Giáo án bài văn bản cô tô theo phương pháp mới sách kết nối tri thức

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tìm hiểu chi tiết 1. Sự dữ dội của trận bão A. Mục tiêu: liệt kê được những địa danh, nhân vật xuất hiện trong đoạn …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tìm hiểu chi tiết

1. Sự dữ dội của trận bão

A. Mục tiêu: liệt kê được những địa danh, nhân vật xuất hiện trong đoạn trích; thấy được cái nhìn rất độc đáo của tác giả về cơn bão biển.

B. Nội dung: hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

C. Sản phẩm học tập: hs tiếp thu kiến thức và câu trả lời của hs.

D. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– gv yêu cầu hs:

+ em hãy kể tên những địa danh, nhân vật được xuất hiện trong đoạn trích?

+ em hãy tìm những từ ngữ miêu tả sự dữ dội của trận bão. Những từ ngữ nào cho thấy rõ nhất việc tác giả có chủ ý miêu tả trận bão giống như một trận chiến?

– hs tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: hs trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

– hs trả lời câu hỏi;

– gv gọi hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức => ghi lên bảng.

Gv có thể bổ sung thêm: phong cách nghệ thuật của nguyễn tuân, bút pháp tài hoa, miêu tả cảnh thiên nhiên bằng những từ ngữ chiến sự, những từ hán việt tinh anh (liên hệ với vb người lái đò sông đà).       – những địa danh: tô trung, tô bắc, tô nam, thanh luân, đồn khố xanh

Nhân vật: anh hùng châu hòa mãn, chị châu hòa mãn.

– các danh từ: cánh cung, hỏa lực, trống trận;

– cụm tính từ + động từ mạnh: buốt, rát, liên thanh quạt lia lịa, trời đất trắng mù mù, thúc, âm âm rền rền, vỡ tung, rít lên, rú lên, ghê rợn;

– lượng từ: ba ngàn thước, trăm thước

 -> không gian rộng, bao la -> cho thấy sức gió mạnh, đẩy con người ra đi rất xa;

– các từ, cụm từ hán việt: hỏa lực, thủy tộc, quỷ khốc thần linh -> tăng màu sắc kì quái cho cơn bão.

– biện pháp so sánh:

+ mỗi viên cát như viên đạn mũi kim -> bắn vào má;

+ gió như người bắn: chốc chốc gió ngừng trong tích tắc như để thay băng đạn;

+ sóng như vua thủy;

+ gió rú rít như quỷ khốc thần linh => so sánh làm nổi bật sự kì quái, rùng rợn của những trận gió.

– thủ pháp tăng tiến:

Gác đảo nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết. Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung. Tiếng gió càng ghê rợn […] như cái kiểu người ta vẫn thường gọi là quỷ khốc thần linh:

+ từ vây => dồn => bung hết, ép => vỡ tung => thủ pháp tăng tiến miêu tả sức mạnh và hành động của cơn gió, làm cho hình ảnh sống động như thật;

+ “càng”: cấp độ được tăng thêm => từ miêu tả những cửa kính bị vỡ => miêu tả tiếng gió “ghê rợn” => so sánh với hình ảnh kì quái, sử dụng từ hán việt: “quỷ khốc thần linh”.

=> sử dụng các từ ngữ gây ấn tượng mạnh, tập hợp các từ ngữ trong trường nghĩa chiến trận => diễn tả sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão

=> cái nhìn độc đáo của tác giả về trận bão biển. Miêu tả cơn bão như trận chiến dữ dội, để cho thấy sự đe dọa và sức mạnh hủy diệt của cơn bão.

=> phong cách nghệ thuật của nguyễn tuân.

2. Cảnh cô tô sau cơn bão yên ả, tinh khôi

A. Mục tiêu: vẻ đẹp của cô tô sau khi cơn bão đi qua

B. Nội dung: hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

C. Sản phẩm học tập: hs tiếp thu kiến thức và câu trả lời của hs.

D. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– gv đặt câu hỏi yêu cầu hs:

+ biển sau bão hiện lên như thế nào (qua hình ảnh, bầu trời, cây, nước biển, mặt trời,…)?

+ em có nhận xét gì về cảnh cô tô trong và sau bão? Từ đây em có thấy hình ảnh trong kí có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?

+ em hãy chỉ ra câu văn thể hiện sự yêu mến đặc biệt của tác giả đối với cô tô trong đoạn văn từ ngày thứ năm trên đảo cô tô…theo mùa sóng ở đây.

– hs tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: hs trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

– hs trả lời câu hỏi;

– gv gọi hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức => ghi lên bảng.  – cụm tính từ, động từ

– bầu trời – trong trẻo, sáng sủa, trong sáng >< cảnh bão trời – trắng mù mù

– núi đảo, nước biển – xanh mượt, lam biếc đặm đà

– cát – vàng giòn

– cá – trong bão: biệt tăm biệt tích, bão tan: lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi => tài nguyên phong phú

=> khác với cách miêu tả trận bão biển, biển sau bão không còn được miêu tả bằng những từ ngữ tạo cảm giác mạnh, kịch tính mà được miêu tả bằng các hình ảnh giàu màu sắc, gợi không khí yên ả và vẻ đẹp tinh khôi của cô tô.

– cảm xúc của tác giả: cách dùng từ gần gũi với dân chài: động bão, mẻ cá giã đôi, mùa sóng;

=> kể bằng hình ảnh trong kí có tác động lớn đến cảm nhận của người đọc.

3. Cảnh mặt trời mọc trên biển, đảo cô tô

A. Mục tiêu:vẻ đẹp có một không hai của biển đảo cô tô khi mặt trời lên

B. Nội dung: hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

C. Sản phẩm học tập: hs tiếp thu kiến thức và câu trả lời của hs.

D. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– gv đặt câu hỏi: nhà văn nguyễn tuân đã sử dụng những từ ngữ nào để miêu tả cảnh mặt trời mọc trên biển? Em có nhận xét gì về những từ ngữ ấy?

-theo em để nhận ra vẻ đẹp của cô tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở những thời điểm nào và từ những vị trí nào?

– hs tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: hs trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– hs thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

– hs báo cáo kết quả;

– gv gọi hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức => ghi lên bảng.

            – hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ:

+ khi mặt trời chưa nhú lên: chân trời trong, sạch như tấm kính => độ trong, sạch và sáng

+ khi mặt trời bắt đầu nhú lên:

+ mặt trời như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào thăm thẳm => kết hợp từ mới lạ: hồng hào: chỉ màu sắc, thăm thẳm: chỉ độ sâu;

+ bầu trời: mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh => hình ảnh nên thơ, tưởng tượng phong phú, lối viết độc lạ, tài hoa;

=> hình ảnh so sánh độc đáo mới lạ => tài quan sát, tưởng tượng

=> bức tranh cực kỳ rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển;

– dậy từ canh tư, ra tận mũi đảo ngồi rình mặt trời lên => cách đón nhận công phu và trang trọng

=> thể hiện tình yêu của tác giả đối với thiên nhiên.

– để nhận ra vẻ đẹp của cô tô, nhà văn đã quan sát cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người trên đảo ở:

+ cảnh và người đc nhìn từ trên cao: nóc đồn khố xanh, từ đầu mũi đảo (bờ đá đầu sư)

+ nhìn từ nhiều vị trí khác nhau: toàn cảnh (bốn phương tám hướng), cận cảnh (giếng nước ngọt)=> vừa toát lên vẻ đẹp bao la, hùng vĩ, vừa làm bật lên vẻ đẹp đời thường sôi động mà bình dị của cô tô.

+ thời gian dịch chuyển theo sự quan sát của nhà văn: bão lúc chiều, lúc đêm; trước bão, trong bão, sau bão, ngày thứ tư, thứ 5, thứ 6, lúc mặt trời chưa mọc, mặt trời mọc, mặt trời cao bằng con sào,… => cách kể theo trình tự thời gian của kí.

4. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo cô tô

A. Mục tiêu: cuộc sống của người dân trên đảo cô tô và tình yêu của tác giả với thiên nhiên và con người nơi đây

B. Nội dung: hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

C. Sản phẩm học tập: hs tiếp thu kiến thức và câu trả lời của hs.

D. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

– gv đặt câu hỏi:

+ em hình dung khung cảnh cô tô sẽ như thế nào nếu thiếu chi tiết miêu tả giếng nước ngọt và hoạt động của con người quanh giếng?

+ kết thúc bài kí cô tô là suy nghĩ của tác giả về hình ảnh chị châu hòa mãn: “trông chị châu hòa mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”. Cách kết thúc này cho thấy tình cảm của tác giả với biển và những con người bình dị trên đảo như thế nào?

– hs tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: hs trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

– hs thảo luận, thực hiện nhiệm vụ;

– dự kiến sản phẩm:

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

– hs trả lời câu hỏi, báo cáo kết quả;

– gv gọi hs khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– gv nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức => ghi lên bảng.  – cái giếng nước ngọt giữa đảo;

– rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ, cong, ang, gốm, các thuyền chờ mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để ra khơi đánh cá;

– nước ngọt chỉ để uống, vo gạo thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt  nước ngọt rất quý

=> nguồn nước ngọt sinh hoạt chính của người dân cô tô;

=> chi tiết không thể thiếu khi miêu tả cô tô

– hình ảnh chị châu hòa mãn địu con: hình ảnh so sánh nhiều tầng bậc với các cặp so sánh:

+ biển cả – người mẹ hiền

+ biển cho tôm cá – mẹ mớm thức ăn cho con

+ người dân trên đảo – lũ con lành của biển

=> kết thúc bằng tình yêu của tác giả với biển đảo quê hương và sự tôn vinh những người lao động trên đảo

B1: chuyển giao nhiệm vụ (gv)

– chia nhóm lớp theo bàn

– phát phiếu học tập

– giao nhiệm vụ nhóm:

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

? Nội dung chính của văn bản “cô tô”?

B2: thực hiện nhiệm vụ

Hs:

–           suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.

–           làm việc nhóm 5’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất để hoàn thành phiếu học tập).

Gv hướng theo dõi, quan sát hs thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu hs gặp khó khăn).

B3: báo cáo, thảo luận

Hs:

– đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, hs nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.

Gv:

– yêu cầu hs nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.

B4: kết luận, nhận định (gv)

– nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.  Iii. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế chính xác, giàu hình ảnh, cảm xúc.

2. Nội dung

– cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo cô tô hiện lên thật trong sang và tươi đẹp.

– bài văn cho ta thấy được tình cảm của tác giả, những hiểu biết về một vùng đất của tổ quốc – quần đảo cô tô.

3. Hđ3. Luyện tập

A. Mục tiêu: củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập.

B. Nội dung: sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

C. Sản phẩm học tập: bài viết của hs.

D. Tổ chức thực hiện:

– gv yêu cầu hs:trong cô tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cảnh miêu tả mặt trời lúc bình minh của tác phẩm khác mà em biết).

– hs: hình dung hình ảnh mặt trời lúc mới mọc, từ đó thấy được mối liên hệ giữa sự vật so sánh và sự vật được so sánh.

+ hs lí giải tại sao tác giả lại so sánh như vậy.

– gv nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Điều chỉnh, bổ sung: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Hđ4. Vận dụng

A. Mục tiêu: hs sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế cuộc sống

B. Nội dung: vẽ tranh, làm thơ, sưu tầm các bài văn viết về cảnh bình minh trên biển.

C. Sản phẩm học tập: kết quả của hs.

D. Tổ chức thực hiện:

– gv giao nhiệm vụ:

Lựa chọn và hoàn thành một trong các nhiệm vụ sau:

+ em hãy tưởng tượng và vẽ tranh về cảnh mặt trời mọc trên biển?

+ sưu tầm các bài văn, thơ viết về cảnh bình minh trên biển.

+ sáng tác bài thơ ngắn về bình minh trên biển.

– hs thực hiện nhiệm vụ ở nhà, nộp sản phẩm vào giờ học sau.

Leave a Comment