Giáo án bài Viết bài tập làm văn số 3 soạn theo 5 bước

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Tuần 13 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 51, 52: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 Mục tiêu đề kiểm tra: Kiến thức: Viết được bài …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Tuần 13

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 51, 52: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

  • Mục tiêu đề kiểm tra:
  1. Kiến thức: Viết được bài văn biểu cảm thể hiện được t/c chân thành đối với con người kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả
  2. Kĩ năng: Viết văn, thể hiện t/c, cảm xúc trong viết văn
  3. Thái độ: Nghiêm túc, độc lập trong học tập
  4. Năng lực, phẩm chất: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, ngôn ngữ .
  • Hình thức đề kiểm tra Trắc nghiệm kết hợp tự luận III- Ma trận đề kiểm tra:

Tự luận

  1. Ma trận đề kiểm tra

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

 

 

 

Cấp   độ thấp

Cấp độ cao

 

TLV     văn biểu cảm

Vai trò của yếu tố tự sự,miêu tả.

Hiểu được các cách biểu cảm của văn biểu

cảm

 

Viết bài văn biểu cảm về người thân

 

Số câu

Số điểm Tỉ lệ%

Số câu: 1

Số điểm:1 Tỉ lệ%:10

Số câu: 1

Số điểm:2 Tỉ lệ%:20

Số câu:1

Số điểm:7 Tỉlệ%:70%

Số câu:3 Số điểm:10

Tỉ lệ%100%

  1. Biên soạn đề kiểm tra :

Câu 1: Vai trò của tự sự và miêu tả đối với văn biểu cảm?

Câu 2: Em hãy chỉ ra cách biểu cảm trong đoạn văn sau:

“Hoa lục bình tím ngắt cả bờ sông. Tôi yêu đắm say loài hoa mộc mạc, dân giã nơi thôn quê ấy . Màu hoa đẹp đến nao lòng! Tôi thầm nghẹn ngào không thốt lên lời khi đứng trước loài  hoa cánh mỏng, tím biếc ấy. Nó đốn tim mong manh của bất cứ kẻ yêu hoa nào như tôi. Loài hoa không hương mà cuốn hút đến lạ kì!” ( Nguồn trên mạng)

 

Câu 3: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc của em về người thân của em.

V.Hướng dẫn chấm , biểu điểm :

Câu 1: (1điểm)

Khơi dậy tình cảm, cản xúc của người viết đối với xung quanh.

Câu 2: (2điểm)

– Cách biểu cảm trực tiếp: thông qua từ ngữ (yêu, nghẹn ngào không thốt lên lời, đốn tim

, kẻ yêu hoa) câu văn cảm thán( Màu hoa đẹp đến nao lòng! loài hoa…lạ kì !)

Câu 3: (7điểm) Yều cầu:

  1. Hình thức:

-Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả.

  • Bố cục rõ ràng.
  • Có tính liên kết chặt chẽ
  • Diễn đạt lưu loát rõ ràng ,sử dụng các hình thức diễn đạt phong phú(câu, từ, đoạn, NT so sánh, liên tưởng, ẩn dụ, nhân hoá)

-Sử dụng ngôn từ chính xác,linh hoạt

2)Nội dung:

  • Viết đúng kiểu bài biểu cảm
  • Bài sử dụng được các cách biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp
  • Làm bật được tình cảm, cảm xúc của em đối với bố: t/c phải chân thành, nhân văn.

a.Mở bài :

Giới thiệu về bố và nêu bật được t/cảm dành cho người thân (kính trọng, biết ơn…)

b.Thân bài :

TB: – Biểu cảm về ngoại hình (tùy chọn chi tiết), tính cách, tâm hồn

  • Biểu cảm về những kỉ niệm với .
  • Suy nghĩ của bản thân về vai trò, ý nghĩa của người thân trong gia đình và với riêng

em

  • Triển khai được cảm xúc ở nhiều góc độ , có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau
  • Có liên hệ, mở rộng

c.Kết bài :

  • Khẳng định lại tình cảm và suy nghĩ của bản thân về người thân.

* Biểu điểm:

+ Điểm 5, 6, 7: Bài viết có bố cục rõ ràng, hiểu đề, mạch lạc, chặt chẽ, văn viết có cảm xúc trong sáng, ngôn từ giàu sức thuyết phục, không sai chính tả, chữ viết rừ ràng, sạch sẽ

+ Điểm 3, 4 : Là bài viết có bố cục rõ ràng, hiểu đề, mạch lạc, chặt chẽ, văn viết tương đối có cảm xúc trong sáng, sai1 vài chính, diễn đạt

+ Điểm 0-2: Bài làm đúng kiểu văn biểu cảm song chưa thể hiện được tình cảm, cảm xúc; bố cục không rõ ràng, không đảm bảo mạch lạc; mắc 1 số lỗi diễn đạt, chính tả. và bài viết còn sơ sài, không đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, lạc đề.

I.Dặn dò

Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.

 

Nắm chắc đặc điểm của văn biểu cảm nói chúng và tác phẩm văn học nói riêng.

Chuẩn bị trả bài kiểm tra Văn, kiểm tra Tiếng Việt ( xem lại bài và những vấn đề về kiến thức có liên quan)

GIÁO ÁN CHUẨN KIẾN THỨC MẪU 2 CỘT

Ngày soạn:

Ngày dạy

                       

            Tiết 51 – 52                  VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3.

           

            I. Mục tiêu:

            Giúp HS.

            1. Kiến thức:

            – Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.

            2. Kĩ năng:

            – Rèn kĩ năng viết 1 bài văn hoàn chỉnh.

            3. Thái độ:

            – Giáo dục tính tự giác, cẩn thận, sáng tạo khi làm bài cho HS.

II. Chuẩn bị:

GV: SGK + Giáo án + Bảng phụ + VBT

HS: Xem lại kiến thức văn biểu cảm, dụng cụ kiểm tra.

III. Phương pháp dạy học:

Phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.

IV. Tiến trình:

1. Ổn định tổ chức: 

2. Kiểm tra bài cũ:

            3. Giảng bài mới:

            Giới thiệu bài.

            Tiết này chúng ta sẽ viết bài TLV số 3.

Hoạt động của GV và HS.                                             Đề bài:                                                            Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, thầy,

cô giáo,…)                                                                               

 

ND bài học.

  Dàn ý:

1. Mở bài:

– Giới thiệu người thân, cảm nghĩ chung của em về người thân đó.

2. Thân bài: Nêu cảm nghĩ của em về:  

– Hình dáng, tính cách của người thân.

– Ý thích của người thân.

– Thái độ của người thân đối với mọi người.

– Thái độ của người thân đối với em.

3. Kết bài: Tình cảm của em đối với người thân đó.

            4. Củng cố và luyện tập:

            GV nhắc nhở HS cẩn thận đọc kĩ bài trước khi nộp.

            GV thu bài, HS nộp bài

            5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:

            Xem lại kiến thức văn biểu cảm.

            Chuẩn bị bài “Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học”: Trả lời câu hỏi SGK.

            V. Rút kinh nghiệm:

 

Leave a Comment