Giáo án bài trả lại của rơi môn đạo đức sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đức THẬT THÀ BÀI 8: trả lại của rơi  (tiết 2, sách học sinh, trang 34-35) I. MỤC …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đức

THẬT THÀ

BÀI 8: trả lại của rơi  (tiết 2, sách học sinh, trang 34-35)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được hành động nhặt được của rơi, biết tìm cách trả lại cho người đánh mất là biểu hiện của tính thật thà; hiểu được vì sao khi nhặt được của rơi phải trả lại cho người đánh mất.

2. Kĩ năng: Thực hiện được hành động trả lại cho người đánh mất khi nhặt được của rơi.

3. Thái độ: Đồng tình với hành động trả lại của rơi cho người đánh mất; không đồng tình với thái độ, hành vi nhặt được của rơi nhưng không trả lại cho người đánh mất hoặc thờ ơ cho đó không phải là việc của mình.

4. Năng lực chú trọng: Biết tìm phương án tốt nhất để trả lại của rơi đúng người đánh mất; học tập và làm theo những gương sáng thật thà; tham gia các phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” của nhà trường, cộng đồng.

5. Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); hoạt cảnh “Bà Còng đi chợ”.

                2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

3. Hoạt động luyện tập (18-20 phút):      

3.1. Hoạt động 1. Xử lí tình huống (9-10 phút):   

* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được vì sao khi nhặt được của rơi phải trả lại cho người đánh mất.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên giúp học sinh hình dung được tình huống.

– Giáo viên hướng dẫn để học sinh suy nghĩ và đưa ra lời khuyên mang tính tích cực.

                – Học sinh hình dung được tình huống “Một bạn nữ cho bạn xem chiếc vòng vừa nhặt được và bạn ấy tỏ ra rất thích chiếc vòng”.

– Học sinh suy nghĩ và đưa ra lời khuyên mang tính tích cực:Em sẽ khuyên hai bạn nói rõ cho cha mẹ biết nếu đang ở nhà; cùng đến gặp thầy cô, bác bảo vệ (nếu sự việc diễn ra ở trường); đến gặp bảo vệ, nhân viên hướng dẫn… (nếu ở sân ga, siêu thị, khu vui chơi…) để báo rằng có nhặt được chiếc vòng và nhờ người lớn tìm cách thông báo, trả lại cho người đánh mất. Khuyên hai bạn không nên sử dụng chiếc vòng vì có thể làm hỏng nó trước khi trao lại cho người mất.

3.2. Hoạt động 2. Liên hệ bản thân (9-10 phút): 

* Mục tiêu: Giúp học sinh tự liên hệ bản thân.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện, đàm thoại.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên giúp học sinh kể việc em hoặc bạn em nhặt được của rơi và đã trả lại cho người đánh mất bằng cách cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà để phát biểu trong giờ học.              – Học sinh chuẩn bị trước ở nhà và phát biểu trước lớp.

4. Hoạt động thực hành (13-15 phút):    

4.1. Hoạt động 1. Sắm vai thể hiện tình huống (7-8 phút):             

* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện việc trả lại của rơi cho người đánh mất.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, sắm vai.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên chia lớp thành nhiều mnhóm 4 để cùng sắm vai với yêu cầu đơn giản về lời nói, động tác, thái độ cần thể hiện trong mỗi hình để nối kết liền mạch câu chuyện.

Sau khi học sinh thực hiện xong hoạt động sắm vai, giáo viên cho cả lớp nhận xét, đánh giá để biểu dương, rút kinh nghiệm.                – Các nhóm học sinh sắm vai (mỗi em nhận một vai).

 

– Cả lớp nhận xét, đánh giá để biểu dương, rút kinh nghiệm.

4.2. Hoạt động 2. Làm theo những tấm gương nhặt được của rơi trả lại cho người đánh mất (6-7 phút):  

* Mục tiêu: Giúp học sinh có thái độ, cử chỉ cần thiết khi trả lại của rơi cho người đánh mất.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, kể chuyện.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên hướng dẫn thêm về thái độ, cử chỉ cần thiết của học sinh khi trao lại của cải, đồ vật cho người đánh mất: thái độ tự nhiên, thân thiện; lời nói nhẹ nhàng thể hiện niềm vui của người trả như cùng hoà với niềm vui của người nhận; đón nhận lời cảm ơn trong vui vẻ (và nếu trong vai trò của người nhận, cần thể hiện lòng biết ơn qua lời cảm ơn chân thành gửi đến người trao).               – Học sinh thực hành xử lí tình huống qua điệu bộ, cử chỉ, thái độ, …

5. Hoạt động nối tiếp sau bài học:            

Trước khi kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh học thuộc lòng câu ghi nhớ: Khi nhặt được của rơi, phải tìm cách trả lại người đánh mất.Cả lớp cùng hát bài Bà Còng đi chợ để kết thúc bài học; chuẩn bị bài sau.               Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 1 – tuần 16

ÔN TẬP – ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ (tiết 1)

 

I. MỤC TIÊU: Sau bài học:

1. Kiến thức: Ôn tập và đánh giá kiến thức của học sinh về chủ đề “Gia đình”.

2. Kĩ năng: Giới thiệu các thành viên trong gia đình, nơi ở của gia đình bằng lời nói và hình ảnh Chỉ ra được một số đồ dùng, vật dụng nguy hiểm cần cẩn trọng khi dùng, đảm bảo an toàn khi sử dụng; đưa ra được phương án phù hợp khi xử lí tình huống liên quan đến chủ đề; nhận xét được những việc mình đã thực hiện trong chủ đề “Gia đình”.

3. Thái độ: Có ý thức thương yêu, quý trọng gia đình.

4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

5. Phẩm chất: Hình thành tình cảm yêu quý gia đình mình.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; video bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” của nhạc sĩ Nhật Tinh Anh sáng tác, …

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; các tranh, ảnh liên quan đến chủ đề; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở – vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực hành, điều tra đơn giản ….

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động và khám phá (3-5 phút):               

* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học của tiết học trước.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh nghe bài hát “Gia đình nhỏ, hạnh phúc to” của nhạc sĩ Nhật Tinh Anh sáng tác và dẫn dắt học sinh vào bài: Ôn tập, đánh giá giữa kì – tiết 1: Chủ đề “Gia đình”. – Học sinh lắng nghe.

2. Hoạt động ôn tập (25-27 phút):            

2.1. Hoạt động 1. Gia đình và ngôi nhà của em (8-9 phút):             

* Mục tiêu: Đánh giá học sinh về kĩ năng chia sẻ các hình ảnh về gia đình và ngôi nhà của mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.

* Cách tiến hành:            

a) Chia sẻ các hình ảnh về gia đình:          

– Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ các hình ảnh (học sinh đã chuẩn bị) về gia đình và ngôi nhà của mình.

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.   – Học sinh chia sẻ trước lớp.

b) Chọn hình vào ô phù hợp:     

 

 

2.2. Hoạt động 2. Xử lí tình huống (8-9 phút):      

* Mục tiêu: Đánh giá học sinh về cách xử lí tình huống.

* Phương pháp, hình thức: Luyện tập, thực hành.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh xử lí tình huống của bạn trai trong tranh:

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.   – Học sinh đặt mình vào bạn tra, trả lời câu hỏi: Bạn tra nên làm việc gì trước? Vì sao?

       a. Giúp bố chuẩn bị đ62 nấu thức ăn.

       b. Ngồi ghế xem ti-vi.

       c. Để cặp vào vị trí bàn học.

 

2.3. Hoạt động 3. Nên và không nên làm (8-9 phút):        

* Mục tiêu: Đánh giá học sinh về cách lựa chọn.

* Phương pháp, hình thức: Luyện tập, thực hành.

* Cách tiến hành:            

Bạn đã làm những việc nào dưới đây, việc nào không nên làm?

– Giáo viên nhận xét, đánh giá.  

3. Hoạt động tiếp nối sau bài học (2-3 phút):       

– Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại các bài thuộc chủ đề “Trường học” để chuẩn bị cho tiết sau. – Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Leave a Comment