảng phụ)

Lỗi

Ví dụ

Sửa

Chính tả

Đời xống

Đời sống

7b: Hoàn, Đạt, Chung,

Rồi rào

Dồi dào

 

Che trở

Che chở

 

Chú ngụ

Trú ngụ

Dùng từ, diễn đạt

7a, c: Hoàn, Đạt, Ly, Phúc, Đạt, Long …

  • Rừng là nguồn nguyên liệu quý giá
  • Rừng là người mẹ già ôm ấp cho cả một đàn con

 

  • Rừng làm thành thu hút con người

…nguồn tài nguyên quý giá

Rừng giống như người mẹ hiền vĩ đại nuôi dưỡng chúng ta

Rừng trở thành điểm du lịch hấp dẫn…

Ngữ pháp:7b: V Anh, Kim

– Trong cuộc sống cho ta

Trong cuộc sống, rừng

     
 

 

Anh , Ly, Phương Anh….

bao lợi ích.

đem lại cho ta bao nhiêu

lợi ích.

4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

GV gọi HS đọc bài

Lan 7c, N. Lan Anh(7a).Hậu(7b) Các bạn khác nhận xét.

GV chỉ ra những ưu điểm nổi bật trong từng bài văn của Lê Thảo, Vi Thảo, Lan,

….

V. Đọc, bình bài văn hay:

    
  • Xem lại bài viết của mình, bài điểm thấp viết lại

*Chuẩn bị bài mới: Trả bài kiểm tra tiếng việt, kiểm tra văn

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Tiết 103: Ngày soạn :7/3                          Ngày dạy :14/3

 

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5,TIẾNG VIỆT,VĂN

 

A-Mục tiêu bài dạy :

-Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về Văn Bản lập luận chứng minh, về công việc tạo lập Văn Bản nghị luận và về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.

-Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ làm văn của bản thân mình, nhờ đó có được những kinh nghiệm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.

B-Chuẩn bị:

– GV: Soạn giáo án, tài liệu    

– HS: Đọc SKG, làm BT

C- Phương pháp

            Thuyết trình, phát vấn, nhóm…

D-Tiến trình tổ chức dạy – học:

1-Ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra bài cũ:

    Thế nào là phép lập luận chứng minh ?

3-Bài mới:

Hoạt động của thầy-trò

Nội dung cần đạt

-Yêu cầu hs nhắc lại đề bài.

 

-Đề bài này thuộc thể loại nào ?

-Thế nào là phép lập luận chứng minh ?

-Để làm được 1 bài lập luận chứng minh cần phải tiến hành qua những bước nào?

-Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì, viết cho ai, viết để làm gì ? Để làm được đề bài trên cần phải huy động những nội dung kiến thức nào ?

 

-Gv hướng dẫn hs lập dàn bài theo bố cục 3 phần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Gv hdẫn hs tự nhận xét, phát biểu đánh giá bài viết của mình.

-Vấn đề được chứng minh có đúng hướng và có sức thuyết phục chưa ?

-Các luận điểm đưa ra đã chính xác chưa, đã phù hợp chưa ?

-Các dẫn chứng đưa ra có chính xác, tiêu biểu, có được phân tích và có toàn diện không ?

-Có rút ra được bài học sâu sắc và bổ ích cho bản thân không ?

 

-Bố cục có cân đối và hợp lí không ?

-Có bao nhiêu lỗi về câu, các loại lỗi gì? Vì sao mắc lỗi ?

-Gv nêu nhận xét chung của mình về bài làm của h.s. Chú ý biểu dương những ưu điểm của h.s và chỉ ra những khuyết điểm cụ thể. Phân tích nguyên nhân và nêu hướng sửa chữa.

 

 

-Hs tự sửa lỗi của mình, sau đó trao đổi bài cho bạn để sửa lỗi cho nhau.

 

 

*Đề bài: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

I-Tìm hiểu đề và xác định nội dung của bài viết

II-Lập dàn ý:

1. Mở bài : 2 điểm.

 (Nêu luận điểm cần chứng minh – dẫn dắt vào đề – chuyển ý).

   Nếu ngoài đời con người sinh hoạt rất thoải mái, bừa bãi… Nói chung họ chẳng có ý thức bảo vệ m.trong sống… Vì vậy chính con người phải chuốc lấy những tổn hại khốc liệt. Chúng ta sẽ làm sáng tỏ việc này.

2. Thân bài : 6 điểm.

(Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh).

-Lí lẽ: Thật không sai, hằng ngày mỗi người đều lo lắng cho cuộc sống: chỗ ở, miếng ăn, sinh hoạt, giao lưu làm việc… Chung quanh ta là cơ sở hạ tầng: cầu cống, mương rạch, sông ngòi, đường xá…

  Vì sao cống rãnh bị tắc ? Con mương nước đọng đen ngòm ? Rác đầy đường ? Mùi hôi thối xông lên… Bệnh ngoài da, bệnh đường hô hấp, bệnh đau mắt… Tất cả là do con người không có ý thức giữ gìn sạch đẹp môi trường…

-Dẫn chứng thực tế: Thực tế cho thấy, vì con người không có ý thức bảo vệ môi trường sống, nên chính họ mang tai hoạ bi thảm:

+Mưa xuống đường ngập nước vì cống rãnh bị tắc.

+Nước mương rạch thối gây bệnh ngoài da.

+Súc vật chết, ném bừa bãi, gây bệnh dịch hạch…

+Những chỗ nc đọng sinh muỗi, gây bệnh sốt xuất huyết.

3. Kết bài : 2 điểm.

 (Tổng kết đánh giá chung, rút ra bài học, suy nghĩ).

  Tất cả chỉ tại con người không giữ gìn sạch đẹp môi trường sống.

  Nói tóm lại muốn tránh những tổn hại đáng tiếc đó, mỗi người phải góp công sức bảo vệ trong sạch môi trường sống của thiên nhiên.

III-Nhận xét bài làm của hs:

1-Nội dung:

2-Về NT nghị luận và hình thức trình bày:

3-Đọc 1 bài khá và 1 bài yếu:

IV-Hs sửa bài:

 

4. Củng cố hướng dẫn:

-Về nhà tiếp tục sửa bài viết của mình.

-Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Leave a Comment