Giáo án bài vần uôi ươi tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file BÀI 4: UÔI ƯƠI (tiết 7-8, sách học sinh, trang 156-157) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

BÀI 4: UÔI ƯƠI (tiết 7-8, sách học sinh, trang 156-157)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần uôi, ươi (chuối, bưởi,lọ muối,nhìn bé cười, sốmười).

2. Kĩ năng: Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần uôi, ươi. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “i”.Viết được các vần uôi, ươivà các tiếng, từ ngữ có các vần uôi, ươi.Đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học;nói về mong muốn của bản thân vào ngày sinh nhật của mìnhthông qua các hoạt động mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; biết dùng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

4. Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

5. Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Thẻ chữ uôi, ươi(in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh hoạ kèm theo thẻ từ (chuối, bưởi,lọ muối,nhìn bé cười, sốmười); tranh chủ đề; bảng phụ.

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, trò chơi: nhằm khai thác kinh nghiệm ngôn ngữ (vốn từ, đặt câu) và kinh nghiệm xã hội của học sinh, kết nối điều học sinh đã biết, đã có với bài học mới, giúp học sinh nhận ra ý nghĩa của việc học (đọc, viết).

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT 1

1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ (3-5 phút):

Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện”. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc, viết, tìm tiếng chứa vần om, ôm, ơm; trả lời một vài câu hỏi về nội dung bài đọc ở vần op, ôp, ơp.

2. Dạy bài mới (27-30 phút):

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

2.1. Khởi động (4-5 phút):

* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi có tiếng chứa vần uôi, ươi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng trang của bài học.      

– Học sinh mở sách học sinh trang 156.

– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa uôi, ươi.

 

– Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các tiếng tìm được có uôi, ươi.

– Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (có chứa uôi, ươi).

 

– Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.

– Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.      – Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa uôi, ươinhư: chuối, bưởi,lọ muối,nhìn bé cười, sốmười.

– Học sinh nêu: chuối, muối, bưởi, cười, mười.

– Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa uôi, ươi. Từ đó, học sinh phát hiện ra uôi, ươi.

– Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.

2.2. Nhận diện vần, tiếng có vần mới (23-25 phút):

* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần uôi, ươi. Đánh vần, ghép tiếng và hiểu nghĩa từ chứa vần có âm cuối “i”.Viết được các vần uôi, ươivà các tiếng, từ ngữ có các vần uôi, ươi.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:            

a. Nhận diện vần mới:

a.1. Nhận diện vần uôi:

– Giáo viên gắn thẻ chữ uôi lên bảng, yêu cầu học sinh quan sát và phân tích vần uôi.

 

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần:uôi.

a.2. Nhận diện vần ươi:

Tiến hành tương tự như vần uôi.

a.3. Tìm điểm giống nhau giữa các vần uôi, ươi:

– Giáo viên hướng dẫn học sinhso sánh các vần uôi, ươi.

– Giáo viên hướng dẫn học sinhso sánh với những vần đã học có vần “i” đứng cuối tương tự như: ai, ui, ơi, ôi, ưi,…

b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:

– Giáo viên hướng dẫn học sinhquan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “i”.

– Giáo viên hướng dẫn học sinhphân tích tiếng đại diện chuối.

– Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần tiếng theo mô hình tiếng chuối.

– Giáo viên hướng dẫn học sinhđánh vần thêm tiếng khác, ví dụ tiếngcười.

c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:

c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khoá nải chuối:

– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ nải chuối.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa chuối.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa nải chuối.

c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khoá trái bưởi:

Tiến hành tương tự như từ khóa nải chuối.         

– Học sinh quan sát và phân tích vần uôi: gồm âm u, ôvà i, âm uđứng trước, âm ô đứng giữa âm iđứng cuối.

– Học sinh đánh vầnuôi: u-ô-i-uôi.

– Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng có vần kết thúc bằng “i”.

– Học sinh phân tích tiếng chuối(gồm âm ch, vần uôi).

– Học sinh đánh vần: chờ-uôi-chuôi-sắc-chuối.

– Học sinh đánh vần: cờ-ươi-cươi-huyền-cười.

 

– Học sinh quan sát từ nải chuốiphát hiệntiếng khóa chuốivà vần uôitrong tiếngchuối.

– Học sinh đánh vần: chờ-uôi-chuôi-sắc-chuối.

– Học sinh đọc trơn từ khóa:nải chuối.

Nghỉ giữa tiết

 

d. Tập viết:

d.1. Viết vào bảng conuôi, nải chuối, ươi, trái bưởi:

– Viết vần uôi:

Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của vần uôi.

– Học sinh quan sát cách giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của vần uôi: âm uđứng trước, âm ô đứng giữa âm iđứng cuối.

– Học sinh viết uôi vào bảng con.

– Viết từ nải chuối:

Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ chuối(chữ chđứng trước, vần uôiđứng sau, thanh sắc đặt trên âm ô).

– Viếtươi, trái bưởi:

Tiến hành tương tự như viết uôi, nải chuối.

d.2. Viết vào vở tập viết:

– Giáo viên yêu cầu học sinh viết uôi, nải chuối, ươi, trái bưởi vào vở Tập viết.

– Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu.

               

– Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ chuối.

– Học sinh viết từ nải chuốivào bảng con.

– Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có.

– Học sinh viết uôi, nải chuối, ươi, trái bưởi.

– Học sinh nhận xét bài viết của mình và bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

2.3. Luyện tập đánh vần, đọc trơn (15-18 phút):

* Mục tiêu: Học sinh đánh vần thầm, gia tăng tốc độ đọc trơn và hiểu nghĩa của các từ mở rộng; đọc được bài ứng dụng và hiểu nội dung của bài ứng dụng ở mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với bài học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.

* Cách tiến hành:

a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa các từ mở rộng:            

– Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ có tiếng chứa uôi, ươi.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn các từ mở rộng có tiếng chứa uôi, ươi.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ mở rộng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ ngữ chuỗi hạthoặc tươi cười, buổi sáng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ uôi, ươibằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có tiếng chứa uôi, ươivà đặt câu (mức độ đơn giản).  – Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa uôi, ươi(chuỗi hạt, tươi cười, buổi sáng).

– Học sinh đánh vần và đọc trơn các từ: chuỗi hạt, tươi cười, buổi sáng.

– Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ mở rộng: chuỗi hạt, tươi cười, buổi sáng.

– Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói trước lớp.

– Học sinh tìm thêm uôi, ươibằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.

– Học sinh nêu, ví dụ: tươi, rưới, suối, tuổi,tưới cây,… và đặt câu.

b. Đọc và tìm hiểu nội dung bài đọc ứng dụng:

– Giáo viên đọc mẫu bài đọc ứng dụng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của câu ứng dụng: Nêu tên bài đọc. Cả nhà Minh làm gì? 

– Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.

– Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc.

– Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng.

– Học sinh tìm hiểu nghĩa của bài đọc ứng dụng.

Nghỉ giữa tiết

3. Hoạt động mở rộng (10-12 phút):

* Mục tiêu: Học sinh biết nói về mong muốn của bản thân vào ngày sinh nhật của mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu lệnh.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh, yêu cầu học sinh nói nội dung tranh qua các câu hỏi gợi ý: Tranh vẽ những ai? Đang làm gì?

– Giáo viên hướng dẫn học sinhxác định yêu cầu của hoạt động mở rộng.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh qua các câu hỏi gợi ý: Con thích làm điều gì? Có được điều gì vào ngày sinh nhật của mình? Vì sao?.     – Học sinh đọc câu lệnh: Nói gì?.

– Học sinh quan sát tranh, phát hiện được nội dung tranh.

– Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: nói về mong muốn của bản thân vào ngày sinh nhật của mình.

– Học sinh thực hiện yêu cầu của hoạt động bằng các câu hỏi – đáp tương tác (nhóm, trước lớp); vẽ lại điều mình mong muốn vào ngày sinh nhật.

4. Hoạt động nối tiếp (3-5 phút):

a. Củng cố:

– Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có uôi, ươi.

b. Dặn dò:

Giáo viên dặn học sinh.

– Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có uôi, ươi; nắm lại nội dung bài ở giờ tự học.

– Học sinh chuẩn bị tiết học sau: Thực hành

Leave a Comment