Giáo án bài Từ trái nghĩa soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Ngày soạn: Ngày dạy:   I.Mục tiêu: Kiến thức:       Tuần 10              Tiết 37: TỪ TRÁI NGHĨA   + Hiểu khái niệm về từ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Ngày soạn: Ngày dạy:

 

I.Mục tiêu:

  1. Kiến thức:
 

 

 

Tuần 10              Tiết 37: TỪ TRÁI NGHĨA

 

+ Hiểu khái niệm về từ trái nghĩa

+Thấy được tác dụng của từ trái nghĩa

 

2.Kĩ năng:

+ Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản

+ Phân tích, nhận dạng, sử dụng các cặp từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

3.Thái độ:

+ Bảo vệ phát huy tiếng Việt.

  1. Năng lực, phẩm chất: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp

II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

  1. GV: – Phương tiện: nghiên cứu tài liệu liên quan, bài soạn, bảng phụ, tích đời sống
  2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới( tìm hiểu trước bài học, trả lời các câu hỏi trong sgk)

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

  • PPDH:  đặt và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, vấn đáp gợi mở, phân tích, trực quan, trò chơi, luyện tập – thực hành
  • KTDH: chia nhóm, giao nhiệm vụ, sơ đồ tư duy, động não,đặt câu hỏi.

IV.Tổ chức các hoạt động học tập

  1. Hoạt động khởi động

*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số

* Kiểm tra bài cũ:- Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho vd?- Làm bt 8,9/ sgk

Gv cho hs chia nhóm ,chơi trò chơi ‘màu sắc” cho kể những màu có tính chất đối lập nhau.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

HĐ1: Thế nào là từ trái nghĩa

Thảo luận nhóm Thời gian 5p

Ghi vào bảng phụ

Các câu hỏi trong sgk vd1,2,3,4,5 VD 1 :Vui thay xuân đó đến tuần

Nên con én biếc liệng gần liệng xa Én bay mặt sóng Hồng Hà

Én bay vào lại bay ra gọi bầy VD 2 :Dòng sông bên lở bên bồi

Bên lở thì đục bên bồi thì trong

? Các em hãy chỉ ra trong các ví dụ trên những cặp từ đối lập nhau về nghĩa ?

? Em có nhận xét gì về nghĩa của chúng ?

? Xét về từ loại thì chúng có đặc điểm gì? VD 3 : Khi đi trẻ lúc về già

Giọng quê không đổi sương pha mái đầu.

? Chỉ ra cặp từ trái nghĩa?

Gv cho hs trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi:

?TV có từ : “Cau già, rau già”Có bạn nói rằng trái nghĩa với 2 từ này là “rau trẻ”

“rau non” được không? Vì sao?

I-Thế nào là từ trái nghĩa

 

 

 

1. Xét vd/ sgk

VD1:gần >< xa, vào >< ra

VD 2: lở >< bồi, đục >< trong.

 

 

 

-> những cặp từ có nghĩa trái ngược, là những tính từ.

 

 

 

VD 3: Già >< trẻ.

 

->Không thể nói “ rau trẻ, rau non” được vì từ “trẻ” chỉ sử dụng cho người chứ

không sử dụng cho vật.

 

Gv đưa vd:

VD 4 :         Quả chín >< quả xanh

Cơm chín >< cơm sống VD 5 :         Bát lành >< bát vỡ

Tính lành >< tính dữ.

? Em có nx gì về những từ: lành, chín, già ?

? Như vậy, em rút ra điều gì về từ nhiều nghĩa trong khi tìm hiểu từ trái nghĩa?

? Qua tìm hiểu, hãy cho biết thế nào là từ trái nghĩa ?

 

VD 4 :         Quả chín >< quả xanh

Cơm chín >< cơm sống VD 5 :         Bát lành >< bát vỡ

Tính lành >< tính dữ

-> lành, chín, già là từ nhiều nghĩa

=> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

2. Ghi nhớ sgk/tr128

HĐ 2: Sử dụng từ trái nghĩa

 

Thảo luận nhóm 5p

Ghi sản phẩm vào bảng phụ Trả lời các câu hỏi trong sgk.

“Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung Giặc bắt ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo”

? Các cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong các ví dụ trên nhằm mụch đích gì ?

 

GV sử dụng KT động não cho hs kể các thành ngữ, tục ngữ có các từ trái nghĩa

VD: Chân cứng đá mềm/Có đi có về Mắt nhắm mắt mở

GV kết luận: Thành ngữ và tục ngữ thường hay sử dụng từ trái nghĩa:

Hs làm việc theo cặp

? Em thấy từ trái nghĩa trong thành ngữ, tục ngữ có tác dụng gì ?

Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nx, bổ sung. GV hoàn chỉnh kiến thức.

? Từ đây em rút ra lưu ý gì khi sử dụng từ trái nghĩa trong giao tiếp?

Gv sử dụng KT trình bày 1 phút cho hs khái quát nội dung bài học.

? Vậy bài học hôm nay cần lưu ý   những nội dung gì?

Y/c hs đọc ghi nhớ

 

II. Sử dụng từ trái nghĩa 1.Xét ví dụ/ sgk

 

 

 

 

 

 

-> Từ trái nghĩa được sử dụng trong thế đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh.

 

 

 

 

 

 

-> làm cho lời nói thêm sinh động.

 

 

 

 

 

 

2. Ghi nhớ sgk/128

 

 

 

 

3. Hoạt động luyện tập

HĐ 3: Luyện tập

Làm việc theo cặp làm các bài tập trong sgk

? Tìm những từ trái nghĩa trong các câu CD, TN :

 

 

 

?Tìm các cặp từ trái nghĩa :

 

 

 

 

 

?Điền từ thích hợp vào các thành ngữ

  • Luyện tập

 

 

 

Bài tập 1 :

  • lành-rách;
  • giàu-nghèo
  • ngắn-dài
  • sáng- tối

Bài tập 2 :

Cá tươi      ><     cá ươn

Hoa tươi    ><     hoa héo úa, tàn Ăn yếu      ><     ăn khỏe

Học lực yếu >< học lực giỏi, khá Chữ xấu    ><     chữ tốt đẹp Đất xấu     ><     đất tốt

Bài tập 3:

  • Chạy xấp, chạy ngửa
  • Vô thưởng vô phạt
  • Bên trọng bên khinh
  • Buổi đực buổi cái
  • Bước thấp bước cao
  • Chân ướt chân ráo
  1. Hoạt động vận dụng

Giáo viên giao nhiệm vụ cho hs làm việc cá nhân trong thời gian 5 p trên phiếu học tập cá nhân:

?Viết đọan văn ngắn có sử dụng từ trái nghĩa?( chủ đề tùy chọn)

Hs trình bày kết quả trước lớp, hs khác nx đánh giá, gv nx, bổ sung, gv cho điểm miệng những hs làm tốt.

5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng:

  • Hãy sưu tầm những đoạn thơ, câu thơ, CD, TN có sử dụng từ trái nghĩa và chép vào sổ tay  văn học ( có thể trao đổi cho bạn)
  • Học bài, n¾m ch¾c néi dung bµi häc. Hoµn thiÖn nèt c¸c bt cßn l¹i
  • Chuẩn bị bài tiếp theo : Luyện nói văn biểu cảm về sự vật con người

+Chọn đề 1 và đề 2 sgk .Chuẩn bị làm ở nhà =>nói trước lớp.

Gv cho hs kí hợp đồng chuẩn bị phần Kiến thức chung của văn b/c:

 

  • Theo em văn biểu cảm về sv & con người đòi hỏi những gì ?
  • Trong văn biểu cảm có cần yếu tố tự sự và miêu tả không? Vì sao?

-Chúng ta có những cách lập ý nào để bài biểu cảm đạt hiệu quả cao?

  • Có mấycách biểu cảm?

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Ngày soạn:

Ngày dạy

           

Tiết 39                                     TỪ TRÁI  NGHĨA.

           

            1. Mục tiêu:

            Giúp HS

            a. Kiến thức:

            – Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa.

            – Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.

            b. Kĩ năng:

            – Rèn kĩ năng sử dụng từ trái nghĩa.

            c. Thái độ:

            – Giáo dục ý thức sử dụng từ trái nghĩa khi nói, viết.

2. Chuẩn bị:

a.GV: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT

b.HS: SGK + Tập ghi + VBT + Xem bài trước

3. Phương pháp dạy học:

Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.

4. Tiến trình:

4.1. Ổn định tổ chức: 

Gv kiểm diện.

4.2. Kiểm tra bài cũ:

            * Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.(7đ)

            – Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

VD:chết: mất, hi sinh, qua đời, bỏ mạng……..

            GV treo bảng phụ, ghi câu hỏi: (2đ)

            * Gạch chân những từ và cụm từ đồng nghĩa trong những câu thơ sau:

            -Bác đã đi rồi sau bác ơi.

            Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời…

            -Bác đã lên đường theo tổ tiên.

            Mác Lê-Nin thế giới người hiền.

HS trả lời.Gv nhận xét, ghi điểm.

            4.3. Giảng bài mới:

            Giới thiệu bài.

            Tiết trước chúng ta đi vào tìm hiểu từ đồng nghĩa, tiết này chúng ta đi vào tìm hiểu từ trái nghĩa.

Hoạt động của GV và HS.                                

            *Hoạt động 1: Thế nào là từ trái nghĩa? 

GV treo bảng phụ, ghi bản dịch thơ. Cảm nghĩ
trong đêm thanh tĩnh và bản dịch thơ Ngẫu nhiên viết
nhân buổi mới về quê.

            HS đọc.

            * Tìm các cặp từ trái nghĩa trong 2 bản dịch thơ đó?

            -sự trái ngược về nghĩa dựa trên cơ sở:

          +ngẩng và cuối:họat động của đầu theo hướng lên xuống

   +trẻ và già:trái nghĩa về tuối tác

+đi và trở lại:sự tự di chuyển rời khỏi nơi xuất phát hay quay trở lại nơi xuất phát.

            * Tìm từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau
 già, cau già?

            – rau già – rau non.

            – cau già – cau non.

            à 1 từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái
nghĩa khác nhau.

            * Thế nào là từ trái nghĩa?

            HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.

            Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 128             

            * Tìm 1 số từ trái nghĩa?

            – cao – thấp, giàu – nghèo, to – nhỏ,…

*Hoạt động 2: Sử dụng từ trái nghĩa.                  * Trong 2 bài thơ dịch trên, việc sử dụng từ trái
nghĩa có tác dụng gì?

            – Tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh.

           

 

* Tìm 1 số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy?

            – Chân ướt chân ráo.

            – Có đi có lại.

            – Mắt nhắm mắt mở.

            *Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì?

            HS trả lời.

            GV nhận xét, chốt ý.

            Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/128                           GV treo bảng phụ.

            * Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau, nêu tác
dụng của nó?

            – Thiếu  tất cả, ta rất giàu dũng khí.

              Sống, chẳng cúi đầu; chết, vẫn ung dung.

              Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hoá anh hùng.

              Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.

            à Câu thơ sinh động.

            * Tìm 1 số VD về từ trái nghĩa?

            Dòng sông bên lở bên bồi.

            Bên lở thì đục, bên bồi thì trong.

            *Hoạt động 3: Luyện tập.                                 

            Gọi HS đọc BT1,2 VBT                       

            GV hướng dẫn HS làm,

            HS thảo luận nhóm 5’.

            Nhóm 1, 2: BT1.

            Nhóm 3, 4: BT2.

            Đại diện nhóm trình bày.

           Các nhóm khác nhận xét. 

            GV nhận xét, sửa sai.

ND bài học.

I. Thế nào là từ trái nghĩa?

 

 

 

 

– Ngẩng >< cúi.
 – Trẻ >< già.

 – Đi >< trở lại.

à Từ trái nghĩa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Ghi nhớ: SGK/128

 

 

II. Sử dụng từ trái nghĩa:

Ngẩng – cúi.

Trẻ – già.

Đi – trở lại.

à tạo hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

*Ghi nhớ:SGK

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Luyện tập:

BT1: VBT       

-Lành –rách; giàu –nghèo; ngắn- dài; đêm- ngày ; sáng- tối.

BT2: VBT.

-cá ươn

-hoa héo

-ăn khỏe

-học lực giỏi

-chữ đẹp

-đất tốt.

4.4 Củng cố và luyện tập:

GV treo bảng phụ, ghi câu hỏi.

* Điền từ thích hợp vào những câu sau:

a. Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại … (cười).

b. Xét mình công ít tội … (nhiều).

c. Bát cơm vơi nước mắt … (đầy).

Mới mười lăm tuổi đắng cay đã thừa.

* Cặp từ trái nghĩa nào phù hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau:

Non cao tuổi vẫn chưa già.

Non sao … nước, nước mà … non.

A. Xa – gần.                  (C). nhớ – quên.

B. Đi – về.                    D. cao – thấp.

4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

Học bài.

Làm BT3, 4 VBT

Chuẩn bị bài “Từ đồng âm”: Trả lời câu hỏi SGK.

 +Thế nào là từ đồng âm?

 +Sử dụng từ đồng âm.

 

Leave a Comment