Kéo xuống để xem hoặc tải về!
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
- Mục tiêu: HS cần:
- Kiến thức:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản
2.Kĩ năng:
Phân tích được nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ
3.Thái độ:
Yêu thích để vận dụng tục ngữ trong giao tiếp
4.Năng lực, phẩm chất:
+ Phẩm chất:sống yêu thương, trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự lập.
+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, thẩm mĩ, hợp tác
II.Chuẩn bị:
- Thầy: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu liên quan.
- Trò: Đọc và soạn kĩ bài( trả lời các câu hỏi trong sgk )
III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- PPDH: Dạy học nhóm, nêu /phát hiện và giải quyêt vấn đề…
- KTDH: đặt câu hỏi, động não, hỏi và trả lời….
IV.Tổ chức các hoạt động học tập
- Hoạt động khởi động
*GV ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số
- Kiểm tra: ? Thế nào là tục ngữ? Đặc điểm của tục ngữ?
? Đọc thuộc các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động, sản xuất. Phân tích 1 câu tục ngữ mà em thích nhất.
- Tổ chức khởi động:
Đọc những câu tục ngữ mà em biết?
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung cần đạt |
HĐ1.Đọc và tìm hiểu chung.
Hoạt động cả lớp –Các câu tục ngữ cần đọc với giọng ntn? (nhẹ nhàng, tình cảm, đầy kinh nghiệm…)
Sử dụng KT hỏi và trả lời để tìm hiểu ? Có thể chia 9 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? ? Mỗi nhóm gồm những câu nào? ?Khái quát nội dung những câu tục ngữ đó? | I . Đọc và tìm hiểu chung
Nhóm 1: Câu1->6: Tục ngữ về con người + Câu 1, 2, 3: phẩm chất con người + Câu 4, 5, 6: việc học tập tu dưỡng Nhóm 2: Câu 7, 8, 9: Những câu tục ngữ về quan hệ ứng xử xã hội
a) Tục ngữ về phẩm chất con người: Câu 1 Một mặt người bằng mười mặt của |
HĐ2. Tìm hiểu chi tiết văn bản +PP: vấn đáp- gợi mở, phân tích mẫu,giảng bình, dạy học nhóm +KT: Đặt câu hỏi, thảo luận – Năng lực : tự học , tự giải quyết vấn đề, tự đánh giá .tự nhận thức, hợp tác … Hoạt động nhóm 5p ?Giải thích nghĩa của câu tục ngữ 1,2,3 ?( Nội dung, nghệ thuật) ? Kinh nghiệm ứng dụng của những câu tục ngữ đó trong cuộc sống? – Nhận xét chung về nội dung của các câu tục ngữ đó? Đại diện nhóm báo cáo sản phẩm, nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv nhận xét hoạt động và chốt kiến thức cơ bản. Với kết cấu 2 vế ss, tg dân gian đó sd khéo léo bp hoán dụ (lấy bộ phận chỉ toàn thể) – dựng mặt người để chỉ con người; bp nhân hóa (mặt của). Điểm khác biệt của 2 vế ss này chính là số từ “một – mười”. Chính ~ số từ đó đó nói lên quan niệm của dân gian về giá trị của con người: người quý hơn của, quý gấp bội lần. – dị bản: 1 mặt người = 10 mặt ruộng, 1 mặt người > 10 mặt của. Thời nào cũng vậy, đối với con người, của cải vc rất quan trọng, với người nông dân, ruộng nương quý biết chừng nào. Ko phải nd ta ko coi trọng vc của cải, mà là vc của cải quan trọng là thế, song vẫn ko có giá trị = con người. GV: Góc là cách tính mang t.chất định lượng tương đối của nd, nghĩa là chiếm khoảng ¼ tổng thể. (VD: ko bằng 1 góc nhà tôi) -> cách sd từ hay, độc đáo. GV bình: Câu TN nhấn mạnh tầm | + NT: bp so sánh ngang bằng, hoán dụ, nhân hóa -> Khẳng định người quý hơn của, quý gấp bội lần
=> Đề cao giá trị con người hơn mọi thứ của cải vật chất.
– Vận dụng: Phê phán những trường hợp coi của hơn người; An ủi động viên những trường hợp mà nhân dân cho là "Của đi thay người"; Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân: đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
Câu 2: Cái răng cái tóc là góc con người
+ Răng và tóc phần nào thể hiện được sức khỏe của con người + Răng, tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người.
-> Câu TN thể hiện cỏch nhỡn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân; đồng |
quan trọng của răng và tóc trong việc thể hiện hình thức cũng như tính cách con người. Có câu TN khác: Một thương tóc bỏ đuôi gà; Hai thương răng trắng như ngà dễ thương. Người Việt xưa rất coi trọng hàm răng, mái tóc. Đó là cái đầu tiên để đánh giá 1 người đẹp. Có đc mái tóc dài bóng mượt, hàm răng nhuộm đen nhánh là niềm kiêu hãnh của các cô gái Việt xưa. Ngày nay, quan niệm về vẻ đẹp có nhiều đổi khác, song mái tóc, hàm răng vẫn là cái “góc” rất quan trọng làm toát lên vẻ đẹp con người. – GV – HS liên hệ cuộc sống. TN về con người – xh ko chỉ dừng lại ở lớp nghĩa đen mang tính cụ thể mà cái quan trọng hơn, câu TN muốn gửi gắm vào đó ý nghĩa hàm ẩn mang tính khái quát cao. Dự ở thời đại nào thì con người luôn cần giữ cho mình lòng tự trọng. Vật chất, miếng cơm manh áo luôn có sức cảm dỗ mạnh mẽ, nhiều khi nó làm lóa mắt ta, khiến ta “đói ăn vụng, túng làm liều”, ko còn giữ đc nhân cách trong sạch. Vậy nên hs các em cũng cần ghi nhớ: đói cho sạch, rách cho thơm, giấy rách phải giữ lấy lề.
Hoạt động theo căp 2p Tìm nội dung , nghệ thuật ý nghĩa câu tục ngữ 4,5,6 Đại diện 1 cặp trình bày, các cặp khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức + Gói , mở: Các cụ kể rằng ở HN trước đây 1 số gđ giàu sang thường gói nước chấm vào lá chuối xanh, đặt vào chén bày lên mâm. Lá chuối giòn dễ gãy rách khi gói, dễ bật tung khi mở. Người gói hay người mở đều phải khéo. Vì thế biết gói, biết mở trong trường hợp này đc coi là 1 tiêu chuẩn | thời khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng tóc cho sạch và đẹp.
Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm
Sạch – thơm -> phẩm cách trong sạch)
-> Câu TN là lời nhắc nhở, giáo dục ta về lòng tự trọng của mỗi người.
b) Những câu tục ngữ về học tập, tu dưỡng của con người
Câu 4 Học ăn, học nói, học gói, học mở
-> Để trở thành người lịch sự, biết giao tiếp có văn hóa, thì cần phải học và tự rèn luyện mình từ những hành vi, việc làm nhỏ nhất. Câu 5 Không thầy đố mày làm nên
Nghĩa bóng: khẳng định vai trò công ơn của người thầy trong việc giáo dục con người.
+ Muốn sang thì bắc cầu Kiều… thầy + Nhất tự vi sư, bán tự vi sư |
của người khéo tay, lịch thiệp. V.vậy, gói, mở đều phải học. + Lời nói chẳng mất tiền mua …; Ăn trông nồi, ngồi trông hướng; Ăn đưa xuống, uống đưa lên GV: Mỗi hành vi của con người đều là sự tự giới thiệu mình với người khác và đều đc người khác đánh giá. Từ khi còn nhỏ cũng cần tự rèn dũa cho mình những hành vi, cử chỉ đúng mực: đi-về chào hỏi, nói năng từ tốn, nhẹ nhàng, thưa gửi với bề trên, xưng hô bạn bè, mượn hỏi, trả cảm ơn,… (GV giảng :thày không chỉ là thày cô trong trường học, mà có thể là những người thày trong cuộc sống, là bất cứ ai dạy ta về kiến thức hay lẽ sống: là ông bà cha mẹ, hay dù là 1 người lạ gặp trên đường,…) (Vì bạn là người gần gũi với ta có thể học hỏi được nhiều điều, ở nhiều lúc) Hoạt động nhóm 5p ?Chỉ ra nội dung ,nghệ thuật , ý nghĩa của câu tục ngữ 7,8,9. ? Từ đó em hiểu những câu tục ngữ này khuyên chúng ta điều gì? Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, gv nhận xét và chốt kiến thức + Lá lành đùm lá rách + Một con ngựa đau… + Bầu ơi thương lấy bí cùng… 1 giàn + Ba ông thợ da bằng một ông Gia Cát + Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết + Thuận vợ thuận chồng, bể Đông tát cạn + Đoàn kết là sức mạnh… |
Câu 6 Học thày không tày học bạn
-> Khuyến khích ta mở rộng đối tượng, phạm vi học hỏi và khuyên nhủ về việc xây dựng tình bạn đẹp
2. Tục ngữ về mối quan hệ trong xã hội Câu 7 Thương người như thể thương thân
-> Câu tục ngữ khuyên người ta lấy bản thân mình soi vào người khác, coi người khác như bản thân mình để quý trọng, đồng cảm, thương yêu họ. Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nghĩa bóng: Khi được hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công gây dựng, giúp đỡ mình. => Câu TN là lời khuyên sâu sắc hơn về lòng biết ơn. Câu 9 Một cây làm chẳng lên non…
=> Khẳng định chân lí đoàn kết là sức mạnh vô địch III. Tổng kết – Về hình thức: chúng đều có cấu tạo ngắn, có vần, nhịp, thường sử dụng phép so sánh, ẩn dụ |
HĐ3. Tổng kết -Kĩ thuật hỏi và trả lời Ghi nhớ SGK/ 5 | – Về nội dung chúng đều là kinh nghiệm và những bài học của dân gian về con người, xã hội * Ghi nhớ SGK/ 13 |
- Hoạt động luyện tập
? Đọc diễn cảm các câu tục ngữ về con người và xã hội?
4.Hoạt động vận dụng:
?Viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu tục ngữ?
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Sưu tầm thêm các câu tục ngữ về con người và xã hội, lưu sổ tay văn học
- Học thuộc lòng các câu tục ngữ. Làm bài tập phần luyện tập SGK/ 13
- Chuẩn bị bài mới: Rút gọn câu
+ Trả lời các câu hỏi trong sgk.
GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT
Tiết77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
A-MỤC TIÊU BÀI DẠY
-Hiểu nội dung ý nghĩa và 1 số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của n câu tục ngữ trong bài.
-Rèn kĩ năng phân tích nội dung ý nghĩa tục ngữ để rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng vào đời sống.
B-CHUẨN BỊ:
-Những điều cần lưu ý: Tri thức trong tục ngữ vì dựa theo kinh nghiệm nên không phải lúc nào c đúng; thậm chí có n kinh nghiệm đã lạc hậu.
C. PHƯƠNG PHÁP
Thuyết trình, phát vấn, nhóm…..
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1-ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất và cho biết bài tục ngữ đã cho ta n kinh nghiệm gì ?
3-Bài mới:
Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, kết tinh trí tuệ dân gian qua bao đời nay. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu về kinh nghiệm xã hội. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về n KN XH mà cha ông ta để lại qua tục ngữ.
Hoạt động của thầy-trò | Nội dung kiến thức |
-Thế nào là tục ngữ ? -Hd đọc:Giọng đọc rõ, chậm, ngắt nghỉ đúng dấu câu, chú ý vần, đối -Giải thích từ khó. -Ta có thể chia 9 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm ?
-Vì sao lại xếp 3 nhóm trên vào 1 văn bản ? (Vì chúng đều là KN và bài học của dân gian về con người và XH). -Hs đọc câu 1->3. Ba câu em vừa đọc có chung nội dung gì ?
-Câu tục ngữ có sử dụng biện pháp tu từ gì ? Tác dụng của các b.p tu từ đó ? -Gv: Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể. của là của cải v.chất, mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? -Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì ? -Câu tục ngữ này có thể ứng dụng trong những trường hợp nào ? (Phê phán n trường hợp coi của hơn người hay an ủi động viên những trường hợp “của đi thay người”). -Gv: Câu tục ngữ nói về triết lí sống của nhân dân ta là đặt con người lên trên mọi thứ của cải. Ngoài ra nó còn phản ánh 1 hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu dể tăng cường sức LĐ. -Hs đọc câu 2. -Em hãy giải thích “góc con người” là như thế nào? T.sao “cái răng cái tóc là góc con người” ? (Góc tức là 1 phần của vẻ đẹp. So với toàn bộ con người thì răng và tóc chỉ là n chi tiết rất nhỏ, nhưng chính những chi tiết nhỏ nhất ấy lại làm nên vẻ đẹp con người). -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ?
-Câu tục ngữ được ứng dụng trong những trường hợp nào ? (khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch đẹp và thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con ng của nhân dân ta). -Các từ: Đói-sạch, rách-thơm được dùng với nghĩa như thế nào ? (Đói-rách là cách nói khái quát về cuộc sống khổ cực, thiếu thốn; sạch-thơm là chỉ phẩm giá trong sáng tốt đẹp mà con ng cần phải giữ gìn). -Câu tục ngữ có nghĩa là gì ? (Nghĩa đen: dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ, thơm tho. Nghĩa bóng: dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi). -Hình thức của câu tục ngữ có gì đặc biệt ? tác dụng của hình thức này là gì ? -Câu tục ngữ cho ta bài học gì -Trong dân gian còn có những câu tục ngữ nào đồng nghĩa với câu tục ngữ này ? (Chết trong còn hơn sống đục, Giấy rách phải giữ lấy lề). -Hs đọc câu 4,5,6. Ba câu này có chung nội dung gì ? -Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong câu 4? Tác dụng của cách dùng từ đó -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? (Nói về sự tỉ mỉ công phu trong việc học hành). -Bài học rút ra từ câu tục ngữ này là gì? -Hs đọc câu 5. -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? -Nói như vậy để nhằm mục đích gì ? -Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? -Mục đích của cách nói đó là gì ?
-Câu 5,6 mâu thuẫn với nhau hay bổ xung cho nhau ? Vì sao ? (Hai câu tục ngữ trên nói về 2 v.đề khác nhau: 1 câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, 1 câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Để cạnh nhau mới đầu tưởng mâu thuẫn nhưng thực ra chúng bổ sung ý nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh quan niệm đúng đắn của người xưa: trong h.tập vai trò của thầy và bạn đều hết sức quan trọng -Hs đọc câu 7,8,9. -Giải nghĩa từ : Thương người, thương thân ? (Thương người: tình thương dành cho người khác; thương thân: tình thg dành cho bản thân). -Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? (Thương m thế nào thì thg người thế ấy). -Hai tiếng “thg người” đặt trước “thương thân”, đặt như vậy để nhằm mục đích gì ? -Câu tục ngữ cho ta bài học gì ? -Hs đọc câu 8. -Giải nghĩa từ : quả, cây, kẻ trồng cây ? (Quả là hoa quả; cây là cây trồng sinh ra hoa quả; kẻ trồng cây là người trồng trọt, chăm sóc cây để cây ra hoa kết trái). -Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? (Nghĩa đen: hoa quả ta dùng đều do công sức người trồng mà có, đó là điều nên ghi nhớ. Nghĩa bóng: … ). -Câu tục ngữ được sd trong n h.cảnh nào ? (Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ hoặc tình cảm của học trò đối với thầy cô giáo. Cao hơn nữa là lòng biết ơn của n.dân đối với các anh hùng liệt sĩ đã c.đấu hi sinh dể bảo vệ đất nước). -Nghĩa của câu 9 là gì ? (1 cây đơn lẻ không làm thành rừng núi; nhiều cây gộp lại thành rừng rậm, núi cao). -Câu tục ngữ cho ta bài học kinh nghiệm gì ? -Về hình thức những câu tục ngữ này có gì đặc biệt ? Chín câu tục ngữ trong bài đã cho ta hiểu gì về quan điểm của người xưa ?
| I-Đọc, tìm hiểu chung:
(3 nhóm: Tục ngữ về p.chất con người (câu1->3), Tục ngữ về h.tập tu dưỡng (câu4->6), Tục ngữ về quan hệ ứng xử (câu 7->9).
II-Đọc – Hiểu văn bản: 1-Tục ngữ về phẩm chất con người (câu 1->3 ): a-Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của. ->Nhân hoá – Tạo điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu. So sánh, đối lập – Khẳng định sự quí giá của người so với của.
=>Người quí hơn của. -Khẳng định tư tưởng coi trong giá trị của con người
b-Câu 2: Cái răng cái tóc là góc con người.
=>Khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho gọn gàng, sạch sẽ, vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.
c-Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm.
->Có vần, có đối – làm cho câu tục ngữ cân đối, dễ thuộc, dễ nhớ. =>Cần giữ gìn phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.
2-Tục ngữ về học tập, tu dưỡng (4-6) a-Câu 4: Học ăn, học nói, học gói, học mở. ->Điệp từ – Vừa nêu cụ thể n điều cần thiết mà con người phải học, vừa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học.
=>Phải học hỏi từ cái nhỏ cho đến cái lớn. b-Câu 5: Không thầy đố mày làm nên. ->Không có thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công. =>Khẳng định vai trò và công ơn của thầy. c-Câu 6: Học thầy không tày học bạn. ->Phải tích cực chủ động học hỏi ở bạn bè. =>Đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học bạn.
3-Tục ngữ về quan hệ ứng xử ( 7 ->9): a-Câu 7: Thương người như thể thương thân.
->Nhấn mạnh đối tượng cần sự đồng cảm, thg yêu. =>Hãy cư xử với nhau bằng lòng nhân ái và đức vị tha. b-Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
=>Khi được hưởng thụ thành quả nào thì ta phải nhớ đến công ơn của người đã gây dựng nên thành quả đó.
c-Câu 9: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
=>Chia rẽ thì yếu, đoàn kết thì mạnh; 1 người không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp sức lại sẽ giải quyết được những khó khăn trở ngại dù là to lớn. *Ghi nhớ: sgk (13 ). *Luyện tập: câu 1. -Đồng nghĩa, gần nghĩa: +Người sống đống vàng. +Người là hoa đất. -Trái nghĩa: +Hợm của, khinh người. +Tham vàng phụ ngãi (nghĩa). |
4-Củng cố-Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa với câu tục ngữ trên ?
5-Hướng dẫn học bài: -Học thuộc lòng bài tục ngữ, học thuộc ghi nhớ.
-Soạn bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Rút kinh nghiệm