Giáo án bài Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải nam trung bộ theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 48 Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải nam trung bộ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Trình bày được vấn đề …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

48 Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải nam trung bộ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển và tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng:

 – Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển:

 + Nghề cá: tiềm năng và thực trạng.

 + Du lịch biển: tiềm năng và thực trạng.

 + Dịch vụ hàng hải: tiềm năng và thực trạng.

 + Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối: tiềm năng và thực trạng.

 – Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng : tình hình phát triển, tầm quan trọng của việc phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

 – Tích hợp môi trường.

 – Giáo dục biển đảo.

 – Tích hợp di sản.

2. Năng lực:

 – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 – Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 – Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy             Lớp        Sĩ số       Ghi chú

                               

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 – Câu hỏi: Tại sao Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT?

 * Đáp án: Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT

 – Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm và các trung tâm công nghiệp chuyên môn hóa:

 + Là vùng có nhiều nguyên liệu cho sự phát triển công nghiệp: khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm – ngư nghiệp

 + Trong vùng đã hình thành một số vùng công nhiệp trọng điểm: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, luyện kim, chế biến nông – lâm – thủy sản và có thể lọc hóa dầu.

 + Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở dải ven biển, phía đông bao gồm Thanh Hóa, Vinh, Huế

 – Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là GTVT

 + Xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển KT – XH của vùng.

 + Các tuyến GT quan trọng của vùng: quốc lộ 7, 8, 9, 1A, đường Hồ Chí Minh.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS nhận biết được những đặc điểm chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS chơi trò chơi lật mảnh ghép, mảnh ghép lớn là tranh về DHNTB. HS trả lời câu hỏi: Đây là vùng nào? Em biết gì về vùng kinh tế này?

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng

a) Mục đích:

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Khái quát chung:

a. Phạm vi lãnh thổ:

 – Gồm 8 tỉnh, thành phố (kể tên)

 – DT: 44, 4 nghìn km2 (13, 4% cả nước)

 – Có 2 quần đảo xa bờ.

b. Vị trí địa lí:

 – Vị trí:

 + Bắc: giáp BTB

 + Tây: giáp Lào và Tây Nguyên

 + Đông: giáp biển

 + Nam: giáp ĐNB

 – Đánh giá :

 + Thuận lợi: Giao lưu kinh tế trong và ngoài khu vực; Phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng

 + Khó khăn: Khu vực thường xảy ra thiên tai

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, Atlat, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Hãy xác định trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

 + Câu hỏi 2: Vị trí Địa lí có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về phát triển tổng hợp kinh tế biển

a) Mục đích: HS trình bày được vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

a. Nghề cá

 – Nằm trong vùng có nhiều bãi tôm, cá; có nhiều ngư trường lớn: Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa.

 – Tỉnh nào cũng có bãi tôm, bãi cá.

 – Sản lượng thủy sản tăng nhanh.

 – Công công nghiệp chế biến đang phát triển, ngày càng đa dạng và phong phú hơn.

b. Du lịch biển

 – Có các bãi biển nổi tiếng: Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, …

 – Du lịch biển phát triển mạnh, hình thành được nhiều trung tâm du lịch lớn…

c. Dịch vụ hàng hải

Nơi có nhiều điều kiện phát triển các cảng nước sâu nhất nước ta (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang)

d. Khai thác khoáng sản ở thềm lục địa và sản xuất muối

 – Khai thác dầu khí ở phía Đông đảo Phú Quý (Bình Thuận).

 – Sản xuất muối: Cà Ná, Sa Huỳnh.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 4: Tìm hiểu về nghề cá (bảng số liệu)

 + Nhóm 2, 5: Tìm hiểu về du lịch biển.

 + Nhóm 3, 7: Tìm hiểu về dịch vụ hàng hải.

 + Nhóm 4, 8: Tìm hiểu về khai thác KS và sản xuất muối.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 07 phút.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

a) Mục đích: HS trình bày được tầm quan trọng của vấn đề phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng

a. Phát triển công nghiệp

 – Các trung tâm CN trong vùng:

 + Quy mô: Nhỏ và trung bình

 + Phân bố: Dọc ven biển, đồng thời là các đô thị lớn trong vùng

 + Cơ cấu ngành: Cơ khí, chế biến N – L – TS, sản xuất hàng tiêu dùng…

b. Phát triển cơ sở năng lượng

 – Đường dây 500KV

 – Xây dựng các NM thủy điện quy mô trung bình và tương đối lớn: Sông Hinh, Vĩnh Sơn, Hàm Thuận – Đa Mi, A Vương.

 – Vùng KT trọng điểm: Đà Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định.

c. Phát triển giao thông vận tải

 – Quốc lộ 1.

 – Đường sắt Bắc – Nam.

 – Các tuyến Đông – Tây.

 – Các hải cảng, sân bay.

 * Phát triển kinh tế biển phải hết sức chú ý tới vấn đề bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản.

 * Việc phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và hải đảo.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Dựa vào Atlat hoặc bản đồ hình 49, xác định, kể tên các trung tâm CN trong vùng? (về phân bố, quy mô, cơ cấu ngành)?

 + Câu hỏi 2: Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, vấn đề năng lượng của vùng cần phải giải quyết như thế nào?

 + Câu hỏi 3: Xác định và kể tên các nhà máy thủy điện đã có và đang xây dựng của vùng?

 + Câu hỏi 4: Xác định và nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

 + Câu hỏi 5: Dựa vào hình 49 xác định các tuyến đường bộ, đường sắt chủ yếu, các cảng và sân bay của vùng?

 + Câu hỏi 6: Nêu vai trò của GTVT đối với sự phát triển kinh tế của vùng?

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 10 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng nổi bật nhất trong phát triển hoạt động kinh tế nào sau đây?

A. Kinh tế biển.                                 B. Sản xuất lương thực.                

C. Thủy điện.                      D. Khai thác khoáng sản.

Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu để Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn Bắc Trung Bộ trong khai thác hải sản là

A. có các ngư trường rộng lớn.   B. tất cả các tỉnh đều giáp biển.

C. có nhiều vũng, vịnh, đầm phá.              D. có các điều kiện hải văn thuận lợi.

Câu 3: Điều kiện nào sau đây thuận lợi nhất để Duyên hải Nam Trung Bộ xây dựng cảng nước sâu?

A. Bờ biển dài, nhiều đầm phá. B. Các tỉnh/thành phố đều giáp biển.

C. Có nhiều vịnh biển sâu, kín gió.             D. Ít chịu ảnh hưởng của bão.

Câu 4: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ là

A. địa hình phân hoá sâu sắc.     

B. ảnh hưởng của gió phơn và bão.

C. thiếu nước, nhất là vào mùa khô.       

D. nạn cát bay lấn sâu vào ruộng đồng.

Câu 5: Vấn đề cần quan tâm nhất trong phát triển công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung bộ là

A. giải quyết tốt vấn đề năng lượng.       

B. giải quyết vấn đề ô nhiễm nguồn nước.

C. nâng cao chất lượng nguồn lao động.                

D. xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để đọc bản đồ, phân tích các nguồn tài nguyên, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp của vùng DHNTB.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Dựa vào hình 36 (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp trong vùng DHNTB?

 * Trả lời câu hỏi:

 – Nguồn lực phát triển công nghiệp:

 + Vị trí địa lí (tài nguyên vị thế):

 > Vị trí trung gian, nằm trên các trục giao thông quan trọng như quốc lộ 1, đường sắt Bắc – Nam và các quốc lộ Đông – Tây nối với Tây Nguyên và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và quốc gia láng giềng, cầu nối quan trọng nối liền hai vùng kinh tế Bắc – Nam.

 > Tiếp giáp Đông Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.

 > Vùng tiếp giáp với biển Đông rộng lớn, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.

 + Nguồn lực tự nhiên:

 > Khoáng sản: có một số loại có giá trị như vật liệu xây dựng (cát thủy tinh, titan), dầu khí (ở thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).

 > Ngoài ra còn có vàng ở Bồng Miêu (Quàng Nam), Vĩnh Thạnh (Bình Định), đá axít (Quy Nhơn, Phan Rang), sắt (Quảng Ngãi); titan ở Bình Định, Khánh Hòa; mica ở Đà Nẵng; môlipđen ở Ninh Thuận; Asen: Bình Thuận; Uranium: Quảng Nam; graphit: Quảng Ngãi, Bình Định.

 Các loại khoáng sản trên có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển các ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, vật liệu xây dựng….

 > Sông ngòi: có tiềm năng thủy điện (sông Ba) vừa là nguồn cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp.

 > Rừng: có nhiều loại gỗ quý, cung cấp nguyên liệu cho chế biến gỗ và lâm sản.

 > Tài nguyên biển: Biển có nhiều tôm, cá và các hải sản khác. Các tỉnh đều có bãi tôm, bãi cá, nhưng lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy hải sản.

 > Tài nguyên đất, khí hậu, địa hình tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

 + Kinh tế – xã hội:

 > Dân cư tập trung ở các đô thị, là nguồn lao động lớn cho các ngành công nghiệp và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

 > Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ công nghiệp.

 > Chính sách phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư…

 – Hiện trạng phát triển và phân bố công nghiệp:

 + Công nghiệp (xây dựng) chiếm tỉ trọng tương đối khá trong cơ cấu GDP (36, 6%).

 + Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh trong vùng so với cả nước còn thấp.

 + Cơ cấu ngành được hình thành theo thế mạnh của vùng, bao gồm:

 > Công nghiệp khai thác khoáng sản: vàng, titan, cát thủy tinh.

 > Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở Quy Nhơn, Nha Trang, Tam Kì.

 > Công nghiệp cơ khí (lắp ráp, sửa chữa các phương tiện vận tải) phân bố ở nhiều nơi: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

 > Công nghiệp đóng tàu: Đà Nẵng.

 > Công nghiệp hóa chất: Đà Nẵng, Nha Trang.

 > Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

 + Đã hình thành một chuỗi các trung tâm công nghiệp ven biển: lớn nhất là Đà Nẵng, tiếp đến là Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 – Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 – Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

 – Chuẩn bị nội dung bài 37. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên:

 + Khái quát chung.

 + Phát triển cây công nghiệp lâu năm.

Leave a Comment