Giáo án bài Vấn đề phát khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 19 Vấn đề phát khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  – Trình bày được vị trí địa lí, phạm …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

19 Vấn đề phát khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 – Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và tên các tỉnh của vùng.

 – Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về cây công nghiệp lâu năm.

 – Trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm.

 – Tích hợp môi trường.

 – Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

2. Năng lực:

 – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 – Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 – Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 – Câu hỏi: Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn về vị trí địa lí, lãnh thổ của Duyên hải Nam Trung Bộ.

 * Đáp án:

 – Phạm vi lãnh thổ:

 + Gồm 8 tỉnh, thành phố

 + DT: 44, 4 nghìn km2 (13, 4% cả nước)

 + Dân số: 8, 9 triệu người (10, 5% cả nước)

 + Có 2 quần đảo xa bờ.

 – Vị trí địa lí:

 + Vị trí:

 > Bắc: giáp BTB.

 > Tây: giáp Lào và Tây Nguyên.

 > Đông : giáp biển.

 > Nam : giáp ĐNB.

 + Đánh giá :

 + Thuận lợi: Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực. Phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng

 + Khó khăn: Khu vực thường xảy ra thiên tai.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS nhận biết được những nét chính về vùng Tây Nguyên.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS chơi trò chơi lật mảnh ghép, mảnh ghép lớn là tranh về Tây Nguyên. HS trả lời câu hỏi: Đây là vùng nào? Em biết gì về vùng kinh tế này?

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng

a) Mục đích: HS biết được vị trí và lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Khái quát chung

 – Diện tích: 54, 7 nghìn km2.

 – Gồm 5 tỉnh (kể tên).

 – Tiếp giáp: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

⇒ Thuận lợi: Giao lưu liên hệ với các vùng có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, Atlat, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Hãy xác định trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên?

 + Câu hỏi 2: Kể tên các tỉnh trong vùng?

 + Câu hỏi 3: Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về phát triển cây công nghiệp lâu năm

a) Mục đích: HS hiểu được điều kiện, thực trạng phát triển cây công nghiệp lâu năm và biện pháp tiếp tục phát triển cây công nghiệp lâu năm của vùng.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm

a. Điều kiện

 – Thuận lợi:

Khí hậu có tính chất cận xích đạo nóng ẩm quanh năm. Mùa khô kéo dài thuận lợi để thu hoạch, phơi sấy và bảo quản sản phẩm.

Có các cao nguyên xếp tầng đất đỏ ba dan.

Thu hút được nhiều lao động, cơ sở chế biến được cải thiện.

 – Khó khăn: Mùa khô kéo dài, thiếu nước tưới, thị trường chưa thật sự ổn định.

b. Hiện trạng phát triển:

 – Cà phê: chiếm 4/5 diện tích cả nước. Trồng nhiều ở Đắk Lắk, Gia Lai.

 – Chè: diện tích trồng lớn nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng.

 – Cao su: Đứng thứ 2 sau ĐNB.

Góp phần nâng cao đời sống người dân tạo ra tập quán sản xuất mới, giải quyết vấn đề lao động việc làm.

c. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội trong phát triển cây công nghiệp lâu năm.

 – Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh trong CN mở rộng diện tích cây CN đi đôi với việc bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.

 – Đa dạng hóa trong CN, hạn chế rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm, sử dụng hợp lí tài nguyên.

 – Đẩy mạnh khâu chế biến, xuất khẩu.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu những điều kiện thuận lợi của Tây Nguyên để phát triển cây công nghiệp lâu năm?

 + Nhóm 2, 4: Hoàn thành bảng:

Cây công nghiệp

% diện tích so với cả nước

% sản lượng so với cả nước

Phân bố

– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn do điều kiện chủ yếu nào sau đây?

A. Có nguồn nước dồi dào.         

B. Đất badan tập trung thành vùng lớn.

C. Khí hậu phân hóa theo độ cao.             

D. Khí hậu cận xích đạo với 2 rõ rệt.

Câu 2: Cây chè được trồng chủ yếu ở tỉnh nào sau đây của Tây Nguyên?

A. Kon Tum.                       B. Gia Lai.            

C. Đắk lắk.                           D. Lâm Đồng.

Câu 3: Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là

A. thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao.           

B. giống cây trồng cho năng suất chưa cao.

C. thị trường xuất khẩu có nhiều biến động.       

D. công nghiệp chế biến còn chậm phát triển.

Câu 4: Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa xã hội chủ yếu nào sau đây?

A. Giải quyết việc, tạo ra tập quán sản xuất mới.               

B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.

C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.             

D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.

Câu 5: Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?

A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinh dưỡng.

B. Đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt.

C. Đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.

D. Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục đích:

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

 * Trả lời câu hỏi:

 – Đối với tự nhiên :

 + Góp phần sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên.

 + Góp phần giữ vững cân bằng sinh thái, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai.

 – Đối với kinh tế – xã hội :

 + Giải quyết việc làm, tăn thu nhập cho người lao động, hạn chế du canh du cư.

 + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

 + Cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 – Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 – Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 – Chuẩn bị nội dung bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên.

 + Khai thác và chế biến lâm sản.

 + Khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi.

Leave a Comment