Giáo án bài Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp thi giáo viên giỏi theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 6 Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:  – Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

6 Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 – Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản và một số phương hướng phát triển ngành thủy sản của nước ta.

 + Những thuận lợi và khó khăn trong khai thác và nuôi trồng thủy sản:

 + Tình hình phát triển và phân bố:

 – Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình phát triển và phân bó ngành lâm nghiệp, một số vấn đề lớn trong phát triển lâm nghiệp

 + Vai trò của ngành lâm nghiệp về kinh tế và sinh thái

 + Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp (trồng rừng, khai thác chế biến gỗ và lâm sản). Chú ý vấn đề suy thoái rừng và bảo vệ tài nguyên rừng.

 – Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

2. Năng lực:

 – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 – Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 – Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS nhớ lại những thế mạnh về ngành thủy sản và lâm sản nước ta đã được học ở bậc THCS và Chủ đề Sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh một số hoạt động khai thác, chế biến thủy sản và lâm sản nước ta. Yêu cầu HS xác định những vùng nào của nước ta có điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động sản xuất được nêu trong các hình ảnh?

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngành thủy sản

a) Mục đích: HS phân tích được các điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với phát triển ngành thủy sản; Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thủy sản.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

1. Ngành thủy sản

a. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản

 – Thuận lợi:

 + Có điều kiện tự nhiên thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (nguồn thủy sản phong phú, có 4 ngư trường trọng điểm)

 + Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất thủy sản, cơ sở vật chất kĩ thuật được trang bị ngày càng tốt hơn.

 + Thị trường được mở rộng trong nước và xuất khẩu.

 + Nhiều chính sách quan tâm đến thủy sản.

 – Khó khăn:

 + Bão, gió mùa Đông Bắc.

 + Phương tiện đánh bắt chậm đổi mới, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.

b. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

 – Tình hình chung:

 + Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt 3, 4 triệu tấn.

 + Bình quân đầu người hiện đạt 42kg/năm.

 + Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất và giá trị sản lượng.

 – Khai thác thủy sản:

 + Sản lượng khai thác liên tục tăng.

 + Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ.

 – Nuôi trồng thủy sản:

 + Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:

 + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều.

 + Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường.

 + Ý nghĩa:

 > Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu.

 > Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản.

 > Hoạt động nuôi trồng thủy sản:

 > Tôm: ĐB. SCL, DH NTB, ĐNB.

 + Cá nước ngọt: ĐB. SCL và ĐBSH.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

 + Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản ở nước ta

 + Nhóm 2, 4: Tìm hiểu về tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngành lâm nghiệp

a) Mục đích: HS biết được vai trò của ngành lâm nghiệp và các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp nước ta; Phân tích bản đồ nông – lâm – thủy – sản.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

2. Ngành lâm nghiệp

a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái

 – Kinh tế:

 + Tạo nguồn sống cho đồng bào dân tộc ít người.

 + Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi

 + Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.

 + Bảo vệ an toàn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.

 – Sinh thái:

 + Chống xói mòn đất.

 + Bảo vệ các loài động vật, thực vật quí hiếm.

 + Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.

 + Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.

b) Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

 – Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm: lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng) và khai thác, chế biến gỗ, lâm sản.

 + Trồng rừng: Cả nước có khoảng 2 triệu ha rừng trồng tập trung, trong đó chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ, thông nhựa…, rừng phòng hộ. Hàng năm, cả nước trồng trên dưới 200 nghìn ha rừng tập trung.

 + Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:

 + Mỗi năm, khai thác khoảng 2, 5 triệu m3 gỗ, khoảng 120 triệu cây tre luồng và gần 100 triệu cây nứa.

 + Các sản phẩm gỗ quan trọng nhất là: gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng và gỗ dán. Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ và vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.

 + Công nghiệp bột giấy và giấy được phát triển. Lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (tỉnh Phú Thọ), Liên hiệp giấy Tân Mai (Đồng Nai).

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Ý nghĩa về mặt KT và sinh thái đối với phát triển lâm nghiệp?

 + Câu hỏi 2: Dựa vào chủ đề Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên, chứng minh rừng nước ta bị suy thoái nhiều và đã được phục hồi một phần?

 + Câu hỏi 3: Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng nước ta?

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Vùng nào sau đây có nghề nuôi tôm phát triển nhất nước ta?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.       B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.     D. Bắc Trung Bộ.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta?

A. Khai thác thủy sản nội địa chiếm tỉ trọng nhỏ.               

B. Sản lượng khai thác luôn cao hơn nuôi trồng.

C. Sản lượng khai thác cá biển chiếm tỉ trọng lớn.             

D. Khai thác xa bờ đang được đẩy mạnh.

Câu 3: Nuôi trồng thủy sản nước lợ của nước ta phát triển thuận lợi ở những nơi nào sau đây?

A. Hồ thủy lợi, ruộng lúa ở các đồng bằng.           

B. Sông ngòi, hồ, vũng trũng ở đồng bằng.

C. Bãi triều, đầm, phá, dải rừng ngập mặn.           

D. Vũng, vịnh và vùng biển ven các đảo.

Câu 4: Ngành lâm nghiệp nước ta có vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ chủ yếu vì

A. độ che phủ rừng của nước ta tương đối lớn và tăng rất nhanh.

B. rừng có giá trị lớn về kinh tế và môi trường.

C. nhu cầu về tài nguyên rừng lớn và phổ biến.

D. nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, lại có rừng ngập mặn ở ven biển.

Câu 5: Loại rừng nào sau đây không được xếp vào loại rừng phòng hộ?

A. Rừng đầu nguồn.        B. Vườn quốc gia

C. Rừng chắn sóng ven biển.       D. Rừng chắn cát bay

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để thấy được ý nghĩa sinh thái của rừng và vai trò của lâm nghiệp.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa kinh tế và sinh thái to lớn của rừng và vai trò của lâm nghiệp?

 * Trả lời câu hỏi:

 – Ý nghĩa kinh tế và sinh thái của rừng:

 + Về mặt kinh tế:

 > Cung cấp gỗ cho con người làm vật liệu xây dựng, cần tạo ra nhiên liệu phục vụ đời sống con người.

 > Tạo ra nguồn nguyên liệu (gỗ và các lâm sản khác) thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ, giấy, sợi phát triển; gỗ trụ mộ.

 > Cung cấp nguồn thực phẩm, dược liệu quý từ rừng phục vụ (đời sống con người (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả; nấm hương, mộc nhĩ).

 > Tạo ra cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn phát triển du lịch (xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên).

 + Về mặt sinh thái

 > Bảo vệ các động, thực vật quý hiếm, bảo vệ nguồn gen, bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.

 > Chống xói mòn đất.

 > Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn.

 > Đầm hào cân bằng nước và cân bằng sinh thái lãnh thổ.

 – Vai trò của ngành lâm nghiệp:

 + Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

 + Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 – Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 – Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng..

 – Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu đặc điểm cơ cấu ngành công nghiệp.

Leave a Comment