Giáo án bài ước mơ nào cũng quý tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Thứ sáu, ngày   tháng   năm 2021 Tiếng Việt (Tiết 394+395) Chủ đề 33:  CHÚNG MÌNH THẬT ĐẶC BIỆT Bài 3: ước mơ nào cũng quý I/ …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Thứ sáu, ngày   tháng   năm 2021

Tiếng Việt (Tiết 394+395)

Chủ đề 33:  CHÚNG MÌNH THẬT ĐẶC BIỆT

Bài 3: ước mơ nào cũng quý

I/ MỤC TIÊU: Bài học giúp HS hình thành các năng lực và phẩm chất sau:

-Đọc đúng và rõ ràng các từ ngữ khó: Nghĩ suy, siêu nhân, ước mơ, chăm chỉ, điều gì, thật, muốn, ước, nhưng

– HS đọc trơn được khổ thơ, bài thơ với tốc độ đọc từ 40 – 60 tiếng/ phút. Biết ngắt nghỉ hơi.

–  Nghe và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài.

– HS biết nói với bạn về ước mơ của mình

– Viết đúng từ ngữ và phân biệt được từ chứa tiếng có vần uy – ui

– Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ ( tích cực trong học tập) và trách nhiệm ( có sự cố gắng để thực hiện được ước mơ mà bản thân yêu thích)

II/ CHUẨN BỊ:

-Tranh: Cô giáo, siêu nhân, bác nông dân, du hành vũ trụ…. Và các ngành nghề khác

-Bài hát: “Lớn lên em sẽ làm gì?”

-Video clip:  Nhận biết về nghề nghiệp

– Các slide trình chiếu sẵn câu thơ, khổ thơ đánh dấu ngắt dòng; gạch chân các từ ngữ khó.

– Tranh dạy học mở rộng vốn từ: Khám bệnh, lái xitec, ngồi trên boong tàu.

– Tranh cho dạy học luyện nói: Bạn muốn làm nghề gì; Kể cho bạn nghe về một truyện em đã được đọc.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN     HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1

1/Khởi động:

Cho HS nghe bài hát: Lớn lên em sẽ làm gì?

 

-Hỏi:

+Trong bài hát có những ngành nghề gì?

 

+Em hãy đoán xem những ngành nghề này làm gì?

Dẫn: Làm nghề gì cũng đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội, chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ: “ước mơ nào cũng quý”

– Ghi tựa bài lên bảng: “ước mơ nào cũng quý”

2/Luyện đọc thành tiếng:

-Mục tiêu: Đọc đúng và rõ các từ, các câu trong bài thơ; Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng/ 1 phút; Biết ngắt hơi ở chỗ kết thúc dòng thơ

-Cách tiến hành:

a.Cho HS đọc thầm

– Kiểm soát lớp

b. Đọc mẫu lần 1

-Nhắc HS chỗ ngắt nhịp, ngắt dòng

c. HS đọc tiếng, từ ngữ

* Cho HS tìm và nêu các từ khó đọc

– Ghi bảng

-HS đọc các từ, ngữ không theo thứ tự, từ nào HS không đọc được thì yêu cầu HS đánh vần hoặc đọc trơn,

*Giải thích từ ngữ khó:  nghĩ suy, siêu nhân,  chăm chỉ

-Em hiểu thế nào là chăm chỉ ?  

– Theo em, ngoài từ chăm chỉ em còn có thể thay thế được bằng từ nào?

– Vậy siêng năng cùng nghĩa với từ chăm chỉ

–  Vậy trái ngược với chăm chỉ là gì?

Các từ: suy nghĩ, siêu nhân quy trình tương tự)

d. Tổ chức cho HS đọc từng dòng thơ, khổ thơ.

Đọc khổ thơ

 

e.Tổ chức cho HS đọc cả bài thơ

-Tổ chức cho HS đọc trong nhóm 3 HS

-Tổ chức cho HS thi đọc đúng, 1 lượt 3 nhóm, mỗi nhóm đồng thanh đọc 1 khổ thơ

– GV nhận xét, khen ngợi

TIẾT 2

3/Tìm hiểu bài thơ

3.1 . Mở rộng vốn từ: uy, ui

* Mục tiêu: Mở rộng vốn từ về sự vật

-Cách tiến hành:

3.1.1.Tìm tiếng trong bài có vần: uy

– HS đọc thầm và gạch chân tiếng có chứa vần uy có trong bài.

– HS đọc và phân tích tiếng:  suy, quý

3.1.2. Tìm ngoài bài đọc từ ngữ chứa tiếng có vần ui, uy

-Cách tiến hành:

+ Tổ chức cho HS quan sát tranh và hỏi nhau về nội dung của bức tranh.

+Tổ chức cho HS chơi trò: “Ai nhanh, ai đúng”

Luật chơi: Chia lớp thành 2 đội A và B thi nhau tìm tiếng có chứa vần “ui” – “uy”.

-GV kiểm tra và khen thưởng.

3.2.  Đọc hiểu:

*  Mục tiêu:

+ HS hiểu được nội dung của bài đọc: “ Ước mơ nào cũng quý ”.

-Cách tiến hành:

3.2.1.  Hoạt động: Trả lời câu hỏi

– Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 1: Bài thơ nhắc đến những ước mơ nào?

– Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi 2: Cô giáo khuyên các bạn nhỏ làm điều gì?

Hỏi:

-Theo em, công việc nào thú vị nhất ? Vì sao?

-Để thực hiện được ước mơ em cần phải làm gì?

3.3. Hoạt động luyện nói

*Mục tiêu:

– Bước đầu nhận biết được các nghề, nói được về ước mơ muốn làm nghề gì.                           

 – Kể cho bạn nghe về một truyện em đã được đọc có liên quan đến chủ đề nghề nghiệp tương lai sau này.

-Cách tiến hành:

3.3.1. Tổ chức cho HS xem Video về các ngành nghề.

3.3.2. HS kể về câu truyện mà em đã đọc có liên quan đến chủ đề nghề nghiệp.

-Kể ước mơ của cá nhân

4/Củng cố, dặn dò

-Cách tiến hành:

– Bài học ngày hôm nay đã cho em biết thông tin về  điều  gì?

Kết luận: Có rất nhiều ước mơ và ước mơ nào cũng quý như nhau. Để thực hiện được ước mơ thì các em phải chăm chỉ học hành.

– Nhận xét tiết học

– Dặn dò.             

 

-Nghe và hát theo bài hát: Lớn lên em sẽ làm gi? Kèm theo động tác vận động cơ thể (múa)

Trả lời:

+ Nông dân, bác sĩ, giáo viên, công an, dược sĩ….

+ Giáo viên: Nghề dạy học;

 

Nông dân: Tạo ra các sản phẩm cung cấp thức ăn cho con người.

-Đọc thầm theo cô giáo, để ý chỗ ngắt nhịp, ngắt dòng

– HS tìm và nêu:  Nghĩ suy, siêu nhân, ước mơ, chăm chỉ.

-HS luyện đọc

-HS đọc cá nhân theo cô giáo từng dòng thơ.

-HS đọc trong nhóm 4

+ 4 HS đọc nối tiếp nhau, mỗi bạn 1 câu trong 1 khổ thơ, luân phiên nhau đến hết khổ

-HS đọc trong nhóm 3

+3 HS đọc nối tiếp nhau, mỗi bạn 1 khổ thơ, luân phiên nhau đến hết bài.

Chú ý: Bạn đầu tiên đọc cả tên bài; bạn cuối cùng đọc tên tác giả.

– 4HS/ nhóm đồng thanh đọc 1 khổ thơ, 3 nhóm đọc luân phiên nhau

Tiếng có vần ui  Tiếng có vần uy

– Sui, vui vẻ, chui ….         – Qúy mến, quỳ gối, yêu quý…

– Cá nhân HS đọc khổ thơ 1 và 2, suy nghĩ và trả lời:

Trả lời: Bài thơ nhắc đến các ước mơ: Làm nhà báo, nông dân, cô giáo, siêu nhân…

-Cá nhân học sinh đọc khổ thơ 3:

Trả lời: Cô giáo khuyên “  ước mơ quý như nhau nhưng muốn thực hiện ước mơ các em phải chăm chỉ”

-Nêu ý kiến cá nhân

Leave a Comment