Giáo án bài trả lại của rơi môn đạo đức sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file lớp 1 môn Đạo đức BÀI 8: trả lại của rơi  (tiết 1, sách học sinh, trang 32-33)   I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

lớp 1 môn Đạo đức

BÀI 8: trả lại của rơi  (tiết 1, sách học sinh, trang 32-33)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được hành động nhặt được của rơi, biết tìm cách trả lại cho người đánh mất là biểu hiện của tính thật thà; hiểu được vì sao khi nhặt được của rơi phải trả lại cho người đánh mất.

2. Kĩ năng: Thực hiện được hành động trả lại cho người đánh mất khi nhặt được của rơi.

3. Thái độ: Đồng tình với hành động trả lại của rơi cho người đánh mất; không đồng tình với thái độ, hành vi nhặt được của rơi nhưng không trả lại cho người đánh mất hoặc thờ ơ cho đó không phải là việc của mình.

4. Năng lực chú trọng: Biết tìm phương án tốt nhất để trả lại của rơi đúng người đánh mất; học tập và làm theo những gương sáng thật thà; tham gia các phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” của nhà trường, cộng đồng.

5. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); hoạt cảnh “Bà Còng đi chợ”.

                2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):         

* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi đóng vai hoạt cảnh.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh diễn hoạt cảnh “Bà Còng đi chợ”và dẫn dắt học sinh vào bài học “Trả lại của rơi”.                – Học sinh

diễn hoạt cảnh.

2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):     

2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):              

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được hành động nhặt được của rơi, biết tìm cách trả lại cho người đánh mất là biểu hiện của tính thật thà.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh xem hình và trả lời câu hỏi.

– Giáo viên động viên, khích lệ những ý đúng trong các câu trả lời của học sinh. Song song đó, giáo viên nên khen ngợi học sinh biết trả lời câu hỏi thành một câu chuyện liền mạch, ví dụ: “Giờ ra về, Thành trông thấy một bạn nữ đi trước đánh rơi cây bút của mình nhưng không hay biết. Thành vội nhặt lên, nhanh chân chạy theo và trả lại vật nhặt được cho bạn nữ”.

– Sau khi nghe học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và giúp cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa và giá trị mang lại từ câu chuyện trên bằng các câu hỏi gợi mở: Bạn Thành nhặt được của rơi lúc chỉ có một mình, không ai trông thấy, vậy tại sao bạn Thành không giữ lại cho mình?Thái độ của bạn nữ khi nhận lại vật đánh rơi như thế nào?Em có thể đặt tên cho câu chuyện trên là gì?

– Từ câu trả lời của học sinh, giáo viêndẫn dắt học sinh tiếp cận nội dung chính của bài học: Trả lại của rơi cho người đánh mất là hành động đúng đắn và đáng yêu của người thật thà. – Khi xem hình, học sinh trả lời câu hỏi theo nội dung quan sát được ở từng hình: Hình 1: Tan trường, trên đường về, bạn Thành thấy bạn nữ đi trước làm rơi một cây bút. Hình 2: Thành cúi xuống và nhặt cây bút của bạn.Hình 3: Thành đuổi theo bạn nữ và gọi bạn ấy lại.Hình 4: Thành trao lại cây bút cho bạn nữ. Bạn nữ vui vẻ khi nhận lại đồ vật của mình đánh rơi.

– Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên, đặt tên: Chuyện bạn Thành, Bạn Thành thật thà, Bạn Thành đáng yêu…

 

2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):             

* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được hành động trả lại cho người đánh mất khi nhặt được của rơi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở.

* Cách tiến hành:            

a) Các bạn đã làm thế nào để trả lại của rơi cho người đánh mất?

– Giáo viên chia lớp thành hai đội và mỗi đội có thể chia thành nhiều nhóm. Một đội thảo luận về việc làm của bạn nam (trong cặp hình phía trên) và đội còn lại thảo luận về việc làm của bạn nữ (trong cặp hình phía dưới) để trả lại của rơi cho người đánh mất.

– Giáo viên gợi ý để học sinh trả lời thêm một số câu hỏi khác.

– Giáo viên kết ý.

b) Vì sao khi nhặt được của rơi phải tìm cách trả lại cho người đánh mất?

– Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao khi nhặt được của rơi phải tìm cách trả lại cho người đánh mất?

– Sau khi học sinh nêu suy nghĩ của mình, giáo viên kết ý.              

 

 

– Các đội thảo luận.

– Cả lớp phát biểu.

– Học sinh trả lời các câu hỏi.

– Học sinh trả lời: Vì đó là tài sản của họ, họ phải làm việc vất vả mới có được.

– Học sinh lắng nghe.

2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ (9-10 phút):     

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với hành động trả lại của rơi cho người đánh mất; không đồng tình với thái độ, hành vi nhặt được của rơi nhưng không trả lại cho người đánh mất hoặc thờ ơ cho đó không phải là việc của mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.

* Cách tiến hành:            

a) Em đồng tình với ý kiến của bạn Dũng hay của bạn Hoa? Vì sao?

– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình.

 

– Giáo viên đặt ra các câu hỏi khác.

b) Khi nhặt được của rơi, làm thế nào để trả lại người đánh mất?

– Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận 2 tình huống trong sách học sinh.

– Giáo viên khuyến khích học sinh thảo luận thêm một số tình huống thực tế.

– Giáo viên chốt ý: Trả lại của rơi là việc làm thể hiện sự quan tâm đến mọi người xung quanh. Việc trả lại của rơi chỉ thật sự có ý nghĩa khi trao lại cho đúng người đánh mất.                – Học sinh quan sát cá nhân và đồng tình với việc làm của bạn Hoa, không đồng tình với việc làm của bạn Dũng.

– Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.

 

– Học sinh thảo luận 2 tình huống trong sách học sinh.

– Học sinh xuất phát từ thực tế của những người trong gia đình, của bản thân, của những người xung quanh để nêu thêm những cách làm hay (hiệu quả) để trả lại của nhặt được cho đúng người đã đánh rơi.

Leave a Comment