Giáo án bài tự chăm sóc bản thân môn đạo đức sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 11: tự chăm sóc bản thân I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Nêu được những việc làm hằng ngày để …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 11: tự chăm sóc bản thân

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nêu được những việc làm hằng ngày để tự chăm sóc bản thân như đánh răng, giữ ấm cơ thể, tắm rửa, tập thể dục, ngồi học đúng tư thế…; nhận biết được sự cần thiết của việc tự chăm sóc bản thân.

2. Kĩ năng: Thực hiện được những việc tự chăm sóc bản thân ở nhà hay ở trường.

3. Thái độ: Đồng tình với những việc làm có lợi cho sức khoẻ, không đồng tình với những thói quen trong sinh hoạt có hại cho sức khoẻ.

4. Năng lực chú trọng: Phân biệt được hành vi biết tự chăm sóc bản thân hay chưa biết tự chăm sóc bản thân; biết điều chỉnh hành vi, thói quen để tự chăm sóc bản thân; lập được kế hoạch rèn luyện, phát triển kĩ năng tự chăm sóc bản thân; thực hiện theo kế hoạch đã lập.

5. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); bài hát “Tập thể dục buổi sáng”Nhạc và lời của Minh Trang.

                2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, …

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (2-3 phút):         

* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học, tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Tập thể dục buổi sáng” và kết nối học sinh vào bài mới “Tự chăm sóc bản thân”.                – Học sinh cùng hát với giáo viên.

2. Hoạt động khám phá (29-32 phút):     

 

2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi (9-10 phút):              

* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được những việc làm hằng ngày để tự chăm sóc bản thân như đánh răng, giữ ấm cơ thể, tắm rửa, tập thể dục, ngồi học đúng tư thế….

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình và trả lời câu hỏi Các bạn đã tự làm những việc gì? Những việc đó có lợi ích như thế nào? theo nội dung quan sát được ở từng hình.

– Sau khi nghe học sinh trả lời, giáo viên động viên, khích lệ những ý đúng trong các câu trả lời của học sinh để từ đó giúp cho học sinh hiểu rõ những việc làm trên đều mang lại lợi ích thiết thực cho sức khoẻ và người biết tự mình làm những công việc vừa nêu là biết chăm sóc bản thân, biết yêu thương chính mình.               – Học sinh xem hình và trả lời:Hình 1: Bạn nữ đang đánh răng. Việc đánh răng giúp cho bạn ấy có hàm răng sạch sẽ, hơi thở thơm tho.Hình 2: Bạn nữ mặc áo dài tay đang choàng khăn vào cổ. Việc này giúp giữ ấm cổ và cơ thể.Hình 3: Bạn nam đang tắm với xà phòng. Việc tắm rửa giúp cho cơ thể sạch sẽ, mát mẻ, thoải mái.Hình 4: Hai chị em đang tập thể dục. Việc tập thể dục giúp cho cơ thể dẻo dai, khoẻ mạnh, tinh thần sảng khoái.

2.2. Hoạt động 2. Thảo luận (11-12 phút):             

* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện được những việc tự chăm sóc bản thân ở nhà hay ở trường.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp – gợi mở.

* Cách tiến hành:            

 

a) Em đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao?

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu các chi tiết (nhân vật, khung cảnh, hoàn cảnh …) có trong hình, hành động của các nhân vật, thái độ của từng nhân vật thể hiện biết hay không biết tự chăm sóc bản thân.

– Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 học sinh, mỗi nhóm thảo luận nội dung một hình về việc làm của các bạn có thể hiện biết tự chăm sóc bản thân hay không.

– Sau đó cho các nhóm trình bày, cả lớp phát biểu về từng việc làm trong mỗi hình.

– Sau khi học sinh đã thảo luận về từng việc làm, giáo viên cho cả lớp phát biểu đồng tình với hình nào? Vì sao? Không đồng tình với hình nào? Vì sao?

b) Việc làm của bạn Hùng có gì đúng, có gì sai? Lợi ích việc làm đúng, tác hại của việc làm sai là gì?

– Giáo viên đưa ra một số gợi ý, tạo điều kiện cho học sinh nhận ra những việc làm đúng và lợi ích mang lại, cũng như tác hại của những việc làm sai.

– Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên có thể đúc kết nội dung để học sinh biết tự chăm sóc bản thân đúng cách: Để bạn Hùng được mát mẻ trong tình huống nêu trên, cách xử lí tốt nhất là lấy khăn lau sạch mồ hôi rồi bật quạt từ xa để làm mát cơ thể từ từ nhằm bảo đảm an toàn cho sức khoẻ. 

– Học sinh nêu các chi tiết có trong hình, hành động của các nhân vật, thái độ của từng nhân vật thể hiện biết hay không biết tự chăm sóc bản thân.

– Mỗi nhóm thảo luận nội dung một hình và phát biểu: Hình 1: Hai bạn nam và nữ đang cùng nhau đi bộ (tập thể dục) trong một không gian khoáng đãng (xanh mát). Trông gương mặt của hai bạn rất vui vẻ và thoải mái.Hình 2: Bạn nữ đang ngồi quá gần màn hình ti vi để xem phim hoạt hình.Hình 3: Bạn nam đang làm vệ sinh buổi sáng nhưng chỉ súc miệng và nghĩ không cần phải đánh răng.Hình 4: Bạn nam đang trên đường đi học với mái tóc bù xù, gương mặt lem bẩn, quần áo xộc xệch, ba lô chỉ mang một bên vai.

– Học sinh đồng tình với việc làm của hai bạn ở hình 1, không đồng tình với việc làm của các bạn ở các hình 2, 3, 4 và giải thích.

– Học sinh trình bày: Hùng thích chơi bóng đá, đó là việc làm đúng, có lợi cho việc tăng cường sức khoẻ và rèn luyện tinh thần mạnh mẽ. Việc uống nước bù vào lượng mồ hôi thoát ra ngoài khichơi thể thao của Hùng cũng rất có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, sau khi chơi thể thao, mồ hôi ra như tắm liền uống nước đá, bật quạt ngay, để gió từ quạt thổi tốc thẳng vào người có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

– Học sinh lắng nghe..

Leave a Comment