Giáo án bài vần iêt, yêt, uôt,ươt tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tuần:                                                                        Môn:  Học vần                 Tiết:                                                                            Bài:  iêt  yêt  uôt  ươt   I.MỤC TIÊU Giúp HS: 1.a. Biết trao đổi với bạn bè về sự …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tuần:                                                                        Môn:  Học vần               

 Tiết:                                                                            Bài:  iêt  yêt  uôt  ươt

 

I.MỤC TIÊU

Giúp HS:

1.a. Biết trao đổi với bạn bè về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Ước mơ( thầy thuốc, thợ điện, diễn viên, giáo viên, bác sĩ…)

1.b. Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần iêt, yêt, uôt,ươt ( chiết cành,yết hầu, chuột máy tính, cầu trượt, sáng suốt, vượt khó, yết thị, thiết kế…)

2. Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần iêt,yêt,uôt, ươt, nhận diện cấu trúc vần có âm chính là nguyên âm đôi kết hợp với âm cuối/t/, đánh vần, ghép tiếng, chứa vần mới.

3. Viết được các vần iêt, yêt, uôt, ươt và các tiếng, từ ngữ có các vần iêt, yêt, uôt, ươt.

4. Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng, tập đọc bằng mắt các tiếng chứa vần đã học.

5. Tập đọc bằng mắt tăng, tốc độ trơn, hiểu nội dung bài đọc ở mức độ đơn giản.

6. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

– SHS, VTV, SGV

– Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc, tranh chủ đề( nếu có)

– Video một số hoạt động có các sự vật, hoạt động có tên gọi chứa vần có âm cuối/t/ như đã nêu ở 1.2 ( nếu có)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

TIẾT 1

1. Ổn định:

– HS tham gia trò chơi hoặc hoạt động giải trí có liên quan với chủ đề. ( Gv chuẩn bị một số hình ảnh như: bác sĩ đang khám bệnh, nhà thiết kế đang vẽ mẫu quần áo, Gv đang dạy học, ca sĩ đang hát, công an giao thông đang hướng dẫn xe lưu thông …)

– HS tham gia chọn những hình ảnh mà các em thích đưa lên giới thiệu với các bạn sau này lớn lên sẽ làm…

– Gv nhận xét và mong các em sẽ thực hiện được những điều các em muốn và kết hợp giáo dục tư tưởng cho HS: Muốn đạt được những điều đó các em phải cố gắng học tốt.

2. Kiểm tra bài cũ:

– Gv hỏi: Tiết trước lớp mình học bài gì?

– Yêu cầu HS đọc vần, tiếng ,từ iêc, uôc, ươc

– Yêu cầu 1-2 HS đọc bài trong SGK/160-161 , trả lời một vài câu hỏi về nội dung của các bài đọc thuộc chủ đề Ước mơ.

– Qua bài đọc bạn An ước mơ điều gì?

– Yêu cầu HS nói câu có tiếng chứa vần iêc, uôc, ươc

– HS viết bảng con, mỗi tổ viết 1 từ: đậu biếc, lược vàng, thầy thuốc

– GV nhận xét.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu hình ảnh hoặc trình chiếu lần lượt cảnh các bạn trồng cây, chơi cầu trượt, thiết kế quần áo.

Nhận diện vần iêt

– Gv cho HS quan sát hình ảnh chiết 1 cành cây đồng thời giải thích từ chiết cành.

-Trong từ chiết cành tiếng nào các con đã được học rồi ?

– GV rút ra tiếng chiết, GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc lại.

-Trong tiếng “chiết” có âm nào đứng đầu các con đã học rồi ?

– GV rút ra vần iêt, GV đọc mẫu, yêu cầu HS đọc lại.

– Yêu cầu HS phân tích vần iêt – đánh vần  –  đọc trơn.

+Nhận diện vần yêt, uôt, ươt ( tương tự vần iêt )

+Tìm điểm giống nhau giữa các vần iêt, yêt, uôt, ươt

– HS so sánh vần iêt, yêt, uôt, ươt

– HS nêu điểm giống nhau ( đều có âm t đứng cuối vần )

– HS quan sát tiếng có vần kết thúc bằng “ t”.

– HS phân tích tiếng đại diện – chiết

– HS đánh vần tiếng đại diện chiết: chờ – iêt – chiêt – sắc – chiết.

– HS đánh vần thêm tiếng khác, VD: tuột, thiết, chuột, trượt

+Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa

– HS phát hiện từ khóa chiết cành, vần iêt trong tiếng khóa chiết.

– HS đánh vần tiếng khóa chiết: chờ – iêt – chiêt – sắc – chiết.

– HS đọc trơn từ khóa chiết cành.

– Đánh vần và đọc trơn từ khóa yết hầu, chuột máy tính, cầu trượt ( tương tự từ khóa chiết ).

a.Tập viết:

– Viết bảng con:

* Viết vần iêt và từ chiết.

+ Viết vần iêt:

– HS quan sát cách Gv viết và phân tích cấu tạo của vần iêt (vần iêt gồm chữ i, ê và t, chữ i đứng trước, chữ ê đứng giữa, chữ t đứng sau)

– Hs viết vần iêt vào bảng con.

– HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.

+ Viết từ chiết:

– HS quan sát cách Gv viết và phân tích cấu tạo của vần chiết (chữ ch đứng trước vần iêt đứng sau, dấu ghi thanh sắt đặt trên chữ ê )

– Hs viết từ chiết vào bảng con.

– HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.

* Viết vần yêt và từ yết hầu (tương tự viết iêt, chiết).

* Viết vần uôt và từ chuột (tương tự viết iêt, chiết).

* Viết vần ươt và từ trượt (tương tự viết iêt, chiết).

+Viết vào vở tập viết:

– HS viết iêt, chiết, yêt, yết hầu, uôt, chuột, ươt, trượt vào vở TV.

– HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.

– GV thu vở 3 – 5 HS nhận xét và sửa chữ viết cho từng HS.

4. Củng cố:

– Chúng ta vừa học xong các vần nào?

– GV yêu cầu HS đọc lại bài vừa học.

– HS nhận xét bài. GV nhận xét tuyên dương.

5. Dặn dò:

Chuẩn bị tiết học tiếp theo.

 

TIẾT 2

1. Ổn định:

– HS tham gia trò chơi hoặc hoạt động giải trí có liên quan với chủ đề.

– HS tham gia chọn bạn lên sắm vai ( GV đang dạy học, bác sĩ đang khám bệnh, ca sỹ đang hát…) giới thiệu với các bạn sau này lớn lên sẽ làm…

– Gv nhận xét và mong các em sẽ thực hiện được những điều các em muốn và kết hợp giáo dục tư tưởng cho HS: Muốn đạt được những điều đó các em phải cố gắng học tốt.

2. Kiểm tra bài cũ:

– Gv hỏi: Tiết trước lớp mình học bài gì?

– Yêu cầu HS đọc vần, tiếng ,từ iêt, yêt, uôt, ướt, chiết cành, yết hầu, cầu trượt, chuột máy tính…

– Yêu cầu 1-2 HS đọc bài trong SGK/162-163

– HS viết bảng con, mỗi tổ viết 1 từ: chiết cành, yết hầu, cầu trượt.

– GV nhận xét.

3. Bài mới:

1. Luyện tập đánh vần, đọc trơn:

a. Đánh vần đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng

– GV cho HS quan sát lần lược các bức tranh, rút ra từ sáng suốt, vượt khó, yết thị, thiết kế.

– HS đánh vần, đọc trơn các từ có tiếng chứa vần: iêt, yêt, uôt, ươt (sáng suốt, vượt khó, yết thị, thiết kế ).

– GV giải nghĩa các từ vừa đọc.

– GV gợi ý HS tìm thêm các từ có chứa vần vừa học. VD: tuốt lúa, lần lượt, bạn kiệt….

2. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng.

– GV cho HS quan sát tranh SGK/163 và hỏi: Các em nhìn thấy được những gì trong tranh ?

– Hs trả lời và  nhận xét bạn, Gv chốt và giới thiệu bài đọc ứng dụng.

– HS lắng nghe GV đọc mẫu.

– Yêu cầu HS đọc thầm, tìm tiếng chứa vần mới học có trong bài đọc.

– GV yêu cầu HS tìm một số từ khó trong bài.

– GV yêu cầu HS phân tích – đánh vần – đọc trơn từ khó vừa tìm được

– Gv yêu cầu Hs đọc thành tiếng ( cá nhân – đồng thanh )

– GV giải thích cách viết tên người nước ngoài En – gôn – bát.

– HS tìm hiểu nội dung bài ( “Nêu tên bài đọc ?”, “  Ai là người sáng chế ra chuột máy tính ?”, “ Bài học mà người sáng chế ra chuột máy tính để lại là gì ?”

– Hs quan sát tranh, phát hiện được nội dung tranh.

+ Tranh vẽ những ai ?

+ Họ đang làm gì ?

-Yêu cầu HS đọc lời nhân vật bé gái trong tranh.

+ Các em có những ước mơ gì ?

+ Để đạt được ước mơ các em cần phải làm gì ?

– HS trả lời, GV nhận xét và GDTT cho HS.

4. Củng cố:

– Chúng ta vừa học xong bài gì ?

– Yêu cầu HS nhận diện lại tiếng, từ có iêt, yêt, uôt, ươt và nội dung bài đọc.

– HS trả lời, nhận xét bạn. GV nhận xét – tuyên dương.

5. Dặn dò:

– Chuẩn bị tiết học tiếp theo bài:  iên, yên.

Leave a Comment