Giáo án bài Vệ sinh hệ thần kinh thi giáo viên giỏi theo cv 5512 phát triển năng lực

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 61 Vệ sinh hệ thần kinh   I. MỤC TIÊU. I. Kiến thức: Khi học xong bài này, HS: – Hiểu rõ ý nghĩa sinh học …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

61 Vệ sinh hệ thần kinh

 

I. MỤC TIÊU.

I. Kiến thức:

Khi học xong bài này, HS:

– Hiểu rõ ý nghĩa sinh học của giấc ngủ đối với sức khoẻ.

– Phân tích ý nghĩa của lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh.

– Nêu được tác hại của ma tuý và các chất gây nghiện đối với sức khoẻ và hệ thần kinh.

– Xây dựng cho bản thân một kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lí, đảm bảo sức khoẻ.

*Trọng tâm: Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe

2. Kĩ năng :

– Rèn kĩ năng quan sát ; so sánh ; tổng hợp.

– Rèn kĩ năng hoạt động nhóm………

– Rèn luyện kĩ năng tư duy, liên hệ thực tế.

3. Thái độ :

– yêu thích môn học

– Có ý thức vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ, tránh xa ma tuý.

4. Định hướng phát triển năng lực:

– Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống …

II. CHUẨN BỊ

– Tranh ảnh thông tin tuyên truyền về tác hại  của các chất gây nghiện: rượi, thuốc lá, ma tuý ….

– Bảng phụ ghi nội dung bảng 54.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

1.Ổn định tổ  chức

2.Kiểm tra bài cũ

– Kiểm tra câu 1, 2 (SGK – Tr 171).

3.Bài mới

Họat động của giáo viên                Họat động của học sinh Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu

Mục tiêu:   HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

( Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều công việc đôi khi làm ta mệt mỏi. Sự mệt mỏi này bắt nguồn từ hệ thần kinh sau đó tới các cơ quan khác. Vậy để có hệ thần kinh khoẻ mạnh, hoạt động của cơ thể hợp lí chúng ta cần làm gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay.)

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Ý nghĩa của giấc ngủ đối với sức khỏe

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

 1 :

– Chó có thể nhịn ăn 20 ngày vẫn có thể nuôi béo trở lại, nhưng mất ngủ 10 – 12 ngày là chết .

+ Vì sao nói ngủ là 1 nhu cầu sinh lí của cơ thể ?

+ Giấc ngủ có 1 ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ ?

– Gv thông báo bản chất của giấc ngủ .

– Nhu cầu ngủ ở người lớn: 7 – 8h/ngày, trẻ sơ sinh: 20h/ngày

+ Muốn có giấc, ngủ tốt cần những điều kiện gì ? Nêu những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giấc ngủ ?    

 

– HS dựa vào những hiểu biết của bản thân, trả lời

+ Ngủ là đòi hỏi tự nhiên của cơ thể, cần hơn ăn.

+ Ngủ để phục hồi hoạt động của cơ thể.

– HS  trả lời.

+ Ngủ đúng giờ.

+ Tránh các yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ: Chất kích thích, phòng, áo quần, giường ngủ…              I. Ý nghĩa  của giấc ngủ đối với sức khoẻ:

– Ngủ là quá trình ức chế của bộ não đảm bảo sự phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh .

– Biện pháp để có giấc ngủ tốt:

+ Tạo cơ thể sảng khoái

+ Chỗ ngủ thuận tiện.

+ Không dùng các chất kích thích như chè, cà phê …

+ Tránh các kích thích ảnh hưởng tới giấc ngủ : tiếng ồn, ánh sáng …

 2 :

+ Tại sao không nên làm việc quá sức? thức quá khuya ?

 

– Gv gọi 1 HS đọc to lại thông tin SGK trang 172.

 

+ Cần có những biện pháp gì để bảo vệ hệ thần kinh tránh tác động xấu ?             

– HS nêu được: để tránh gây căng thẳng, mệt mỏi cho hệ thần kinh.

 

– HS ghi nhớ thông tin mục  SGK..           II. Lao động và nghỉ ngơi hợp lí:

– Lao động và nghỉ ngơi hợp lí để giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh.

– Biện pháp:

+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày đầy đủ.

+ Sống thanh thản tránh suy nghĩ lo âu.

+ Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí .

 3 :

+ Hoàn thiện bảng 54 SGK.

– Gv kẻ bảng 54 và gọi HS lên điền.

– Gv nên khuyến khích HS nêu được các ví dụ cụ thể và thái độ của các em.

 

– Gv hoàn thiện kiến thức.          

– HS quan sát tranh và vận dụng những hiểu biết thông qua sách báo… trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến.

– Đại diện nhóm lên hoàn thành. các nhóm khác bổ sung.

 

                III. Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế đối với hệ thần kinh:

– Rượu: Hoạt động vỏ não rối loạn, trí nhớ kém.

– Nước chè, cà phê: Kích thích hệ thần kinh gây khó ngủ .

– Thuốc lá: Cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư, khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém.

– Ma tuý: Suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1. Mỗi ngày, một người trưởng thành nên ngủ trung bình bao nhiêu tiếng ?

A. 5 tiếng             B. 8 tiếng                             C. 9 tiếng             D. 11 tiếng

Câu 2. Đồ uống nào dưới đây gây hại cho hệ thần kinh ?

A. Nước khoáng               B. Nước lọc                         C. Rượu                                D. Sinh tố chanh leo

Câu 3. Ban đêm, để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nên sử dụng đồ uống nào dưới đây ?

A. Cà phê                             B. Trà atisô                          C. Nước rau má D. Nước khoáng

Câu 4. Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu

C. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

D. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng

Câu 5. Để có giấc ngủ tốt, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây ?

A. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ                              B. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao

C. Lắng nghe những bản nhạc du dương                D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 6. Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ ?

A. Trà tâm sen   B. Trà móc câu   C. Trà sâm                           D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 7. Điều nào sau đây có thể gây cản trở đến giấc ngủ của bạn ?

A. Tâm trạng bất ồn                                        B. Tiếng ồn

C. Ánh sáng mạnh                                                            D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 8. Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể ?

A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một thời gian làm việc của hệ thần kinh.

B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi lại hoàn toàn.

C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người.

D. Tất cả các phương án còn lại.

Câu 9. Trong các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất ?

A. Người cao tuổi                                                             B. Thanh niên

C. Trẻ sơ sinh                                                     D. Trẻ vị thành niên

Câu 10. Chất nào dưới đây có hại cho hệ thần kinh ?

A. Tất cả các phương án còn lại                   B. Hêrôin

C. Cafêin                                                                              D. Côcain

Đáp án

1. B         2. C         3. A        4. A        5. D

6. A        7. D        8. A        9. C         10

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

– Bản chất của giấc ngủ là gì ?

– Để đảm bảo giấc ngủ tốt cần:

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

– GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

– GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

– GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.    1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

 

2. Báo cáo kết quả hoạt  động và thảo luận

 

– HS trả lời.

 

 

– HS nộp vở bài tập.

 

– HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

                Ngủ là một nhu cầu sinh lí của cơ thể.

– Bản chất của giấc ngủ là quá trình ức chế tự nhiên. Khi ngủ các cơ quan giảm hoạt động, có tác dụng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác.

– Để đảm bảo giấc ngủ tốt cần:

+ Ngủ đúng giờ.

+ Chỗ ngủ thuận lợi.

+ Không dùng chất kích thích: cà phê, chè đặc, thuốc lá.

+ Không ăn quá no, hạn chế kích thích ảnh hưởng tới vỏ não gây hưng phấn.

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực:    Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

– GV cho HS quan sát tranh hậu quả của nghiện ma tuý, nghiện rượu, thuốc lá…

– Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập bảng 54 SGK.

– GV yêu cầu HS lên bảng chữa bài tập.

4. Hướng dẫn về nhà:

– Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.

– Xây dựng cho mình thời gian biểu hợp lí vào vở bài tập và thực hiện nghiêm túc theo thời gian biểu đó.

Leave a Comment