Giáo án bài vần oai oay oac môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 3: OAI – OAY– OAC I.             Mục tiêu: 1. Năng lực: – Năng lực chung: + Tự chủ, tự học: HS có ý thức tự …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 3: OAI – OAY– OAC

I.             Mục tiêu:

1. Năng lực:

– Năng lực chung:

+ Tự chủ, tự học: HS có ý thức tự học.

+ Giao tiếp và hợp tác: HS giao tiếp với bạn bè, thầy cô thông qua hoạt động thảo luận nhóm, trả lời yêu cầu của GV.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS tìm được các tiếng/ từ chứa vần oai, oay, oac.

– Năng lực đặc thù: HS cần đạt các năng lực ngôn ngữ sau:

* Đọc, viết:

+ Đọc, viết đúng các vần/ từ: oai – oải hương; oay – xoay tròn; oac – áo khoác.

+ Đọc đúng và hiểu nghĩa các từ: hoa xoài, vòng xoay, nứt toác.

+ Đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng ở mức độ đơn giản.

* Nghe – nói:

+ HS quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa các vần oai, oay, oac (oải hương, áo khoác, xoay).

+ Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan đến nội dung bài học.

    2. Phẩm chất:

– Yêu nước, nhân ái: HS biết trân trọng, giữ gìn các loài hoa,… phục vụ cuộc sống. Từ đó quý trọng, biết ơn những người lao động trồng ra hoa cho chúng ta ngắm.

– Chăm chỉ: HS có tinh thần tự học, có ý thức tham gia vào các công việc trồng và bảo vệ các loài hoa xung quanh chúng ta.

– Trách nhiệm: HS biết bảo vệ, chăm sóc các loài hoa.

II.            Phương tiện dạy học

–              Sách học sinh, sách GV.

–              Thẻ từ, chữ có các vần oai, oay, oac.

–              Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

–              Một số tranh ảnh minh họa kèm theo thẻ từ (nếu có).

–              Tranh chủ đề.

III.           Hoạt động dạy học

HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN               ĐIỀU MONG ĐỢI Ở HỌC SINH

 

TIẾT 1

1/ Hoạt động 1: Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ

– Mục tiêu: giúp ổn định lớp học và kiểm tra lại bài uê, uy

– Cách tiến hành:

 – GV ổn định lớp học.

 – GV yêu cầu học sinh lấy bảng con viết:

   + Viết vần uê, uy

   + Viết các từ chứa vần uê, uy (xum xuê, nhụy hoa, uy nghiêm, vạn tuế,…).

   + GV yêu cầu HS tìm thêm tiếng có chứa vần uê, uy.

   + GV tuyên dương HS trước lớp.

2/ Hoạt động 2: Khởi động

– Mục tiêu: 

+ Rèn cho HS kĩ năng nói và nghe.

     + Biết quan tâm, chia sẻ với mọi người.

– Phương pháp, hình thức tổ chức:   

     + PP quan sát, vấn đáp

     + HTTC: Cá nhân.

– Cách tiến hành:

– GV yêu cầu học sinh mở SGK trang 10 và quan sát tranh khởi động.

– GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý: Tranh vẽ cảnh gì? Bạn trai đang mặc áo gì ? Chong chóng bạn nữ đang cầm như thế nào ?

– HS hoạt động nhóm đôi trao đổi và nói ra những từ chứa tiếng có vần oai, oay, oac.

– GV: Các con hãy nhận xét trong các tiếng vừa tìm được có điểm gì giống nhau? (oải hương, xoay, áo khoác).

– HS phát hiện được vần oai, oay, oac.

– GV giới thiệu vần oai, oay, oac: Qua tranh khởi động chúng ta đã tìm ra được vần mới oai, oay, oac để biết và hiểu hơn về các vần này cô và trò chúng ta cùng bước vào bài học mới vần oai, oay, oac.

3/ Hoạt động 3: Nhận diện âm chữ mới, tiếng có âm chữ mới

– Mục tiêu:

       + HS biết nhận diện và đọc được vần oai – oay – oac.

– Phương pháp, hình thức tổ chức:

      + PP quan sát, vấn đáp, so sánh.

      + HTTC: Cá nhân, nhóm đôi.

– Cách tiến hành:

Nhận diện vần mới:

– GV gắn thẻ oai lên bảng hoặc viết vần oai lên bảng. HS phân tích vần oai.

– GV đọc mẫu vần oai, HS đọc cá nhân, cả lớp.

– GV gắn thẻ oay lên bảng hoặc viết vần oay lên bảng. HS phân tích vần oay.

– GV đọc mẫu vần oay, HS đọc cá nhân, cả lớp.

– GV gắn thẻ oac lên bảng hoặc viết vần oac lên bảng. HS phân tích vần oac.

– GV đọc mẫu vần oac, HS đọc cá nhân, cả lớp.

– GV: Qua 3 vần chúng ta vừa phân tích bạn nào cho cô biết điểm giống nhau giữa các vần vừa học.

Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng

-Cho HS quan sát mô hình SGK đánh vần tiếng oải

– 1 HS phân tích và đánh vần tiếng oải.

– Đánh vần tiếng oải (đồng thanh, nhóm, cá nhân).

Hoạt động 4: đánh vần tiếng khoá, đọc trơn từ khoá

– Mục tiêu: HS biết đánh vần tiếng khóa, từ khóa chứa vần vừa phân tích.

– Cách tiến hành:

Đánh vần đọc trơn từ khóa oải hương.

-HS phát hiện từ khóa oải hương, vần oai trong tiếng oải.

-HS đánh vần tiếng khóa oải (oai-hỏi-oải).

 

– HS đọc trơn từ khóa oải hương.

Đánh vần đọc trơn từ khóa xoay tròn.

-HS phát hiện từ khóa xoay tròn, vần oay trong tiếng xoay.

-HS đánh vần tiếng khóa xoay (oay-xờ-xoay).

 

– HS đọc trơn từ khóa xoay tròn.

Đánh vần đọc trơn từ khóa áo khoác.

-HS phát hiện từ khóa áo khoác, vần oac trong tiếng khoác.

-HS đánh vần tiếng khóa khoác (oac-khờ-khoac-sắc-khoác).

– HS đọc trơn từ khóa áo khoác.

NGHỈ GIỮA TIẾT

 

4/ Hoạt động 5 : Luyện viết

– Mục tiêu: HS biết viết đúng các vần vừa học, đúng cỡ nhỏ, tăng tốc độ viết các từ.

– Cách tiến hành:

Viết vần oai và chữ oải.

– GV phân tích và viết cấu tạo của vần oai (gồm 3 con chữ o, a và i; chữ o đứng trước, chữ a đứng giữa và chữ i đứng sau).

– GV quan sát HS viết bảng con chỉnh sửa những bạn viết chưa đúng.

– GV viết và phân tích cấu tạo của chữ oải (viết vần oai và ghi thanh hỏi trên đầu chữ a).

Viết vần oay và chữ xoay.

– GV phân tích và viết cấu tạo của vần oay (gồm 3 con chữ o, a và y; chữ o đứng trước, chữ a đứng giữa và chữ y đứng sau).

– GV quan sát HS viết bảng con chỉnh sửa những bạn viết chưa đúng.

– GV viết và phân tích cấu tạo của chữ xoay (viết chữ x đầu nối liền vần oay).

Viết vần oac và chữ khoác.

– GV phân tích và viết cấu tạo của vần oac (gồm 3 con chữ o, a và c; chữ o đứng trước, chữ a đứng giữa và chữ c đứng sau).

– GV quan sát HS viết bảng con chỉnh sửa những bạn viết chưa đúng.

– GV viết và phân tích cấu tạo của chữ khoác (viết chữ kh đầu nối liền vần oac, thêm dấu sắc trên đầu chữ a).

– GV nhận xét bảng của vài học sinh.

– GV cho HS viết vào vở tập viết.

– GV cho HS nhận xét bài của mình, sửa lỗi nếu có. Chọn biểu tượng phù hợp với bài của mình ở cuối bài đánh dấu vào.

TIẾT 2

Hoạt động 6: Luyện tập đánh vần, đọc trơn:

– Mục tiêu: Đọc được các từ mở rộng và hiểu nghĩa của các từ đó. Đọc được bài ứng dụng và trả lời câu hỏi về nội dung bài, tăng tốc độ đọc trơn

– Cách tiến hành:

Đánh vần đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng.

–  Cho Hs đọc từ ứng dụng và tìm tiếng chứa vần vừa học, phân tích tiếng.

–              “Hoa xoài” ( học sinh phân tích: tiếng xoài gồm có âm x đứng trước, vần oai đứng sau, dấu huyền nằm trên đầu âm a. Xờ-oai-xoai-huyền-xoài. Hoa xoài).

 

–              “Vòng xoáy” ( học sinh phân tích: tiếng xoáy gồm có âm x đứng trước, vần oay đứng sau, dấu sắc nằm trên đầu chữ a. Xờ-oay-xoay-sắc-xoáy. Vòng xoáy.)

 

–              “Nứt toác” ( học sinh phân tích: tiếng toác gồm có âm t đứng trước, vần oac đứng sau, dấu sắc nằm trên đầu chữ a. Tờ-oac-toac-sắc-toác. Nứt toác.)

 

–              Luyện đọc (cá nhân, nhóm, đồng thanh).

–              HS hiểu nghĩa của các từ mở rộng.

–              GV giới thiệu thêm (hoa xoài, vòng xoáy, nứt toác).

–              HS tìm thêm các từ có chứa vần oai, oay, oac (oai phong, khoai lang, nói khoác, xoay tròn,…).

Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng.

– GV cho HS xem hình vườn hoa oải hương ở Đà Lạt, GV sưu tầm.

– GV đưa ra bài luyện đọc.

– GV đọc mẫu.

– GV cho HS tìm tiếng chứa vần vừa học có trong bài.

 

– GV nhận xét.

– GV yêu cầu HS đọc thầm và nêu các từ khó đọc có trong bài.

– HS đọc thành tiếng bài đọc.

– GV nhận xét, sửa lỗi.

– Hs tìm hiểu nội dung đoạn văn bằng hệ thống câu hỏi:

  + Đà Lạt vừa trồng thêm loài hoa gì?

 

  + Mọi người đến vườn hoa để làm gì?

– GV chốt ý.

NGHỈ GIỮA TIẾT

Hoạt động 7: Hoạt động mở rộng

– Mục tiêu: Mở rộng hiểu biết về các loài hoa.

– Cách tiến hành:

– Chia nhóm đôi, nói về những loài hoa mà em biết ( đã thấy thực tế, qua tivi,…). Sau đó, mỗi cá nhân nêu loài hoa mình biết trước lớp.

– Hs quan sát tranh mở rộng phát hiện được nội dung tranh.

+ Tranh vẽ gì?

+ Các bạn đang làm gì?

+ Đọc câu trong bóng nói.

– HS xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: hát/ nói/ đọc có nội dung về hoa lá.

– HS có thể hát bài Hoa trong vườn.

Hoạt động 8: Củng cố dặn dò

– HS nhận diện lại tiếng/ từ có oai/oay/oac.

– HS nắm được nội dung bài tập đọc, viết.

– HS chuẩn bị cho tiết học sau ( Bài oat, oan, oang).          

* Dự kiến sản phầm: Nhìn tranh nêu được các tiếng/từ  và nhận diện được vần oai, oay, oac.

*Tiêu chí đánh giá: HS trả lời đúng câu hỏi.

– HS quan sát, phân tích vần oai

 

– HS đánh vần vần oai: o-a-i-oai

– HS quan sát, phân tích vần oay

 

– HS đánh vần vần oai: o-a-y-oay

– HS quan sát, phân tích vần oac

 

– HS đánh vần vần oai: o-a-c-oac

– HS: điểm giống nhau điều có o đứng trước và a ở giữa.

 

– HS phân tích tiếng oải

– HS đánh vần tiếng thoe mô hình: oai-hỏi-oải.

* Dự kiến sản phầm: phân tích, đánh vần được vần và tiếng có vần oai, oay, oac.

*Tiêu chí đánh giá: Phân tích đúng, đánh vần to, rõ, đều giọng.

– HS phát hiện từ khóa oải hương, vần oai trong tiếng oải.

– HS đánh vần tiếng khóa oải (oai-hỏi-oải).

– HS đọc trơn từ khóa oải hương

 

– HS phát hiện từ khóa xoay tròn, vần oay trong tiếng xoay.

– HS đánh vần tiếng khóa xoay (oay-xờ-xoay).

– HS đọc trơn từ khóa xoay tròn.

 

-HS phát hiện từ khóa áo khoác, vần oac trong tiếng khoác.

-HS đánh vần tiếng khóa khoác (oac-khờ-khoac-sắc-khoác).

– HS đọc trơn từ khóa áo khoác.

*Dự kiến sản phầm: Câu trả lời của HS

*Tiêu chí đánh giá: HS đọc to rõ từ khóa; trả lời đúng câu hỏi.

– HS đọc và phân tích từ ứng dụng.

– (học sinh phân tích: tiếng xoài gồm có âm x đứng trước, vần oai đứng sau, dấu huyền nằm trên đầu âm a. Xờ-oai-xoai-huyền-xoài. Hoa xoài ).

– ( học sinh phân tích: tiếng xoáy gồm có âm x đứng trước, vần oay đứng sau, dấu sắc nằm trên đầu chữ a. Xờ-oay-xoay-sắc-xoáy. Vòng xoáy.)

 

– ( học sinh phân tích: tiếng toác gồm có âm t đứng trước, vần oac đứng sau, dấu sắc nằm trên đầu chữ a. Tờ-oac-toac-sắc-toác. Nứt toác.)

– HS đọc.

 

– HS lắng nghe.

 

– HS tìm thêm các từ có chứa các vần vừa học.

– HS xem hình.

 

– HS quan sát bài tập đọc.

– HS lắng nghe GV đọc mẫu.

– HS tìm: oải hương, xoay lưng, khoác vai.

– HS nhận xét.

– HS nêu các từ khó đọc.

– HS đọc.

– HS trả lời câu hỏi:

  + Đà Lạt vừa trồng thêm loài hoa oải hương.

  + Mọi người đến vừa hoa để xem và tạo dáng chụp ảnh.

* Dự kiến sản phẩm: Bài đọc và câu trả lời của HS.

* Tiêu chí đánh giá: Đọc đúng, to rõ các từ mở rộng và bài đọc ứng dụng.

+ Tranh vẽ các bạn học sinh.

+ Các bạn HS đang múa, hát

+ Trong vườn hoa có nhiều loài hoa.

 

– HS hát.

* Dự kiến sản phẩm: Câu hỏi đáp của HS

* Tiêu chí đánh giá: HS nói câu đầy đủ ý, to, rõ. Nói được nhiều câu.

*Dự kiến sản phầm: HS viết được tiếng có vần oai hoặc oay hoặc oac.

*Tiêu chí đánh giá: HS viết đúng tiếng có vần oai, oay, oac.( Tùy theo năng lực HS)

Leave a Comment