Giáo án bài Từ ấy theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 13  Từ ấy I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU   STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

13  Từ ấy

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

 

STT         MỤC TIÊU           MÃ HÓA

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết

 

1             

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thơ Tố Hữu

+ Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản và tác dụng kì diệu của lí tưởng cộng sản với cuộc đời nhà thơ.    

Đ1

2              +  Phân tích được hoàn cảnh sáng tác, đề tài, sự kiện và mối quan hệ của chúng trong tác phẩm

                Đ2

3              + Nhận xét được những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong việc thể hiện nội dung văn bản: Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,…trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.

                Đ3

4              + Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.

                Đ4

5                Nhận biết và phân tích được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca cách mạng.

                Đ5

6              Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Từ ấy và các tác phẩm khác của Tố Hữu nói riêng.

                N1

7              Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

                V1

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

8              Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ.

                GT-HT

9              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

                GQVĐ

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM

10           –  Nhận thức vai trò của Đảng;

– Sống có lí tưởng hoài bão  phấn đấu để dạt được lí tưởng ấy, bồi dưỡng lòng yêu nước nhiệt huyết cách mạng và có trách nhiệm trong xây dựng đất nước;

– Ý thức về trách nhiệm của công dân với cộng đồng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

                TN

 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2. Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

(Thời gian)          Mục tiêu

                Nội dung dạy học trọng tâm        PP/KTDH chủ đạo             Phương án đánh giá

HĐ 1: Khởi động

(7phút) Kết nối -Đ1         Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả, tác phẩm Từ ấy.  – Nêu và giải quyết vấn đề

– Đàm thoại, gợi mở        Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;

Do GV đánh giá.

HĐ 2: Khám phá kiến thức (20 phút)

                Đ1,Đ2,Đ3,Đ4,Đ5,N1, GT-HT,GQVĐ            I.Tìm hiểu chung.

 1. Tác giả

  2. Tác phẩm

 II. Đọc hiểu văn bản.

1. Khổ 1: Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng .

2.  Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống .

 3. Khổ 3: Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

                Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy.       Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

 

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 3: Luyện tập (10 phút)             Đ3,Đ4,Đ5,GQVĐ               Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng           Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.

Kỹ thuật: động não

.               Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

 

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 4: Vận dụng (5 phút)               

Đ3, Đ4, Đ5, N1, GQVĐ    Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.         Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan. Đánh giá qua sản phẩm graphics  qua trình bày do GV và HS đánh giá.

 

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 5: Mở rộng

(3 phút)                Đ5, V1   Tìm tòi, mở rộng kiến thức.         Dạy học hợp tác Thuyết trình;    Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

 

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: Vận dụng kĩ năng quan sát, kĩ thuật động não, trình bày một phút để đoán đúng tên tác giả và tên tác phẩm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Các bước dạy học:

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

 

– GV giao nhiệm vụ: Theo em, Đảng có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là với thế hệ trẻ?

 

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài:Trong văn học Việt Nam, Tố Hữu được xem là lá cờ đù của thơ ca cách mạng. Từ một thanh niên trí thức tiểu tư  sản, được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu trở thành một chiến sĩ cộng sản. Tập thơ “Từ ấy” là tập thơ đầu tay đánh dấu thời điểm bừng sáng của tâm hồn và lí tưởng cách mạng. Bài thơ “Từ ấy” có ý nghĩa như một tuyên ngôn  về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và tuyên ngôn của một nhà thơ.Để hiểu hơn bài thơ này, ta tìm hiểu bài thơ.     –   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

HOẠT ĐỘNG  HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

 a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, GQVĐ

 b. Nội dung:  trả lời câu hỏi cho 2 nội dung: tác giả, tác phẩm

 c. Sản phẩm : 

1) Tác giả:

      – Vị trí: Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại, luôn được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng.

    – Sáng tác: Những chặng đường thơ Tố Hữu song hành với những chặng đường cách mạng.

     2) Bài thơ Từ ấy:

     a/Hoàn cảnh sáng tác :

    – Được viết vào tháng 7 – 1938 khi Tố Hữu được kết nạp vào Đảng

     – Bài thơ mở đầu cho phần thơ “ Máu lửa” trong tập thơ “ Từ ấy” .

       b) Bố cục : 3 phần

    – Khổ 1: Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng .

    – Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống .

       – Khổ 3: Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm .

d. Các bước dạy học 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS

Trước hoạt động: Qua bài Khi con tu hú, em có ấn tượng gì về nhà thơ, nhà yêu nước Tố Hữu?

Trong hoạt động:*HS trả lời cá nhân dựa trên bài soạn ở nhà :

? Tìm hiểu tiểu dẫn SGK và trình bày những nét chính về tác giả ?

 – GV nhận xét và kết luận.

– Hướng dẫn HS tìm hiểu tác phẩm.

+ Hãy nêu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, bố cục của bài thơ ?

GV cho HS đọc bài thơ, hướng dẫn cách đọc        – HS nhớ lại kiến thức và trả lời.

– HS suy nghĩ và trả lời

  HS sử dụng sgk.

HS đọc bài thơ.

 

Nội dung 2: Đọc hiểu chi tiết văn bản

a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ

 b. Nội dung hoạt động: thảo luận nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật động não để tìm hiểu chi tiết bài thơ theo bố cục 3 khổ thơ.

c. Sản phẩm

   1.Khổ 1: Niềm vui sướng mãnh liệt của nhà thơ khi gặp ánh sáng lí tưởng .

        – 2 câu đầu là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời tác giả : Được kết nạp vào Đảng Cộng Sản.

        + Động từ : bừng

        + Các hình ảnh ẩn dụ : nắng hạ , mặt trời chân lí

Ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn  tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức , tư tưởng , tình cảm .

     – 2 câu sau : Cụ thể hóa ý nghĩa , tác động của ánh sáng , lí tưởng ( so sánh ).

 Vẻ đẹp , sức sống mới của tâm hồn và của hồn thơ Tố Hữu.

 

2/ Khổ 2 : Nhận thức mới về lẽ sống .

– Nhà thơ đã thể hiện “ cái tôi” cá nhân gắn bó với “ cái ta” chung của mọi người, chan hòa với mọi người  .

  + “ Buộc” : quyết tâm cao độ vượt qua giới hạn của cái tôi

  + “ Trang trải” : tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời .

– “ Để hồn tôi …. mạnh khối đời”

         Tình cảm  giai cấp , sự quan tâm đặc biệt đến quần chúng lao khổ .

 

  3. Khổ 3 : Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm .  

– Điệp từ “ là” cùng với các từ: con , anh , em  tình cảm gia đình đằm ấm mà tác giả là 1 thành viên .

  – Tác giả đặc biệt quan tâm tới những “ kiếp phôi pha” , những em nhỏ không áo cơm .

 Lòng căm giận trước bao bất công , ngang trái của xã hội cũ, Tố Hữu sẽ hăng say hoạt động Cách mạng .

d. Các bước dạy học

 

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

– Trước hoạt động: Hướng dẫn HS cần đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm và cảm nhận giọng điệu, ngôn ngữ , hình ảnh trong bài thơ.

    + Giải thích từ khó: Theo chú thích dưới chân trang.

   – Trong hoạt động: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản

+ Tổ chức cho HS tìm hiểu khổ thơ 1:

–  “Từ ấy” là thời điểm nào trong cuộc đời nhà thơ Tố Hữu? Tại sao không dùng từ đó,từ khi mà dùng từ ấy?

– GV yêu cầu Hs xác định những biện pháp tu từ trong khổ thơ 1 .

 

+ Tổ chức cho HS thảo luận nhóm khổ thơ 2 và 3:

+ Nhóm 1: Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào? Quan niệm sống đó có gì khác với quan niệm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản đương thời?

+Nhóm 2: Tìm và phân tích những từ ngữ trong khổ 2 để thấy sự gắn bó hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.

+Nhóm 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ được biểu hiện ra sao trong khổ thơ thứ 3?

+Nhóm 4: Mức độ chuyển biến tình cảm ở khổ thơ 3 so với khổ thơ 2. Sự chuyển biến ấy nói lên điều gì?

– Sau hoạt động: GV nhận xét, chuẩn kiến thức 

HS làm việc cá nhân

HS sử dụng sgk

– HS thảo luận theo nhóm 5p

– Đại diện báo cáo sản phẩm.

– Nhận xét sản phẩm cho nhóm bạn.

(Nhóm dùng giấy A0, PP…)

Nội dung 3: Tổng kết

 

a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung:

  + giá trị nội dung

  + giá trị nghệ thuật.

c. Sản phẩm

  1. Nghệ thuật:

  – Hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc;

  – Ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu

  – Giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn.

  – Thơ gần gũi với hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng…

      2. Ý nghĩa văn bản:  Bài thơ là lời tuyên ngôn cho tập “ Từ ấy” , là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Cộng Sản .

d. Các bước dạy học

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HĐ CỦA HS

Trước hoạt động: GV yêu cầu HS đọc lại toàn bộ bài vừa học

Trong hoạt động: GV đặt câu hỏi:

? Nêu những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của bài thơ?            – HS đọc lại bài vừa học

HS sử dụng sgk

 

– HS làm việc cá nhân

(Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết)

 

HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH – LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, N1, GQVĐ

b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng Sách giáo khoa, đọc ghi nhớ, tư duy để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm:

      1/ Nội dung chính của đoạn thơ: nhà thơ trẻ thể hiện niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng.

      2/Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm.

                 3/ Biện pháp tu từ về từ trong đoạn thơ:

Hai câu đầu : Ẩn dụ : nắng hạ ; mặt trời chân lí

Hiệu quả nghệ thuật: nhấn mạnh ánh sáng lí tưởng mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm ; nhà thơ có niềm xúc động thành kính, thiêng liêng.

Hai câu tiếp : so sánh: hồn tôi- vườn hoa lá…đậm hương…tiếng chim

Hiệu quả nghệ thuật: Tác giả đón nhận lí tưởng bằng cả tình cảm rạo rực, say mê, sôi nổi. Niềm vui hoá thành âm thanh rộn ràng như chim hót, thành sắc lá, sắc hoa tươi xanh, rực rỡ, hương thơm lan toả ngọt ngào.

d. Các bước dạy học

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

– GV giao nhiệm vụ:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,

 Mặt trời chân lí chói qua tim.

 Hồn tôi là một vườn hoa lá,

 Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

( Trích Từ ấy, Tố Hữu, Tr 44, SGK Ngữ văn 11,Tập II, NXBGD 2007)

 1/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

 2/ Đoạn thơ được viết theo phương thức biểu đạt nào?

                 3/ Xác định biện pháp tu từ về từ trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

-Nhận xét, chuẩn kiến thức.

                –   HS thực hiện nhiệm vụ.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a.Mục tiêu: Đ4, Đ5, V1

b. Nội dung hoạt động: HS sử dụng sách giáo khoa, tài liệu để hoàn thành bài tập

c. Sản phẩm:

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ;

-Nội dung: thí sinh bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng xấu : một bộ phận giới trẻ sống xa rời lí tưởng, thực dụng trong cuộc sống hôm nay. Cụ thể : Thế nào là sống xa rời lí tưởng, thực dụng ? Hậu quả, nguyên nhân của lối sống đó ? Nêu biện pháp khắc phục ?

d. Các bước dạy học

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ:

Qua đoạn thơ 1 của bài thơ Từ ấy, viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ sống không có lí tưởng, sống thực dụng trong cuộc sống hôm nay.

                –   HS thực hiện nhiệm vụ.

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.

 

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

a. Mục tiêu: Đ5, V1

b. Nội dung hoạt động: 2 nội dung: vẽ sơ đồ tư duy; viết bài cảm nhận

a.            Sản phẩm:

  + Vẽ đúng sơ đồ tư duy

      + Tìm đọc qua sách tham khảo, xử lí thông tin trên mạng. Viết bài cảm nhận riêng với tình cảm chân thành.

     d. Các bước dạy học

 

Hoạt động của GV            Hoạt động của HS

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ sơ đồ tư duy bài học

+ Sưu tầm thêm một số bài thơ của Tố Hữu trong tập Từ ấy. Viết bài cảm nhận về vẻ đẹp của bài thơ mà anh chị tâm đắc

                –    HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.

 

IV.    TÀI LIỆU THAM KHẢO

– Sách giáo khoa, sách giáo viên.

– Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức – kĩ năng 11

– Thiết kế bài giảng 11

– Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 1)

– Văn bản văn học 11,…

Leave a Comment