Giáo án bài Văn học địa phương theo CV 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 30  Văn học địa phương KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN TỈNH NAM ĐỊNH   NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

30  Văn học địa phương

KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN TỈNH NAM ĐỊNH

 

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe –viết

1              Tìm hiểu các nội dung chương trình Ngữ văn của địa phương       Đ1

2              Hiểu được những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của những văn bản văn học dân gian của địa phương.     Đ2

3              Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản văn học dân gian ở địa phương mình.          Đ3

4              Biết cảm nhân, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học đân gian địa phương.

                N1

5                    Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

                V1

NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

6              Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.

                GT-HT

7              Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

                GQVĐ

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM

8                –  Trân trọng những giá trị của văn hóa truyền thống của quê hương mình.

– Sống có lí tưởng, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước.

                TN

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy A0, A4,…

2.Học liệu: SGK, hình ảnh, clip về tác phẩm, phiếu học tập,…

III.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

Hoạt động học

(Thời gian)          Mục tiêu

(STT của YCCĐ)  Nội dung dạy học trọng tâm        PP/KTDH chủ đạo             Phương án đánh giá

HĐ 1: Khởi động

(10phút)              Đ1           Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến chương trình văn học địa phương.              – Nêu và giải quyết vấn đề

– Đàm thoại, gợi mở        Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân;

Do GV đánh giá.

HĐ 2: Khám phá kiến thức (57 phút)

                Đ1,Đ2,Đ3,N1, GT-HT,GQVĐ         Tìm hiểu về các tác phẩm VHDG của quê hương Nam Định.

                Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan;            Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 3: Luyện tập (10 phút)             Đ3, N1, GQVĐ    Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng           Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.

Kỹ thuật: động não

.               Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 4: Vận dụng (10phút)             

N1, V1   Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp qua các văn bản.      Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác                 Đánh giá qua sản phẩm graphics  qua trình bày do GV và HS đánh giá.

Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá

HĐ 5: Mở rộng

(3 phút)                                Tìm tòi, mở rộng kiến thức.         Dạy học hợp tác Thuyết trình;    Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao.

GV và HS đánh giá

IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

HĐ KHỞI ĐỘNG:

a.            Mục tiêu: Kết nối – Đ1

b.            Nội dung HĐ: Xem video về danh lam thắng cảnh của địa phương. Nêu cảm nhận

c.             Sản phẩm: Đền Trần, Phủ Dầy.

d.            Tổ chức thực hiện:

– GV giao nhiệm vụ: Hãy quan sát vi deo và trình bày cảm nhận của mình?

– HS thực hiện nhiệm vụ.

– Báo cáo kết quả.

– GV chuẩn kiến thức.

HĐ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của tỉnh Nam Định

     a.Mục tiêu:  Đ1,Đ2,Đ3,Đ4

a.            Nội dung: HS sưu tầm văn học đan gian của địa phương Nam Định và báo cáo.

b.            Sản phẩm: Phiếu học tập của nhóm 1, 2.

c.             Tổ chức thực hiện:

       – Chuyển giao nhiệm vụ học tâp: Hãy báo cáo sản phẩm của nhóm.

– Thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 1  và nhóm 2 treo kết quả làm việc

–              Báo cáo sản phẩm: MC mời nhóm 1, 2 lên thuyết trình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.

–              Đánh giá, nhận xét : GV nhận xét kết quả làm việc của 2 nhóm

 

–              Nhóm 1  và nhóm 2 treo kết quả làm việc

–              MC mời nhóm 1 lên thuyết trình. Nhóm 2 nhận xét, bổ sung

–              GV nhận xét kết quả làm việc của 2 nhóm

 

1. Những câu phương ngôn có kèm theo địa chỉ cụ thể:

– Nam Chân thất Cổ, Giao Thuỷ lục Hoành.

–  Nam Chân thất Cổ, Hải Hậu cửu An.

– Đông Cồn Quay, cồn Bẹ,

  Tây núi lẹ, Thần Phù.

2. Những câu phương ngôn về đặc sản, sản vật, nghề nghiệp, tính cách con người qua cách nhìn , cách phác hoạ dân gian, của mọt làng quê Nam Định:

– Làng Vân lò rèn,

Làng Sen go khổ.

– Mộc tượng xã Trung,

Tài phùng xã Thượng,

Nề tượng Phương Đê.

– Bình Lãng rút kén, ươm tơ,

Chợ trâu Quỹ Nhất, bánh đa làng Vò.

– Hay đan trại Cối

Múa rối làng Tè

Rè rè Liên Tỉnh.

3. Về học hành, dòng họ:

– Hoành Nha họ Vũ,

Trà Lũ họ Trần.

– Văn quan Phủ,

Phú quan Nghè,

Kinh nghĩa chỉ huy là quan Hoàng giáp.

 – Đậu phụ Thuỷ Nhai, Tú tài Hành Thiện.

4. Về chợ búa, hội hè:

– Bỏ con bỏ cháu, không bỏ hai mươi sáu chơn Ninh.

– Bỏ tổ bỏ tiên không ai bỏ chợ Viềng mồng tám

5. Cảnh sắc quê hương được hoá thân qua lời của một chàng trai Nam Định:

Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có về Nam Định với anh thì về

Nam Định có bến đò Chè

Có tàu Ngô khách, có nghề ươm tơ.

6. Là cảnh trí một vùng (Quần Anh):

Quần Anh có tiếng từ xưa

Biển đình Phong Lạc, bia chùa Phúc Lâm

Khách về khách vẫn hỏi thăm

Nước chè cầu Ngói, tơ tằm chợ Lương.

7. Là phân công trong lễ hội Phủ Giầy:

Ba năm vua mở khoa thi

Đệ Nhất thì hát, Đệ Nhì thì bơi

Đệ Tam thì đánh cờ người

Phương Bông, Đệ Tứ mùng mười tháng ba.

8. Những câu ca vùng Mỹ Lộc:

Cao Đài thì đón cối xay

Dần, sàng, rổ, rá về ngay Vạn Đồn

Làng Vọc bánh đúc, bánh hòn,

Làng Xá bắt ốc đi mò đôi chân

Làng Nguộn làm bút, làm cân

Làng La dệt vải tinh quân mọi nghề…

9. Ca dao vùng Nam Trực, Trực Ninh:

Hương cát mặc áo cổ nâu

Hàng sáo Cát Chử bụi đầu ai kêu

Văn Lãng đội vạt áo dài

Ruộng lương cũng lắm đi hai ba ngày

Nam lạng lắm chiếu, lắm đay

An Quần xe vẹt, xe đay suốt ngày

Lịch Đông thì lắm buôn thay

Xối Đông đóng đất tày tày lắm ghê

Trung Lao đan thúng ngồi lê

Hạ Đồng đan lưới đan te cả ngày

Mấy làng phong tục cũng hay

Xung quang những nước non này từ xưa …

10. Lịch họp chợ vùng Hải Hậu:

Ngày một, ngày bảy chợ Lương,

Hai, sáu Ninh Cường, năm, chín Đông Biên.

Cồn Chàm mươi, bốn là phiên,

Ba, tám chợ Đền, thêm chợ xã Trung.

Hôm Đình buổi sáng họp đông,

Nửa ngày Phe Sáu, bên sông chợ Cầu.

Giáp Phương Để sớm chợ Dâu,

Lẻ cgợ Cồn Cốc, chẵn âu Đông Cường.

Nhắn ai là khách thông thương,

Quần Anh lắm chợ ta buôn nhiều hàng.

 11. Chợ Chùa (Nam Giang – nam Trực):

      Xanh mắt là chị hàng na

Mặn mà hàng muối, ngọt hoa hàng đường…

12. Về hút thuốc lào:

     Tiền thì trong túi rỗng không,

Muốn ăn thuốc Ngữ ba đồng một hoa

  Điếu này mua ở tỉnh Đông

Em nay là gái má hồng tỉnh Nam

     Đồn vui em mới đi làm

May sao lại gặp được chàng ở đây

     Mời chàng xơi điếu thuốc này

Ăn rồi tỉnh tỉnh say say mặc lòng

     Hai tay bưng điếu chín rồng

Mời chàng xơi thuốc về phòng kẻo khuya

13. "Lịch" làm việc trong năm của phụ nữ Ý Yên:

Tháng giêng gà gáy cơm đèn

     Chị em sắm sửa đồng tiền rong chơi

Tháng hai về đồng Yên Hoà

     Tháng ba kiếm củi gánh ra chợ Dần

Tháng tư cắt lúa tám xuân

     Tháng năm cắt rạ ngày ăn quan tiền

Tháng sáu lúa rải thấp tho

     Kiếm dăm ba thúng ăn cho nở nồi

Tháng bảy xới lúa rong chơi

     Tháng tám cắt lá bán nơi chợ Già

Tháng chín Phủ Khoái, Thanh Hà

     Nghe đồn có lúa em ra kiếm tiền

Từ rày đã sang thánh mười

     Đi đập lang sớm trồng chơi vài sào

Tháng một mạ đã xanh sao

     Trong bụng náo nức trở vào cấy chiêm

Tháng chạp cá mánh kiếm tiền …

14. Màu sắc và trang phục

      Hương Cát mặc áo bồ nâu

Văn Lãng phong phanh áo dài

                  *

              *      *

     Chợ Phúc ba dãy hàng nâu

Sao cô mặc trắng cho sầu lòng anh.

                 *

              *    *

Trình Xuyên, Cốc Gạo, Dương Lai

Áo nái mặc ngoài, áo vải mặc trong

Khoe ra vẻ thuý, sắc hồng

Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thuyết, sự tích của Nam Định

–              Nhóm 3  và nhóm 4 treo kết quả làm việc:

+ Kể tên những truyền thuyết, sự tích về các nhân vật, địa danh, dòng họ của Nam Định mà em biết.

+ Chọn một truyền thuyết hoặc sự tích để kể cho lớp nghe.

–              MC mời nhóm 3 lên thuyết trình. Nhóm 4 nhận xét, bổ sung

–              GV nhận xét kết quả làm việc của 2 nhóm

 

1.            Truyền thuyết:

Truyền thuyết về Đức thánh Minh Không;Kiến quốc phu nhân Lương Minh Nguyệt; về Mẫu Liễu Hạnh; về Cường Bạo Đại Vương; về bà chúa Phùng Ngọc Đài; thần Tam Bành;…

2.            Sự tích

–              Sự tích dòng họ Ngô Bách Tính (Nam Trực)

–              Sự tích dòng họ Ngô ở làng Thi (Xuân Thi – Xuân Trường)

–              Sự tích dòng họ Vũ (Hoành Nha – Giao Thủy)

–              Chuyện khai hoang lập làng của dòng họ Phạm ở Nghĩa Hưng

 

*Chọn kể: Truyền thuyết về mẫu Liễu Hạnh

Ngày xưa, ở trên thiên đình có cô con gái Ngọc Hoàng tên là Liễu Hạnh. Tính tình cô phóng túng ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà trời. Ngọc Hoàng hết lòng dạy dỗ nhưng vô ích, cô chứng nào vẫn giữ tật ấy. Giận vì trong nhà có con gái hư không thể làm vì cho thiên hạ, Ngọc Hoàng quyết trị tội để cho con tu tỉnh. Nhân một lần Liễu Hạnh phạm lỗi, Ngọc Hoàng bèn đày nàng xuống trần trong ba năm. Sau khi xuống trần, Liễu Hạnh hóa thân thành một cô gái đẹp, dựng một cái quán ở chân núi đèo Ngang. Đây là nơi rừng núi vắng vẻ nhưng cũng là nơi con đường thiên lý từ Bắc vào Nam vắt qua, nên hàng ngày không bao giờ ngớt bộ hành đi lại. Từ xưa đến nay, vì sợ giặc cướp và thú dữ, không ai dám đến đó mở quán bán hàng. Vì vậy ngôi hàng độc nhất của Liễu Hạnh ngày nào cũng đông khách. Bất kỳ ai lên đèo xuống đèo, đã đi qua quán không thể không ghé lại nghỉ chân, huống gì trong quán lại có cô gái tuyệt sắc.

Từ khi bị đày, Liễu Hạnh vẫn chưa bỏ được nết cũ, khinh mạn và trêu chọc mọi người. Cho nên, hễ ai vào quán ăn bánh uống nước rồi tiếp tục ra đi thì không sao. Nhưng hễ thấy chủ quán xinh đẹp mà giở thói cợt nhả, hoặc có ý cậy sức, cậy thế, cậy thần làm điều bất chính thì nàng quyết trị tội không tha: lúc trở về nếu không lăn ra chết cũng trở thành điên rồ ngây dại.

Hồi ấy là thời vua Lê Thái Tổ trị vì thiên hạ. Tiếng đồn về một cô gái đẹp một mình mở quán ở đèo Ngang không mấy chốc lan truyền rất rộng. Khắp nơi bàn tán xôn xao. Người thì nói chủ quán là một cô gái võ nghệ hơn đời, mình nàng địch nổi trăm người một lúc. Kẻ thì cho cô là một ả giang hồ thành thạo, không những giỏi quyến rũ trai tơ mà còn làm nhiều nghề không lương thiện khác. Cũng có người cho cô là một nàng tiên xuống thử người phàm trần. Mỗi người nói một phách không biết thế nào mà tin. Nhưng tiếng đồn xa gần về cô chủ quán đèo Ngang cũng thu hút vô số chàng trai vô công rồi nghề từ làng quê đến kẻ chợ. Hoàng tử con vua Lê bấy giờ đang trẻ người non dạ, nghe tin ấy bụng cũng say mê. Hoàng tử muốn sai ngay quân lính đi bắt người con gái kia về, nhưng vốn biết tính vua cha rất nghiêm khắc, làm náo động cả một phương là chuyện không bao giờ nhà vua cho phép. Vả lại nghe nói người con gái ấy đã giỏi võ nghệ lại có nhiều phép thuật nên cũng ngần ngại.

Sau cùng không ngăn nổi lòng ao ước và trí tò mò, một hôm, hoàng tử giấu vua cha và hoàng hậu, sắm sửa cáng xá hành lý, đóng vai một nhà quý tộc trẻ tuổi dẫn đoàn thị vệ cải trang ra đi. Sau hơn mười ngày đường, hoàng tử vượt qua sông Lam, rồi núi Nam-giới, và sắp bước chân lên đèo cao nhất.

Từ trên đèo Ngang, Liễu Hạnh đã biết có hoàng tử đến tìm mình, lại cũng biết đó là một chàng trai tầm thường, không có bản lĩnh gì, nhưng lại kiêu căng, dật lạc. Để ngăn cản, nàng hóa phép thành một cây đào tiên mọc ở vệ đường, chỗ hoàng tử đang nghỉ chân; trên cây có một quả chín mọng rất đẹp mắt. Hoàng tử vừa chợt thấy quả đào đã thèm rỏ giãi, bèn không đợi sai lính hầu, vội trèo lên ngắt xuống toan ăn. Quả đào đang thơm ngát và ngon lành, bỗng đâu khi sắp bỏ vào miệng thì trở nên mềm nhũn trên tay hoàng tử, rồi thu nhỏ, cuối cùng mất biến không còn tý gì nữa. "Quả đào này có ma?". Bọn thị vệ kinh hãi la lên và khuyên hoàng tử hãy nên cẩn thận. Hoàng tử cũng cảm thấy rờn rợn. Nhưng vì vẫn không thể hiểu được ý nghĩa răn đe kín đáo của Liễu Hạnh, nên một chốc sau chàng lại giục phu cáng tiếp tục đi nhanh đến chân đèo.

Khi giáp mặt Liễu Hạnh quả nhiên cả thầy lẫn tớ ai nấy đều thảng thốt sững sờ. Chưa bao giờ hoàng tử lại mê mẩn đến như thế. Người con gái này có nhan sắc kiều diễm đúng như lời đồn, trong cung đình vua cha dễ không có người nào sánh kịp. Hoàng tử bèn kín đáo hạ lệnh cho cả đoàn dừng chân ở quán, lân la hết ăn đến uống kéo dài đến tận chiều, rồi khi mặt trời gần lặn, bảo với chủ nhân:

– Đường xa trời tối. Chúng ta muốn nghỉ lại ở đây một đêm. Chẳng hay nữ chủ nhân có bằng lòng không?

Liễu Hạnh đã thừa rõ tâm tư của hoàng tử, bèn khước từ:

– Thưa công tử, ở đây hàng quán chật chội, vả lại chỉ có mấy chị em là đàn bà con gái, công tử và các vị ở lại sợ không tiện. Cách đây nửa dặm về phía Đông có làng xóm. Các vị đến đó trú sẽ có sẵn nhà cửa và dân phu phục dịch.

– Chúng ta chỉ cần nghỉ ở đây thôi! Nữ chủ nhân đừng lo. Chỉ cần một chỗ trong quán để căng màn là đủ. Ngoài ra xin hứa là không làm gì phiền đến nữ chủ nhân cả.

– Nếu thế thì công tử cứ tùy tiện.

Tối lại, mọi người ăn cơm xong sửa soạn đi ngủ. Những phu cáng và lính hầu trải chiếu nằm la liệt giữa sân. Riêng hoàng tử đã có hai thị vệ căng màn trướng ở trong quán. Trời mùa hè mát mẻ, trăng gió hữu tình. Dưới ánh đèn dầu, hoàng tử dựa cột trò chuyện với nữ chủ quán không rời. Liễu Hạnh vẫn chịu khó ngồi nán lại tiếp. Mỗi lời nói của nàng đều đẹp lòng khách làm cho hoàng tử càng thêm mê hồn. Chàng quên mất lời hứa, đánh rơi cả vẻ đạo mạo lúc mới tới và bắt đầu tả lơi. Liễu Hạnh cự tuyệt và chạy vào buồng. Trong cơn si mê, hoàng tử không cần gì thể diện nữa, bèn chạy theo vào. Có ngờ đâu chỉ trong nháy mắt, Liễu Hạnh đã biến hình, phi thân lên núi bắt một con khỉ cái về cho hóa thành một cô gái đẹp để đánh lừa hoàng tử. Không thấy chủ quán đâu nhưng thấy một cô gái khác trong buồng, hoàng tử liền cầm lấy tay dắt tới trước đèn. Nhìn thấy cô gái này cũng đẹp không kém gì cô chủ, hoàng tử liền giở trò suồng sã. Nhưng bỗng chốc hắn rú lên một cách dễ sợ làm cho bọn lính hầu đều tỉnh dậy. Trong tay hoàng tử không phải là một cô gái nõn nà nữa mà là một con khỉ cái lông lá đầy người. Bọn lính hầu xông lại. Vụt một cái, con khỉ lại biến thành một con rắn hổ mang hoa từ trên người hoàng tử vươn lên kèo nhà, há miệng phun lửa phì phì, rồi biến mất. Khi bọn lính hầu thắp được đèn lên thì hoàng tử đã ngã vật ra quán mê man, mặt cắt không còn giọt máu.

Nửa đêm hôm đó người ta cắt ngựa trạm đưa hoàng tử về kinh. Về đến cung, hoàng tử trở nên mất trí, ai hỏi cũng không trả lời, chỉ cười nói một mình. Hoàng hậu và phi tần hết sức lo sợ. Một mặt, Hoàng hậu cho giấu kín chuyện "vi hành" khinh suất đó, mặt khác cho mời các bậc ngự y và thầy thuốc giỏi khắp kinh thành. Tuy nhiên, các danh sư được đón vào chữa chạy cho hoàng tử đều lắc đầu bó tay. Trong cung càng thêm bối rối hoảng hốt. Sau cùng, có người mách nên vào xứ Thanh xin bùa phép ở tám vị Kim Cang họa may mới khỏi.

Lại kể chuyện một ngàn năm về trước, Phật bà Quan âm một hôm hiện ra ở biển Đông hóa phép thành hai cái túi: một nổi lên ở giữa biển, còn một, ở trên núi Ói làng An-đông xứ Thanh. Sau một thời kỳ lâu dài, hai cái túi nở ra hai đóa hoa, và từ trong mỗi đóa hoa hiện ra bốn vị tướng có phép biến hóa cực kỳ huyền diệu. Theo lệnh của Phật bà, tám vị tướng thân chinh đi tám phương đánh dẹp tà ma quỷ quái đang hoành hành quấy nhiễu. Dẹp xong, Phật bà gọi họ về ở lại chỗ cũ. Người ta quen gọi là Bát bộ Kim Cang.

Lập tức bọn thị vệ được lệnh vua vào Thanh-hóa để xin bùa phép của tám vị Kim Cang. Nhờ có bùa phép, hoàng tử dần dần khỏi bệnh. Sau khi bình phục, hoàng tử cúi đầu nhận tội với vua cha, kể lại cho vua nghe tất cả câu chuyện gặp gỡ giữa mình với nữ chủ quán ở đèo Ngang. Vua Thái Tổ hết sức giận dữ, vì hoàng tử đã dám khinh thường lệnh vua, bỏ phủ đi chơi, hãm mình vào cảnh thân tàn ma dại, nên xuống chiếu cất ngôi hoàng tử mà lập con thứ lên thay. Nhưng vua còn hết sức giận dữ vì ở trên bờ cõi mình trị vì lại có một người con gái dám khinh nhờn phép nước. Vua bèn ban lệnh hỏi quan trấn thủ xứ Nghệ về lai lịch nữ chủ quán đèo Ngang. Sau một thời gian cho người cất công dò la, quan trấn thủ mới gửi sớ về tâu bày, trong sớ nói đó là một nữ yêu không biết từ đâu đến, hay bắt hồn đàn ông con trai, nếu không có phép cả tài cao thì khó lòng khuất phục.

Vua lại lệnh cho với các pháp sư phù thủy cao tay đi trừ yêu. Nhưng chẳng bao lâu họ đã trở về triều xin chịu tội vì chẳng những không trị nổi yêu mà mọi phép giở ra đều bị Liễu Hạnh thu mất cả. Vua lại đành phải cầu cứu tám vị Kim Cang. Nhận lời vua, tám vị phi thân vào đèo Ngang. Được tin chẳng lành, Liễu Hạnh ra ứng chiến. Cuộc chiến đấu dần dần trở lên dữ dội. Mới đầu Tám vị Kim Cang làm một trận bão lớn, mưa dồn gió giật khủng khiếp, cây đổ khắp lượt, nước tràn vào vây lấy đèo Ngang. Liễu Hạnh cũng hóa phép chống lại. Nàng làm cho cây rừng đã đổ lại đứng dậy cùng với đất đá bay rào rào vào kẻ thù. Thấy Liễu Hạnh pháp thuật cao cường, tám vị Kim Cang lại hóa phép thành thú dữ tập hợp nhe nanh múa vuốt xông vào hàng đàn toan xé cắn, nhưng Liễu Hạnh đã kịp thời bay lên không trung, rồi dùng phép tiêu diệt hết bầy mãnh thú.

Trận đánh diễn ra ba ngày ba đêm. Đèo Ngang trở thành một bãi chiến trường rùng rợn. Mọi phép thuật của hai bên lần lượt giở ra mà chưa phân thắng phụ. Về sau tám vị Kim Cang biết mình bất lực, bèn bay lên trời cầu khẩn Phật bà. Phật bà ném cho họ một cái túi. Nhờ đó nên cuối cùng Liễu Hạnh sa vào túi của Phật bà. Tám vị Kim Cang mang túi về kinh báo tiệp.

Vua lập tức ra sân điện tra hỏi.

– Ngươi là ai?

– Tâu bệ hạ, là con gái Ngọc Hoàng bị đày xuống cõi trần, lấy vùng đèo Ngang làm nơi trú ngụ.

– Là con Ngọc Hoàng sao lại phá phách dân sự và làm hại hoàng tử con ta?

– Việc trừng trị bọn con trai chòng ghẹo nhi nữ, ăn hiếp người cô đơn là tuân theo phép nước, không phải phạm phép nước.

Thấy Liễu Hạnh nói là con Ngọc Hoàng, lại thấy nàng đối đáp khôn ngoan, vua đổi giận làm vui. Cho nên sau cuộc thẩm vấn, vua hạ lệnh tha bổng, chỉ khuyên nàng đừng gây náo động và tàn hại dân lành.

Ít lâu sau Liễu Hạnh sinh một đứa con trai, mỗi bàn tay có sáu ngón, nàng mang con đến ngôi chùa trên núi Hồng-lĩnh gửi cho một nhà sư nuôi dạy, dặn nhà sư hãy giúp cho con mình được lừng danh trong nước. Rồi đó, đủ ba năm. Liễu Hạnh trở về trời.

Nhưng không bao lâu Liễu Hạnh lại bị Ngọc Hoàng đày xuống trần một lần nữa. Lần này Liễu Hạnh đến đèo Ba-dội cũng là nơi vắng vẻ, rồi dựng lên ở đây một cái lầu ba tầng, bốn bên có thành bao bọc. Trong thành có vườn, đủ các thứ hoa thơm cỏ lạ. Trong vườn tập hợp đủ các giống chim. Cạnh vườn có ao, thả đủ các giống cá. Hàng ngày nàng sai mở cửa cho khách bộ hành đi qua về lại được tự do vào nghỉ chân và nhìn ngắm. Ở đây có quán xá, và cũng như lần trước, Liễu Hạnh thường hóa mình cô gái bán hoa quả, quà bánh, trầu nước và đồ chơi. Ai ăn uống mua bán rồi đi thì không sao, nếu giở chuyện trộm cướp trăng hoa, lập tức bị nàng trừng trị.

Ở được mấy năm, Liễu Hạnh lại sinh một con trai thứ hai. Đứa bé thiếu mất ở mỗi bàn tay một ngón. Nàng đem con gửi cho một sư nữ ở chùa Bà-đỏ, bảo sư rằng:

– Ta hai lần xuống trần đẻ được hai đứa con, cũng định cho chúng trở thành vương giả nhưng không đạt, vì một đứa quá thừa, một đứa lại quá thiếu. Hãy làm cho nó được nổi tiếng, ít nhất cũng trở thành Trạng.

Rồi đó, hết hạn ở trần. Liễu Hạnh đốt tất cả lâu đài mà trở về trời.

Những đứa con của Liễu Hạnh về sau quả nhiên nổi tiếng, trong đó có một đứa tên là Trạng Quỳnh. Chỗ di tích ngôi đền của Liễu Hạnh xây lên ở xứ Thanh và ở xứ Nghệ, người ta dựng thành đền thờ trên núi. Không một ai dám động đến một vật gì ở các ngôi đền này cả, vì sợ Liễu Hạnh báo thù.

KHẢO DỊ

Truyện Liễu Hạnh từ lâu đã được nho sĩ cải biến thành một truyện đượm màu sắc tôn giáo và nho hóa khác với truyện dân gian, mặc dầu cho đến nay, truyện kể trong dân gian cũng đã ít nhiều biến đổi về chủ đề: các hình tượng và tình tiết đã được cắt xén, sàng lọc.

Theo Thính văn dị lục và một số thần tích thì Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, vì đánh vỡ chén ngọc bị giáng xuống trần đầu thai ở nhà Lê Thái Công, xã Vân-cát (Nam-định) mang tên là Giáng Tiên. Lớn lên làm con nuôi một viên quan hưu họ Trần, được học hành nên có tài văn chương, giỏi đàn sáo. Năm mười tám tuổi lấy chồng là Đào lang, con một viên quan ở làng. Được ba năm hết hạn đày không bệnh mà chết, để lại cho chồng một trai, một gái. Nhưng vì "trần duyên chưa dứt", Ngọc Hoàng lại cho xuống trần, lần này với phép biến hóa huyền diệu. Nàng gặp lại bố mẹ và chồng con, nhưng sau đó lại bỏ đi, tính tình phóng túng, tung tích vô định: khi làm cô gái thổi sáo, khi hóa bà già chống gậy, ẩn hiện bất thường. Ở Lạng-sơn, nàng làm thơ ghẹo nho sĩ, ở hồ Tây làm cô hàng rượu ngâm vịnh và dự tiệc với các ông Phùng Khắc Khoan, họ Ngô, họ Lý, v.v… Lại vào Nghệ-an kết duyên với người học trò, thường ngày thơ ca xướng họa với chồng, sau sinh được một trai, rồi lại trở về trời.

Sau ba năm nhớ cõi trần, Liễu Hạnh lại xin vua cha cho xuống trần một lần nữa. Lần này có đem theo hai người thị nữ. Họ trú ngụ ở phố Cát (Thanh-hóa) về sau được dân địa phương ở đây lập đền thờ. Triều đình sau một thời kỳ sai thuật sĩ tiễu trừ mà không xong, đành thừa nhận và sắc phong là Mã hoàng công chúa.

Sách vở của phái Nội đạo tràng miêu tả cuộc chiến tranh giữa Tiền quan với Liễu Hạnh như sau:

Khi đày Liễu Hạnh xuống trần, Ngọc Hoàng thấy chân bên tả của con đi dón gót, biết là xuống dưới ấy sẽ thành yêu, liền sai Tiền quan giáng sinh luôn để kịp thời ngăn chặn.

Có thói tàn nhẫn, Liễu Hạnh đi đến đâu gặp điều không vừa ý thì ra tay sát hại. Cho nên ở đâu nàng cũng làm cho người và vật tử thương. Thành hoàng phải "xuất ngoại". Người ta sợ nàng đến nỗi bỏ công ăn việc làm, ban ngày đóng cổng không dám lên tiếng hoặc phải bày đàn ở ven đường cúng lễ.

Về sau đến Sùng-sơn (Thanh-hóa) thấy cảnh đẹp, Liễu Hạnh báo mộng cho hào trưởng vùng ấy phải lập cung miếu. Thấy họ còn dùng dằng, nàng làm cho trong năm ngày chết hơn một nửa dân. Khi cung miếu dựng xong, nàng thường hoá thành gái đẹp bán hàng, hễ bọn trai trẻ và nho sĩ trêu ghẹo thì tâu về triều. Vua sai các vị pháp sư nổi tiếng đến trị, nhưng họ không trở về được. Có lần chúa Trịnh vào Lam-sơn. Liễu Hạnh cùng bộ hạ đón đường quấy phá. Chúa trở về giận lắm, sai người mời tất cả pháp sư phù thủy và hội tất cả thành hoàng vào đánh nhưng họ chỉ chuốc lấy thất bại.

Lại nói chuyện vị Tiền quan được giáng sinh làm con trai thứ ba một vị Thượng sư – là tổ sư phái Nội đạo tràng – cả ba anh em đều được Phật tổ truyền cho phép thuật, hai anh là Tả quan và Hữu quan tu tại Côn-sơn, còn Tiền quan thì ở ngay lại làng quê, tức là làng Từ-minh (Thanh-hóa) luyện đạo và truyền đạo cho học trò. Sau lần thất bại của các pháp sư phù thủy, nhà vua sai sứ đi triệu Tiền quan về kinh phong làm Thượng tướng cầm ba vạn quân đi đánh Liễu Hạnh.

Đến Tam-điệp. Tiền quan sai đóng quân lại, còn mình thì cải trang làm dân thường, cưỡi ngựa trắng tìm đến Sùng-sơn. Gặp Liễu Hạnh, Tiền quan làm bộ thân mật: – "Ta báo cho biết sắp sửa có nạn lớn vì nàng đã trêu chọc vua chúa. Họ sắp cử đến đây một pháp sư cao cường. E rằng nàng không địch nổi, nên ta đến xem nàng có phép gì, nêu thiếu ta sẽ dạy cho". Liễu Hạnh không ngờ gì cả, giở tất cả ba ngàn phép cho khách xem. Tiền quan hết lời ca ngợi, nói: – "Như thế này thì không cần phải học gì nữa". Khi Tiền quan về rồi, Liễu Hạnh mới biết là mình bị mắc mưu, nhưng đã muộn. Cuộc giao chiến bắt đầu. Bên Liễu Hạnh có các thần bộ hạ đến giúp. Bên phía Tiền quan có hai ông anh cùng với bát bộ Kim Cang làm tiên phong, hai bên tả hữu có hắc hổ, bạch xà, trung tâm có lục đinh lục giáp. Sau ba ngày ba đêm chiến đấu, trời nổi mưa to lớn, bụi cát mù mịt, sấm sét đùng đùng, cây cối nhà cửa tơi tả, người vật chết khắp nơi, nước sông đỏ như máu. Cuối cùng, quân của Liễu Hạnh thất bại. Quỳnh Hoa, Quế Hoa bỏ chạy. Tiền quan ngồi trên voi chín ngà giục thần tượng đem lưới sắt vây bọc. Liễu Hạnh hóa làm một đứa trẻ nhưng bị đuổi kíp quá, lại hóa thành con rồng trốn trong một cái giếng. Tiền quan bắt được trói bằng dây đồng giải về kinh đô. Vua chúa đang ngồi trong điện bỗng thấy một đám mây đen đầu rồng đuôi lân, rơi xuống văng lên ba lần ở sân điện, biết là Tiền quan đã thắng trận.

Nhưng Phật tổ không muốn để con gái Ngọc Hoàng chịu sự trừng phạt của người trần, nên đã kịp thời xuống gặp ba anh em, bảo họ giao cho mình làm cho nàng cải tà quy chính.

Có người kể thêm đoạn kết như sau:

Khi Liễu Hạnh bị bắt thì Phật tổ hiện ra giải cứu. Ngọc sư (tức Tiền quan) vâng lời Phật tổ cho nàng một bộ áo cà sa, một cái mũ ni-cô để quy phật. Vì vậy, ngày nay ở nhiều chùa có dựng thêm điện ở phía sau để thờ Liễu Hạnh.

Ở vùng Hà-tĩnh, Quảng-bình trước đây, dân gian thường lưu truyền nhiều mẩu chuyện về một cô gái thỉnh thoảng hiện hình trêu ghẹo những khách bộ hành đàn ông, nhất là các thầy khóa, thầy cử đi lại trên đường quốc lộ. Ví dụ truyện Cô Doạt (Hà-tĩnh). Nàng Ha (Quảng-bình). Có người nói những mẩu chuyện ấy vốn xuất phát từ Sự tích công chúa Liễu Hạnh mà phát triển ra. Lưu Trọng Lư đã từng viết một truyện lãng mạn nhan đề là: Người nữ tỳ của bà chúa Liễu  có lẽ cũng hư cấu từ những truyện loại ấy.

Ở vùng Hà-đông cũng có lưu truyền nhiều mẩu chuyện về Liễu Hạnh, ví dụ một mẩu chuyện sau đây:

Liễu Hạnh bị một pháp sư lừa bắt được bỏ vào một cái lọ nút kín, phía ngoài dán bùa rồi treo lên cây đa ở rừng vắng trên đường đi Vạn-phúc. Có hai vợ chồng đi bán dâu qua đó, nghe tiếng nói văng vẳng phát ra: – "Các con đến đây cứu mẹ, mẹ sẽ hậu tạ". Hai vợ chồng trước sợ hãi, nhưng sau đánh bạo trèo lên cây, đưa lọ xuống. Khi đập vỡ lọ thì thấy có một con bướm trắng bay ra, tự xưng là Liễu Hạnh, rồi biến mất.

Ở nhà mình, pháp sư, do tín hiệu riêng, biết giờ chết đã đến vì Liễu Hạnh đã trốn thoát và sẽ báo thù. Bèn sai con đem tro sàng khắp nền nhà, đoạn tắm rửa sạch sẽ rồi lên giường nằm, đóng cửa lại, dặn vợ con đến giờ ngọ hãy mở ra. Khi vợ con mở cửa thì thấy pháp sư đã chết, trên nền nhà có dấu bàn chân đi lại chi chít, v.v….

HĐ LUYỆN TẬP:

a.            Mục tiêu: Đ4,N1

b.Nội dung: Làm BT 3 trong sgk địa phương.

Bài viết đọc thêm:

          Văn học viết Nam Định từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIX

Những tài liệu còn lại đến ngày nay cho biết, từ thế kỷ XI dưới triều Lý, nền văn học viết Nam Định đã bắt đầu phát triển. Cũng giống như tình hình phát triển văn học chung của cả nước thời bấy giờ, các tác giả văn học thường là các nhà sư.

Ở thời Lý, đội ngũ sư tăng đã rất đông đảo. Hai nhà sư Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải từng nổi tiếng về đường tu hành và tác phẩm văn học có giá trị, nhưng thể hiện nét đặc sắc của thơ ca thời Lý. Đó là những tư tưởng triết lý của đạo Phật được thể hiện thông qua những hình tượng thiên nhiên và cuộc sống con người giàu chất thơ.

Nhà sư Dương Không Lộ trong khi giảng giải cho các đệ tử về cảm quan vũ trụ mênh mông của đạo Phật có bài thơ "Ngôn hoài" nổi tiếng:

Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thời trực thượng cô phong đính

Trường khiếu nhât thanh hàn thái hư

Dịch thơ:         

Kiểu đất long xà chọn được nơi

Thú quê lai láng chẳng hề vơi

Có khi xông thẳng lên đầu núi

Một tiếng quạ kêu vang lạnh cả người

(Kiều Thu Hoạch dịch)

Nhà sư Nguyễn Giác Hải thì giảng giải về lẽ "sắc không" trong triết học Phật giáo qua bài thơ "Hoa điệp":

Xuân lai hoa điệp thiện tri thì

Hoa điệp ưng tu cộng ứng kì

Hoa điệp bản lai giai thị huyễn

Mặc tu hoa điệp hướng tâm trì.

Dịch thơ:      

Xuân sang, hoa bướm khéo quen thì

Bướm liệng, hoa cười vẫn đúng kỳ

Nên biết bướm hoa đều huyền ảo

Thây hoa, mặt bước để lòng chi.

(Ngô Tất Tố dịch)

Có thể nói rằng, hai nhà sư Dương Không Lộ và Nguyễn Giác Hải thuộc về lớp người đã đặt nền móng cho nền văn học viết của đất Sơn Nam hạ xưa và Nam Định ngày nay.

Đến thế kỷ XIII – XIV dưới triều Trần, nền văn học viết Nam Định có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều tác giả lớn để lại nhiều tác phẩm có giá trị lâu dài.

Nhà Trần xây dựng và hoạch định phương hướng phát triển hương Tức Mặc thành một trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá ở phía Nam Thăng Long, tạo thế phát triển vững chắc cho cả nước thời bấy giờ.

Vì vậy, năm 1239, nhà vua sai nhập nội thái phó Phùng Tá Chu về tổ chức việc xây dựng cung điện, nhà cửa ở hương Tức Mặc mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung, về văn học nói riêng ở vùng đất quê hương nhà Trần này. Đến năm 1262, Thiên Trường trở thành nơi làm việc, nghỉ ngơi và sáng tác thơ ca. Chùa chiền vừa là chỗ tu hành, vừa là nơi các nhà sư ngâm vịnh và sáng tác.

Từ giữa thế kỷ XIII trở đi, cùng với việc phát triển nền văn học Thăng Long, các vua quan nhà Trần đã tạo dựng nền văn học Thiên Trường (Nam Định ngày nay), với nhiều nhà thơ nổi tiếng và những tác phẩm thơ ca bất hủ. Đa số các vua Trần đều có thi tập, trong đó Trần Nhân Tông, ông vua thi sĩ, xứng đáng giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử thơ ca dân tộc.

Sau Trần Nhân Tông, các vua từ Anh Tông, Minh Tông đến Nghệ Tông bằng những tiếng nói riêng của mình đều có đóng góp vào sự phát triển của văn học thời Trần trên vùng đất Nam Định.

Cùng với các nhà vua, các quan đại thần, các tướng lĩnh trong hoàng tộc mỗi khi về thăm, làm việc, nghỉ ngơi ở Thiên Trường đều có sáng tác thơ ca hoặc viết sách về Phật học và các khoa học khác.

Trần Quốc Tuấn với bài "Hịch tướng sĩ" bất hủ, Trần Quang Khải với "Phò giá về kinh", Trần Nguyên Đán với nhiều sáng tác về Thiên Trường… là những tác giả lớn của văn học cả nước nói chung và văn học Nam Định nói riêng.

Đến cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, nhà Trần suy thoái rồi sụp đổ. Hồ Quý Ly giành được ngai vàng, nhưng chỉ được 7 năm rồi bị quân nhà Minh đánh bại. Đất nước rơi vào thảm cảnh dưới ách đô hộ của nhà Minh. Người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã lãnh đạo toàn dân nổi dậy khởi nghĩa. Sau 10 năm chiến đấu, năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước. Nền văn học Thăng Long và của cả nước lại phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên ở Nam Định thì từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII văn học không còn phát triển mạnh như ở thời Trần. Vẫn còn nhiều người thi đỗ tiến sĩ và cả trạng nguyên, nhưng không khí sáng tác thơ văn thì không còn sôi nổi như ở giai đoạn trước.

Theo các nguồn tư liệu hiện còn, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ở Nam Định chỉ có khoảng 20 tác giả mà nổi bật là Lương Thế Vinh, Phạm Đạo Phú, Đặng Phi Hiển, Tống Hân, Trần Kỳ, Vũ Vĩnh Trinh, Nguyễn Địch, Phạm Ngộ Hiên, Vũ Huy Trác…

Lương Thế Vinh (1441- 1496) là người đầu tiên ở Việt Nam biên soạn sách "Đại thành toán pháp", đã thất truyền. Ông nghiên cứu về Phật học và nghệ thuật. "Hí phường phả lục" là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về sân khấu. Ông được vua Lê Thánh Tông cử giữ chức Tao Đàn sái phu (chuyên về đánh giá, phê bình, biên tập thơ ca trong hội Tao Đàn).

Thế kỷ XIX, là thời kỳ nở rộ của văn học Nam Định. Trên 40 tác giả với hàng nghìn tác phẩm xuất hiện đã khiến cho Nam Định trở thành một trong những trung tâm lớn của văn chương nước nhà.

Về mặt thể loại, có thể nói chưa bao giờ văn học Nam Định phong phú như ở giai đoạn này. Ngoài thơ (viết bằng thể đường luật) đã xuất hiện nhiều văn xuôi (dạng thực lục, chưa có tiểu thuyết). Nhiều tác giả có văn tập và xuất hiện nhiều công trình khảo cứu về lịch sử, văn hoá, văn học.

Về đội ngũ tác giả, chủ yếu vẫn là những người xuất thân khoa bảng nhưng có tác giả nổi tiếng mà đỗ đạt không cao. Ở hai vùng Xuân Trường, Ý Yên đội ngũ tác giả đông đảo có kiến thức uyên bác và có tài thơ văn đa dạng. Đặc biệt ở huyện Xuân Trường có làng Hành Thiện là một trung tâm văn học lớn với nhiều nhà khoa bảng lừng danh và nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Riêng dòng họ Đặng đã đóng góp nhiều tác giả và hàng trăm tác phẩm có giá trị. Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng đã lập ra thư viện gia đình là thư viện Hy Long lớn nhất Bắc kỳ thời bấy giờ. Con trai của ông là Đặng Xuân Viện không đi theo con đường cử nghiệp mà tập trung trí tuệ vào việc khảo cứu lịch sử, văn hoá đồng thời viết sách địa chí. Khối lượng sách sáng tác và biên khảo đồ sộ của hai ông chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn hoá Nam Định và cả nước.

Ở các địa phương khác trong tỉnh cũng đều có những tác giả nổi tiếng: ở Nam Trực có Ngô Thế Vinh, Vũ Hữu Lợi; ở Ý Yên có Phạm Văn Nghị, Lã Xuân Oai; ở thành phố Nam Định có Trần Bích San, Trần Tế Xương… Nhiều người trong số họ đã có những vị trí xứng đáng trong lịch sử, văn học dân tộc.

Ở giai đoạn này, chữ quốc ngữ bắt đầu phát triển nhưng hầu hết các tác giả vẫn viết bằng chữ Hán, Nôm. Trần Tế Xương chỉ viết bằng chữ Nôm, trở thành bậc "thần thơ, thánh chữ",  vượt lên đứng vào hàng ngũ các tác giả lớn nhất của văn học Việt Nam. Đặng Xuân Viện, tuy sinh năm 1880 nhưng ông tập trung viết nhiều vào những năm đầu thế kỷ XX, dùng nhiều chữ quốc ngữ.

Tuy các tác phẩm chủ yếu vẫn được viết bằng chữ Hán, Nôm, nhưng các tác giả rất ít dùng điển cố nên người đọc dễ tiếp nhận. Cố nhiên, những tác phẩm được viết bằng chữ Nôm vẫn được lưu truyền rộng rãi so với những tác phẩm chữ Hán.

Nội dung văn học giai đoạn này có nhiều xu hướng. Xu hướng tập trung ngợi ca truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quê hương đất nước như Đặng Xuân Bảng, Đặng Xuân Viện, Ngô Thế Vinh… Ngô Thế Vinh là người viết nhiều thơ phú về chính quê hương Bái Dương của ông. Các tập "Bái Dương phú lược", "Bái Dương thi tập", "Bái Dương thư tập"chứa đựng lòng yêu quê hương, đất nước rất sâu đậm của ông.

Xu hướng thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lược là xu hướng có tính chiến đấu cao trong văn học giai đoạn này. Đại diện là các nhà thơ Phạm Văn Nghị, Lã Xuân Oai, Trần Văn Gia, Đặng Đoàn Bằng… Tiêu biểu nhất là Phạm Văn Nghị, một nhà sư phạm mẫu mực đã đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước như: Nguyễn Khuyến, Trần Bích San… Lời thơ của ông chứ

Leave a Comment