Giáo án bài tự giác làm việc ở trường môn đạo đức sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file     KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC – LỚP 1 Bài 4: tự giác làm việc ở trường Thời lượng 2 tiết   I. …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

 

 

KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC – LỚP 1

Bài 4: tự giác làm việc ở trường

Thời lượng 2 tiết

 

I. MỤC TIÊU

                Sau bài học, học sinh biết

–  Nêu một số biểu hiện của tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.

–  Biết vì sao cần tự giác khi làm việc ở trường.

–  Hiểu được sự cần thiết của tự giác, đồng tình với thái độ, hành vi tự giác, không đồng tình với thái độ, hành vi chưa tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.

–  Thực hiện được và nhắc nhở, giúp đỡ bạn bè tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường.

II. CHUẨN BỊ

–  GV:  SGK, SGV, tranh ảnh, truyện, video (nếu có).

–  HS: SGK, VBT(nếu có).

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Khởi động:

–  Mục tiêu: Biết được bạn nhỏ trong bài thơ đã tự giác tưới cây.

–  Cách tiến hành:

GV đọc bài thơ: Vườn trường  (tác giả Thanh Minh).

GV hướng dẫn cả lớp đọc đồng thanh lại bài thơ.

GV hỏi trong vườn trường có cây gì?

Để hoa luôn thắm tươi thì chúng ta phải làm gì?

+ Giới thiệu bài mới.

 2. Khám phá:

Mục tiêu: Biết tự giác tham gia vào các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường.

Hoạt động 1: Xem hình và trả lời câu hỏi

GV cho HS cả lớp xem và quan sát tranh từng hình (hình 1 và hình 2) và hỏi:

–  Các bạn trong từng hình đang làm gì?

GV nhận xét: Cả 2 hình, các bạn đã biết tự nguyện quyên góp và sắp xếp gọn gàng sách vở, ngồi học rất nghiêm và giơ tay xin giơ tay phát biểu.

Hoạt động 2: Thảo luận

Thảo luận nhóm 4, mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên, cử đại diện HS trong nhóm phát biểu ý kiến.

GV đưa câu hỏi thảo luận:

–  Các bạn trong mỗi hình đang làm gì?

GV chốt ý: Các bạn phải tự giác tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt ở trường một cách rất nghiêm túc để kết quả học tập tốt hơn.

GV hỏi các em kể thêm những biểu hiện tự giác trong học tập, sinh hoạt ở trường mà em đã thực hiện hoặc đã chứng kiến?

V tuyên dương, nhận xét và bổ sung thêm cho nhóm nào nếu hiểu chưa đúng về ví dụ tự giác đã đưa ra nên nêu VD chính xác để các em hiểu đúng về tự giác để thực hành, rèn luyện trong thực tế.

Hoạt động 3: Chia sẻ

–  Mục tiêu: HS hiểu và biết việc làm nào nên làm và việc làm nào không nên làm.

–  Cách thức tiến hành:

Hoạt động theo nhóm 4: cử nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, cử đại diện lên chia sẻ.

GV cho HS quan sát từng hình và hỏi:

GV hỏi:

– Các bạn trong từng hình đang làm gì?

 – Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của bạn (các bạn) trong hình hay không? Vì sao?

GV tuyên dương, nhận xét

– GV hỏi các em vì sao phải tự giác làm việc ở trường (nội quy lớp học, vệ sinh, học tập, thể dục thể thao,…)?

GV tuyên dương, nhận xét và bổ sung.

 

3. Củng cố – Dặn dò

GV hỏi HS:

–  Chúng ta vừa học xong bài gì?

–  Như nào là tự giác?

–  Các em đã tự giác làm những việc gì trong học tập, sinh hoạt ở trường?

– Các em vừa học xong tiết 1 bài Tự giác làm việc ở trường học. Về nhà các em chuẩn bị tiếp tiết 2 của bài này để tuần sau chúng ta Chia sẻ và Luyện tập đạt kết quả tốt hơn.          

HS cả lớp lắng nghe.

 

Cả lớp đồng thanh.

 

HS trả lời cây hoa.

HS trả lời: tưới cây, nhổ cỏ, bắt sâu, vặt lá khô,…

– Hình 1: Các bạn HS đang quyên góp sách vở để hỗ trợ các bạn vùng lũ.

– Hình 2: Các bạn HS tự giác ngồi học nghiêm túc và giơ tay xin trả lời.

 

– Hình 1: Các bạn quyên góp sách vở và sắp xếp rất gọn gàng.

– Hình 2: Các bạn ngồi học nghiêm túc.

HS nhận xét bạn trả lời.

–  Hình 1: Hai bạn HS đang tưới nước cho bồn hoa ở sân trường.

–  Hình 2: Ba bạn HS đang cùng nhau thảo luận.

–  Hình 3: Một bạn HS đang bỏ rác vào thùng rác ở trường.

–  Hình 4: Hai bạn HS đang ở thư viện trường, một bạn đọc sách, một bạn chọn sách trên kệ.

HS các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến của của nhóm mình và đại diện nhóm lên chia sẻ:

–  Nhóm 1 –  hình 1: Các bạn tự giác chăm sóc cây cảnh trong vườn trường.

–  Nhóm 2 – hình 2: Các bạn tự giác phát biểu ý kiến, tham gia các hoạt động chung của nhóm.

–  Nhóm 3 – hình 3: Tự giác bỏ rác vào thùng.

–  Nhóm 4 – hình 4: Bạn nam rất chăm chú đọc sách, bạn nữ xếp sách đúng quy định.

HS các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

HS trả lời:

– Tự giác về trang phục, vệ sinh trường lớp: quần áo, tóc, móng tay, móng chân luôn cắt ngắn gọn gàng, sạch sẽ.

–  Tự giác trong giờ học: nghiêm túc ngồi học lắng nghe và giơ tay phát biểu ý kiến.

–  Tự giác trong giờ chơi: chơi các trò chơi nhẹ nhàng, vui nhộn (những trò chơi không gây nguy hiểm).

– Tự giác trong giờ ngủ:….

– Tự giác trong giờ ăn:….

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

Các nhóm thảo luận và chia sẻ.

 

– Hình 1: Một bạn nam đang hái hoa ở sân trường.

– Hình 2: Nhóm các bạn HS đang vệ sinh trường lớp.

– Hình 3: Các bạn HS đang thể dục.

– Hình 4: Các bạn HS đang sinh hoạt tập thể.

Nhóm 1 – hình 1: Không đồng tình với bạn nam vì bạn tự ý hái hoa trong sân trường, làm mất cảnh đẹp của trường.

Nhóm 2 – hình 2: Đồng tình vì các bạn đang quét sàn, lau cửa làm sạch đẹp trường lớp.

Nhóm 3 – hình 3: Đồng tình vì các bạn tập thể dục để rèn luyên nâng cao sức khỏe.

Nhóm  4 – hình 4: Đồng ý vì các bạn đang hoạt động tập thể để rèn luyện kỹ năng, tạo niềm vui cho bản thân và các bạn.

Các bạn nhóm khác nhận xét, bổ sung theo ý của mình.

 

– Trường, lớp học có nội quy nên HS cần phải chấp hành.

– Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

– Tự giác nghiêm túc trong học tập giúp các em tiếp thu bài tốt, kết quả học tập cao hơn.

– Thể dục thể thao phù hợp với với lứa tuổi các em, giúp các em khỏe mạnh.

HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn.

          

 

 TIẾT 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Luyện tập

 Hoạt động 1: Xử lý tình huống

– Mục tiêu: Các em xử lý được tình huống của GV.

– Cách tiến hành:

GV cho HS đóng vai và xử lý tình huống sau:

– Em sẽ tự giác làm gì để tham gia giờ chào cờ đầu tuần?

+Trường hợp 1: Có 1 HS mặc không đúng đồng phục (quần áo hoặc dép lê) khi tham gia chào cờ, em sẽ xử lý như thế nào?

 

+Trường hợp 2: Có 2 HS không nghiêm túc khi tham gia chào cờ?

GV chốt ý lại cần lưu ý:

+ Đến trường đúng giờ quy định để dự lễ chào cờ.

+ Mặc trang phụ quy định.

+ Sắp ghế, chỗ ngồi.

+ Tham gia các hoạt động trong nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca, tư thế nghiêm, hoạt động tập thể.

+ Lắng nghe phát biểu ý kiến, dặn dò của các thầy, cô giáo ….

 Hoạt động 2: Liên hệ bản thân

a) Kể lại một việc em đã tự giác làm ở trường và cho biết lợi ích của việc làm đó?

 

b) Ở trường, em còn chưa tự giác làm việc gì?

 

Em sẽ phấn đấu thực hiện như thế nào?

GV chốt ý: Các em nên chăm chỉ rèn luyện để thực hiện hiệu quả những việc mình còn hạn chế. Các em nên lập kế hoạch từng ngày mình sẽ làm những việc gì để mình cố gắng thực hiện cho tốt.

2. Thực hành

Hoạt  động 1: Tập hát Quốc ca cho HS.

– Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa của bài hát Quốc ca.

– Cách tiến hành:

+GV cho HS xem video clip về hoạt động chào cờ và hát Quốc ca.

+GV nói về nội dung, ý nghĩa của bài hát để các em hiểu và ghi nhớ sâu hơn.

+GV chia bài hát thành từng phần, hát mẫu và cho các em luyện tập hát từng câu.

+Tổ chức các nhóm học hát nhanh thuộc và thi xem nhóm nào hát hay hơn?

*Tập tư thế chào cờ:

+Cho HS xem video clip hướng dẫn tư thế chào cờ.

+GV làm mẫu.

+Các nhóm luyện tập và thi đua giữa các nhóm.

GV quan sát HS luyện tập để điều chỉnh các em luyện tập đúng tư thế, tác phong nhanh nhẹn, nghiêm túc.

GV mời một số HS làm đúng lên hướng dẫn và làm mẫu cho các bạn.

GV chốt ý: Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là hoạt động thiêng liêng, được tổ chức thường kì hằng tuần và trong các dịp quan trọng. Các em cần ghi nhớ và tự giác luyện tập nghiêm túc để thể hiện trách nhiệm của một HS, một công dân.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các hoạt động của Sao Nhi đồng và tự giác tham gia.

– Mục tiêu: giúp HS hiểu được Sao Nhi đồng là gì? Sao Nhi đồng có những hoạt động gì? Và mỗi HS có một tên Sao của mình.

– Cách tiến hành: GV mời một số anh chị phụ trách Sao đến để giúp các em tìm hiểu, hướng dẫn hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm.

–  GV giúp các em tìm hiểu Sao Nhi đồng bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

+Sao Nhi đồng là gì? Tại sao cần có Sao Nhi đồng?

+Sao Nhi đồng có những hoạt động gì?

+Lớp của mình sẽ tổ chức hoạt động Sao Nhi đồng như thế nào?

+Khi tham gia Sao Nhi đồng, em nghĩ mình sẽ tự giác tham gia các hoạt động như thế nào?

+Em muốn cùng các bạn tham gia hoạt động nào?

GV cho các em tự giới thiệu về Sao của mình.

GV chốt ý: Các em cần cố gắng rèn luyện để hình thành thói quen tự giác khi ở trường và trong các hoạt động khác.

3. Ghi nhớ:

GV đọc và cho HS học thuộc bốn câu thơ:

Mỗi ngày mình đến lớp

Học tập và vui chơi

Phải chuyên cần tự giác

Mới tiến bộ bạn ơi

4. Củng cố – Dặn dò

– Chúng ta vừa học xong bài gì?

– Các em đã tự giác trong hoạt động học tập ở trường chưa?

– Cho các em thực hiện lại chào cờ và hát Quốc ca.

– GV giải thích từ Tự giác: Tự mình thực hiện các công việc, hoạt động theo đúng thời gian, kế hoạch mà không cần phải nhắc nhở, thúc giục.

– Về nhà học thuộc bài hát Quốc ca và thực hiện đúng đẹp hoạt động chào cờ. Chuẩn bị bài Tự giác làm việc ở nhà.           

Các cặp HS lên đưa ra ý kiến và xử lý từng tính huống xảy ra.

+Trường hợp 1: Nhắc nhở bạn lần sau chú ý kiểm tra lại cách ăn mặc trước khi đến lớp để thực hiện nghiêm nội quy trường lớp đã đề ra.

+ Trường hợp 2: Gọi 2 bạn HS ra chỗ khác rồi nhắc nhở nhẹ nhàng các bạn không nên làm như thế vì như thế chúng ta không tôn trọng những người đã ngã xuống cho chúng ta được tự do đến trường như ngày hôm nay. Để 2 bạn nhận ra lỗi của mình để các em hứa sẽ sửa đổi và không tái phạm nữa.

– HS nhận xét, bổ sung cách xử lý của các bạn.

HS kể: Tự ý thức ăn mặc, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ; tự giác tham gia các hoạt động học tập nghiêm túc; …

 

HS kể: Chưa tự giác dọn dẹp vệ sinh trường, lớp; Còn nhiều hôm chưa mặc đúng đồng phục; Chưa thực hiện đúng nội quy trường lớp.

– Em sẽ luôn luôn ghi nhớ nội quy trường lớp để tự giác thực hiện tốt những việc làm ấy.

HS lắng nghe và nhẩm theo.

 

HS chăm chú lắng nghe và ghi nhớ.

 

HS học hát từng câu.

 

Các nhóm thi đua nhau học và hát.

 

HS chăm chú quan sát.

HS quan sát GV làm và tập làm theo.

HS các nhóm thi đua nhau.

HS lên hướng dẫn và làm mẫu, các bạn khác làm theo.

HS nhận xét bạn nào làm đúng, làm đẹp; bạn nào làm chưa đúng, chưa đẹp và giúp bạn sửa lại.

HS lắng nghe.

Leave a Comment