Giáo án bài vần oc, ôc, uc, ưc môn tiếng việt sách kết nối tri thức với cuộc sống lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 47:  oc, ôc, uc, ưc   I.          Mục tiêu 1.         Kiến thức – Nhận biết và đọc dúng các vần oc, ôc, uc, ưc; đọc …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 47:  oc, ôc, uc, ưc

 

I.          Mục tiêu

1.         Kiến thức

– Nhận biết và đọc dúng các vần oc, ôc, uc, ưc; đọc dúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có các vần oc, ôc, uc, ưc; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

– Viết đúng các vần oc, ôc, uc, ưc (chữ cỡ vừa); viết đúng các tiếng, từ ngữ có các vần oc, ôc, uc, ưc.

– Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các vần oc, ốc, uc, ưc có trong bài học.

                  2. Kỹ năng

– Phát triển kỹ năng nói về niềm vui, sở thích.

– Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật và tranh về hoạt động của con người.

                3. Thái độ

 – Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật, từ đó yêu hơn thiên nhiên và cuộc sống.

II.  CHUẨN BỊ

– Tranh ảnh SGK, Bộ đồ dùng học TV, bảng con

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1

Hoạt động dạy học   Phương án hỗ trợ – kết quả

Hoạt động 1: Ôn và khởi động:

– HS hát chơi trò chơi

– GV cho HS kiểm tra lẫn nhau bài trong SGK 2 phút sau đó gọi 2 HS đọc bài.

– Gọi HS các nhóm báo cáo việc kiểm tra.

– GV NX chung.

Hoạt động 2: Nhận biết:

– HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:               Em thấy gì trong tranh?

– GV và HS thống nhất câu trả lời.

– GV đọc câu nhận biết: Ở góc vườn, cạnh gốc cau, khóm cúc nở hoa vàng rực.

– GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo.

– GV giới thiệu các vần mới: oc, ôc, uc, ưc

Viết tên bài lên bảng.

Hoạt động 3: Luyện đọc:

a. Đọc vần oc, ôc, uc, ưc:

– GV yêu cầu HS so sánh oc, ôc, uc, ưc.

– GV đánh vần mẫu các vần oc, ôc, uc, ưc

– GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần.

– GV yêu cầu HS đọc trơn cá nhân, đồng thanh.

* Ghép chữ cái tạo vần 

– GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần oc, ôc, uc, ưc

b. Đọc tiếng:

– GV đọc tiếng mẫu

– GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu:(trong SHS).

– GV yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn tiếng mẫu

– GV yêu cầu HS phân tích tiếng mẫu.

* Đọc các tiếng nhóm 1: GV hướng dẫn HS:

+ So sánh

+ Đánh vần + Đọc trơn

* Đọc các tiếng nhóm 2, 3: GV hướng dẫn HS tương tự Nhóm 1.

* Ghép chữ cái tạo tiếng:

– HS tự tạo các tiếng có chứa oc, ôc, uc, ưc

– GV yêu cầu HS phân tích tiếng, 2- 3 HS nêu lại cách ghép.

+ Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.

c. Đọc từ ngữ

– GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: con sóc, cải cốc, máy xúc, con mực.

d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ

– Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh.

Hoạt động 4: Viết bảng:

– GV đưa mẫu chữ viết các vấn oc, ôc, uc, ưc

– GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết lần lượt các vấn oc, ôc, uc, ưc và sóc, cốc, xúc, mực

– Y/C HS viết trên không trước khi viết viết vào bảng con.

– GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

– GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.     

– HS vui vẻ phấn chấn để học bài mới.

-HS kiểm tra chéo nhau.

– Lần lượt các nhóm bàn báo cáo.

– Thảo luận nhóm 2. Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

– Hs lắng nghe

– HS đọc: CN – ĐT

– HS đọc cá nhân, đồng thanh:

+ So sánh vần

+ Đánh vần các vần

+ Đọc trơn các vần

+ Phân tích vần

– Hỗ trợ HS thao tác ghép.

– Đọc cá nhân, đồng thanh.

– Hs lắng nghe

– HS đọc: cá nhân, đồng thanh

– HD so sánh điểm giống nhau giữa các tiếng

– CN – ĐT – Tổ

– Hỗ trợ HS ghép

– HS nêu từ ngữ minh họa cho tranh:   

+ Phân tích

             + Đọc trơn

– HS đọc nối tiếp, đồng thanh.

– HS đọc

– HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

– HS nhận xét – lắng nghe

TIẾT 2

Hoạt động 5: Viết vở:

– GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.

– GV hướng dẫn HS viết. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.

– GV yêu cầu HS viết vào vở các vần oc, ôc, uc, ưc các từ ngữ sóc, cốc, xúc, mực

– GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.

Hoạt động 6: Luyện đọc:

– Cho HS thảo luận nhóm đôi về nội dung bức tranh.

– GV thống nhất câu trả lời.

– GV giới thiệu đoạn văn, đọc mẫu cả đoạn.

– GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. – Yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần oc, ôc, uc, ưc .

– GV yêu cầu một số (4 5) HS đọc trơn các tiếng mới.

– GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.

– HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:

+ Đi học về, Hà thấy mấy khóm cúc thể nào?

+ Hà cắm cúc vào đâu?

+ Mẹ khen Hà thế nào?

– GV và HS thống nhất câu trả lời.

Hoạt động 7: Nói theo tranh:

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi quan sát tranh trong SGK và nói về tình huống trong tranh.

– GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời:

+ Có những ai ở trong tranh

+ Theo em, các bạn đang làm gì?

+ Sở thích của em là gì?

– GV yêu câu một số (2 3) HS trả lời những câu hỏi trên và có thể trao đổi thêm về sở thích của các em.

Hoạt động củng cố:

– HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần an, ăn, ăn và đặt câu với các từ ngữ tìm được.

– GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.      

– HS lắng nghe

– GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.

– Đại diện nhóm trả về nội dung tranh.

– HS đọc thầm, tìm xung phong xác định

– Tìm, đánh vần, PT tiêng: CN-ĐT

– HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh.

– Hs lắng nghe

Leave a Comment